Lê Thái Tổ
黎太祖
Vua Việt Nam (chi tiết...)
Le Loi statue.JPG
Tượng đài Lê Lợi tại Thành phố Thanh Hóa
Hoàng đế Đại Việt
Trị vì 29 tháng 4 năm 1428 – 5 tháng 10 năm 1433
(5 năm, 159 ngày)
Tiền nhiệm Sáng lập triều đại
Kế nhiệm Lê Thái Tông
Thông tin chung
Thê thiếp Cung Từ Cao hoàng hậu
Hậu duệ
Tên húy Lê Lợi (黎利)
Niên hiệu Thuận Thiên (順天)
Thụy hiệu Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng đế
(統天啟運聖德神功睿文英武寬明勇智弘義至明大孝高皇帝)
Miếu hiệu Thái Tổ (太祖)
Triều đại Nhà Lê sơ
Thân phụ Lê Khoáng
Thân mẫu Trịnh Ngọc Thương
Sinh 10 tháng 9, 1383/851
Lam Sơn, Thanh Hóa
Mất 5 tháng 10, 1433 (50 tuổi)
Đông Kinh, Đại Việt
An táng Vĩnh lăng (永陵), Thanh Hóa

Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖; 10 tháng 9, 13852 – 5 tháng 10, 1433 (22 tháng Tám năm Quý Sửu)), tên thật là Lê Lợi (黎利), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1428 đến khi qua đời, và sử dụng niên hiệu Thuận Thiên (順天).

Lê Lợi xuất thân trong một gia đình quân trưởng ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân đội chiếm đóng. Dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt. Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà vua đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị.3 4 Ông còn thành công trong việc trấn áp các cuộc bạo động ở vùng tây bắc, thu châu Phục Lễ. Ông được các sử gia đánh giá cao ở tài năng chính trị, quân sự, kinh tế, nhưng một số sử gia hiện đại lại chỉ trích vì cho rằng ông đã làm hại hai công thần Trần Nguyên HãnPhạm Văn Xảo.5 6 Tuy nhiên, các sử gia Lê Quý Đôn, Trần Quốc Vượng và Tạ Chí Đại Trường cho rằng Trần Nguyên HãnPhạm Văn Xảo đã phạm tội.7 8 9

Lê Thái Tổ cũng là nhân vật trong truyền thuyết Hồ Gươm, một sự tích trong dân gian Việt Nam, kể lại quá trình ông có được thanh kiếm thần, tương truyền được thần nhân ban xuống để giúp ông chống lại quân đội nhà Minh. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tôn vinh ông là anh hùng dân tộc Việt Nam.10

Nguồn gốc và giáo dục

Cụ tổ của Lê Lợi là Lê Hối, có lần đến Lam Sơn, sách Đại Việt thông sử đã chép rằng: ''Đã trông thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, giống như cảnh đông người tụ hội''. Lê Hối cho là đất tốt và chuyển nhà đến ở đấy. Sau 3 năm thì thành sản nghiệp. Từ đó, các thế hệ họ Lê thay nhau làm quân trưởng ở Thanh Hóa.11

Lê Hối sinh ra Lê Đinh, nối được nghiệp nhà, có tới hơn 1000 tôi tớ, lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con trưởng là Lê Tòng, con thứ là Lê Khoáng. Lê Khoáng lấy Trịnh Thị Ngọc Thương (Chủ Sơn nay là Thủy Chú)12 . Bà Trịnh Ngọc Thương là con gái của viên Đại toát hữu, một chức tướng quân thời Trần. Hai ông bà ở làng Lam Sơn thì các tù trưởng người Ai Lao kéo đến cướp phá, hai cụ chuyển tới Thủy Chú, sinh ra Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi, lại sinh ba người con gái là quốc thái trưởng công chúa Ngọc Tá, quốc trưởng công chúa Ngọc Vĩnh và quốc trưởng công chúa Ngọc Tiên.13

Lê Lợi sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu(1385), tức ngày 10 tháng 9 năm 1385, niên hiệu Xương Phù năm thứ 9 đời nhà Trần tại làng Chủ Sơn tức làng Thủy Chú, quê của mẹ ông. Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người "thiên tư tuấn tú khác thường'', khi lớn lên, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hồ". Lê Lợi lúc nhỏ được người anh ruột Lê Học nuôi nấng.14

Lúc vua chưa sinh ra, có một cây quế, dưới cây quế có một con hùm xám thường xuất hiện, nó hiền lành và thân cận với người chưa từng hại ai. Từ khi vua ra đời con hùm xám không còn ai nhìn thấy nữa.Vào ngày vua sinh có hào quang đỏ chiếu sáng rực và mùi thơm ngào ngạt khắp làng.

Bối cảnh lịch sử

Lê Lợi nối đời làm phụ đạo Lam Sơn, lớn lên giữa lúc nước Đại Việt có nhiều biến động. Năm ông 16 tuổi (1400), ngoại thích nhà TrầnHồ Quý Ly sau nhiều năm nắm quyền đã truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm Hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.15

Triều đình nhà Minh vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1406. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407 thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên TrừngHồ Hán Thương. Nhà Hồ sụp đổ.16

Minh Thành Tổ thực hiện chính sách xóa bỏ nền văn minh Đại Việt thời nhà Lýnhà Trần bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt; dùng chính lệnh ngặt nghèo, thi hành hình phạt tàn ác, cấm muối mắm, nâng sưu thuế, bắt nộp sản vật. Ngoài ra họ còn dời dân chúng đi xa, đắp 10 tòa thành khắp nước, chia quân đóng giữ, nhằm dễ bề cai trị và trấn áp những cuộc nổi dậy của người Việt. Những hành động đó làm người Việt căm giận.17 18

Ngay sau khi nhà Minh chiếm đóng, tông thất nhà TrầnTrần NgỗiTrần Quý Khoáng đã khởi binh dựng lên nhà Hậu Trần.11 19 Sử sách ghi chép khác nhau về thái độ của Lê Lợi đối với nhà Hậu Trần. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết Lê Lợi thấy họ không có thực lực nên không theo mà ẩn náu trong vùng Lam Sơn, chiêu nạp kẻ sĩ.14 Tuy nhiên Việt sử tiêu án lại cho rằng Lê Lợi từng theo Trùng Quang Đế và làm chức Kim ngô Tướng quân.15

Tướng Hoàng Phúc nhà Minh biết tiếng ông, đã trao cho chức quan để dụ theo, nhưng ông không chịu khuất phục.20 Lê Lợi "ẩn dấu ở núi rừng làm nghề cày cấy; đọc sách kinh, sử, nhất là càng chuyên tâm về các sách Thao Lược; hậu đãi các tân khách; chiêu nạp kẻ trốn, kẻ làm phản; ngầm nuôi ác kẻ mưu trí; bỏ của, phát thóc để giúp cho kẻ côi cút, nghèo nàn; hậu lễ, nhún lời, để thu bọn anh hùng hào kiệt; đều được lòng vui vẻ của họ" (theo Lam Sơn thực lục). Những hào kiệt như Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy, Lê Liễu và Lê Xa Lôi nối tiếp đến quy phục.21 22 Đến năm 1414 thì nhà Hậu Trần hoàn toàn bị quân Minh đánh bại.23 24

Khởi nghĩa Lam Sơn

Năm 1416, Lê Lợi đã cùng các hào kiệt cùng thề ở Lũng Nhai nguyện đánh quân Minh cứu nước. Thổ quan người Việt phục vụ cho nhà Minh là Lương Nhữ Hốt biết Lê Lợi có chí lớn bèn báo cho quân Minh. Bị quân Minh bức bách, Lê Lợi quyết định dấy binh khởi nghĩa.25 Lê Lợi từng nói rằng:

Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Phạm Vấn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Ngân, Nguyễn Lý26 ... tất cả 50 tướng văn và tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn).

Sách Lam Sơn thực lục chép rằng:27

Ông tự xưng là Bình Định vương, kêu gọi dân chúng hào trưởng trong vùng tham gia khởi nghĩa, giành lấy chính quyền Đại Việt.28 29

Thời kỳ đầu ở vùng núi Thanh Hóa

Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi và quân Lam Sơn phải trốn chạy.30

Ngày 9 tháng 1 âm lịch năm 1418, tướng nhà Minh là Mã Kỳ dẫn đại quân đánh vào Lam Sơn. Lê Lợi rút quân tới Lạc Thủy, tại ông bố trí quân mai phục chờ địch. Khi quân Mã Kỳ tới vào ngày 13 tháng 1, Lê Lợi sai quân mai phục đổ ra đánh; theo Toàn thư: "Lê Thạch cùng các tướng Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý... dẫn đầu xông vào trận giặc, chém được hơn 3.000 thủ cấp, thu được hàng ngàn quân tư, khí giới", sau đó nghĩa quân dời về núi Chí Linh.31

Ba ngày sau, cộng sự người Việt là Thượng Ái dẫn quân Minh theo lối tắt đánh úp nghĩa quân.32 Người Minh bắt được vợ con của Lê Lợi và thân quyến của nhiều tướng sĩ. Một bộ phận nghĩa quân nhụt chí đành bỏ cuộc, chỉ có Lê Lễ, Lê Vấn, Lê Bí, Lê Xí và Lê Đạp theo Lê Lợi vào ẩn náu ở núi Chí Linh. Nghĩa quân tuyệt lương đến 2-3 tháng; đến khi quân Minh rút lui, Lê Lợi mới trở về thu lại được tàn quân hơn 100 người, xây chiến lũy ở Lam Sơn cố thủ, phủ dụ quân lính, ước thúc cơ đội và sửa sang khí giới; nhờ đó nghĩa quân Lam Sơn lại mạnh lên.32 33

Cuối tháng 4 năm 1418, nghĩa quân Lam Sơn bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Trong tình thế nguy cấp Lê Lợi hỏi mọi người: "Có ai dám bắt chước Kỷ Tín ngày xưa không?".32 Lúc ấy chỉ có Lê Lai nhận lời, đem quân ra khiêu chiến và tự xưng là chúa Lam Sơn. Quân Minh vây đánh và bắt được Lê Lai. Vì tưởng là Lê Lợi, người Minh đã xử tử Lê Lai tàn ác và lui quân. Nhờ hành động của Lê Lai, Lê Lợi cùng các tướng lĩnh khác được thoát.34

Năm 1419, tận dụng thời cơ quân Minh lui quân, Lê Lợi tiến hành xây dựng thành lũy, sửa sang chiến cụ và động viên sĩ khí quân đội.34

Tháng 10 âm lịch năm 1420, quân Minh tiến đánh nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi cho quân mai phục ở bến Bổng, đánh thắng và thu hơn 100 con ngựa. Lê Lợi cho quân nghỉ ở Mường Nanh, sau dời quân đóng ở Mường Thôi.35

Lý Bân và Phương Chính được Đồng tri châu Quỳ Châu là Cầm Lạn dẫn đường, kéo 10 vạn đại quân tới, theo đường từ Quỳ Châu tới Mường Thôi. Lê Lợi sai Lê Triệu, Lê Lý và Lê Vấn đem quân phục ở xứ Bồ Mộng để phục đánh tiền quân nhà Minh. Quân Minh đến, nghĩa quân Lam Sơn đổ ra đánh, quân Minh tan vỡ, nghĩa quân giết 300 quân Minh.36

Đại quân Minh tiến gần tới dinh Lê Lợi đóng, Lê Lợi sai quân mai phục ở chỗ hiểm yếu. Ngày hôm sau, Lê Lợi tung quân ra đánh, quân Minh đại bại ở xứ Bồ Thi Lang và bị mất hơn 1000 quân; Lý Bân và Phương Chính chỉ chạy thoát được thân mình. Nghĩa quân truy sát đến 6 ngày đêm mới dẫn quân trở về.37

Tận dụng thời cơ, Lê Lợi tiến quân đóng ở trại Ba Lẫm thuộc Lỗi Giang, quân Minh không dám khiêu chiến. Tướng nhà Minh là Tạ Phượng, Hoàng Thành lui binh về Nga Lạc, rồi lại về giữ Quan Du, Tây đô cố thủ. Lê Lợi sai tướng Lam Sơn là Lê Hào, Lê Sát đánh trại Quan Du, chém hơn nghìn người.37

Chiến thắng Thị Lang là trận đánh mang tính bước ngoặt với nghĩa quân Lam Sơn, trước nay nghĩa quân dù thắng cũng phải rút chạy, nay đánh bại 10 vạn quân địch, thừa thế đuổi theo, lập chiến tuyến ở Lỗi Giang, dòm ngó Tây Đô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng "từ đó thế giặc ngày một suy".38 Lê Lợi nhân cơ hội đó mộ binh, chiêu tập nhân dân các xứ, các huyện bên cạnh đều hưởng ứng.39

Ngày 20 tháng 11 năm 1421, tướng nhà Minh là Trần Trí thu quân các vệ Giao Châu cùng ngụy binh, hơn 10 vạn quân tiến tới chiến tuyễn Lỗi Giang. Lê Lợi cho rằng:40

Lê Lợi chia quân tập kích doanh trại quân Minh vào ban đêm, phá 4 trại, chém hơn 1000 người. Trần Trí không nản, đem quân phá núi, mở đường tiến đánh nghĩa quân, Lê Lợi sai quân phục ở đèo Ống, đánh tan quân Trần Trí, khiến Trí tháo chạy.40 41

Đánh bại quân Ai Lao

Cuối năm 1421, quân Ai Lao đem 3 vạn quân, 100 thớt voi đột xuất đến doanh trại nghĩa quân Lam Sơn, phao tin là hợp sức với nghĩa quân đánh quân Minh. Lê Lợi chấp thuận, quân Ai Lao nửa đêm đánh úp nghĩa quân. Lê Lợi đích thân đốc chiến, đánh tan quân Ai Lao, chém 1 vạn người, bắt 14 con voi, truy kích 4 ngày đêm đến tận sào huyệt quân Ai Lao rồi sẫn quân trở về đóng quân ở Sách Thủy.40 Tù trưởng Ai Lao là Mãn Sát xin giảng hòa, Lê Lợi cho đó là kế gian, các tướng cố xin hòa, Bình chương Lê Thạch tiến đánh nhưng trúng phải chông ngầm mà chết.40

Trận Sách Khôi

Tháng 2 âm lịch năm 1422, viên tướng nhà MinhLý Bân bệnh mà chết. Tháng 12 âm lịch năm 1422, quân Minh và quân Ai Lao tiến đánh nghĩa quân ở Trại Quan Da, do bị đánh cả hai mặt, nghĩa quân nhiều người chết và bị thương. Lê Lợi rút quân về Sách Khôi, 7 ngày sau quân Minh tiến tới. Lê Lợi nói với các quân sĩ:42

Nói xong chảy nước mắt, quân sĩ xúc động, tranh nhau xin chết. Lê Lĩnh, Phạm Vấn, Lê Hào, Lê Triện xông lên trước, chém tướng nhà Minh là Phùng Quý và hơn 1000 người, bắt được 100 con ngựa. Quân Minh đại bại, Mã Kỳ, Trần Trí thoát thân chạy về Đông Quan; quân Ai Lao tan vỡ.44

Giảng hòa

Sau trận Sách Khôi, Lê Lợi thu quân về núi Chí Linh, nghĩa quân thiếu lương 2 tháng, phải đẵn măng rừng, rau và củ để ăn, nhiều người bỏ trốn. Lê Lợi bắt chém viên tướng trốn đi tên Khanh, từ đó việc quân mới tạm an ổn. Do chinh chiến nhiều ngày, tướng sĩ mệt mỏi nên Lê Lợi chấp thuận hòa hoãn với quân Minh, sai Lê Vận, Lê Trăn đi giảng hòa, và được quân Minh chấp thuận.45

Ngày 14 tháng 4 âm lịch năm 1423, Lê Lợi lui quân về Lam Sơn. Các chỉ huy quân Minh như tham tướng Trần Trí, và nội quan Sơn Thọ đem nhiều cá, muối, thóc giống và nông cụ tặng nghĩa quân, Lê Lợi tặng vàng, bạc đáp lễ, nhưng vẫn bí mật cảnh giác. Quân Minh cho rằng không khuất phục được Lê Lợi, bèn bắt giam nhóm sứ giả Lê Trăn không cho về. Lê Lợi đình chỉ việc giảng hòa, tướng sĩ Lam Sơn đều căm giận người Minh và thề chiến đấu tới cùng.46 47

Tiến vào Nghệ An

Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân vào Nghệ An

Ngày 20 tháng 9 âm lịch năm 1424, khi Lê Lợi hỏi mọi người rằng: "Nay chúng ta nên tới xứ nào để mưu đồ việc nước?", Thiếu úy Nguyễn Chích đã đáp:48

Lê Lợi nghe theo, tiến quân vào Nghệ An. Ngày 20 tháng 9 âm lịch năm 1424, Lê Lợi chia quân đánh úp thành Đa Căng, phá được thành này, quân Minh bị giết và chết đuối hơn 1000 người. Tham chính Lương Nhữ Hốt chạy thoát, nghĩa quân thu nhiều lương thực, khí giới. Sau đó tướng nhà Minh là Hoa Ánh đến cứu, Lê Lợi xua quân đánh tràn, quân Minh thua to, chạy vào Tây Đô. Lê Lợi sai thả về tất cả vợ, con, gia quyến của quân Minh bị bắt, rồi tiến quân vào châu Trà Long.49

Lê Lợi dẫn quân qua núi Bồ Lạp thuộc Châu Quì, thì bị Chỉ huy đồng tri nhà Minh Sư Hựu, Tri phủ châu Trà Lân là Cầm Bành đem 5000 quân đón ở mặt trước, mặt sau bị Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Thái Phúc uy hiếp. Nhân trời sắp tối, Lê Lợi sai phục binh trong rừng đón đánh Trần Trí, Lý An, Phương Chính, quân Minh tan vỡ, đô ty Trần Trung bị chém, mất 2000 người, 100 con ngựa. Ngày sau, nghĩa quân đến Trang Trịnh Sơn, châu Trà Lân, đánh bại Sư Hựu, chém thiên hộ Trường Bản và hơn 1000 người. Lê Lợi dẫn quân đến sách Mộc, Trần Trí đuổi theo nhưng không dám tiến sâu, lui về giữ thành Nghệ An, đưa trả Lê Trăn cầu hòa.50

Tháng 11 âm lịch năm 1424, Lê Lợi sai người chiêu dụ Cầm Bành. Bành cự tuyệt không theo, Cầm Bành cùng với hơn ngàn quân lên dựng rào lũy trên đỉnh núi để đón quân cứu viện. Nghĩa quân bao vây, Phương Chính, Sơn Thọ muốn đem quân cứu nhưng không dám tiến quân, sai người mang thư cầu hòa nghĩa quân, nhằm giải vây Cầm Bành. Lê Lợi nói rằng: "Cầm Bành đang nguy khốn, bọn Chính đáng lẽ phải cấp tốc cứu viện, nay lại dùng dằng, hẳn là có ý lo sợ. Chi bằng ta giả cách cho hòa để xem tình thế ra sao, tin đi tin lại mất hàng tuần hàng tháng, thì Cầm Bành lúc ấy chắc đã bị bắt rồi". Rồi ông viết thư để trên bè thả theo dòng sông, Lê Lợi viết thư rằng vẫn muốn giảng hòa, nhưng bị Cầm Bành chặn đường, xin cho sứ giả đến hòa giải để thông đường về. Phương Chính nhận được thư, sai Trần Đức Nhị đến bảo Cầm Bành hòa giải, Bành biết viện binh không đến, liền đầu hàng. Lê Lợi tiếp quản châu Trà Lân và ra lệnh rằng:51

Lê Lợi ủy lạo, động viên các bộ tộc, khao thưởng tù trưởng và mộ quân thêm 5000 người. Quân Minh nghe tin Cầm Bành ra hàng, quay lại đánh trại Trà Lân, nhưng bị Lê Lợi đánh lui.51

Vây đánh thành Nghệ An

Lê Lợi tiến quân tới đánh thành Nghệ An, quân sắp đi, nhận được tin báo quân Minh đem quân thủy bộ tới. Lê Lợi bàn với các tướng:49

Trên tình hình đó, ông chia hơn nghìn quân, sai tướng Lê Liệt theo đường tắt giữ huyện Đỗ Gia, cướp thế tranh tiên của địch. Còn Lê Lợi thì chính mình cầm đại quân, đóng giữ vào nơi hiểm trở để đợi. Chừng ba, bốn ngày, người Minh đem hết cả quân, mặt thủy, mặt bộ đều tới ải Khả Lưu, đắp lũy và đóng trại ở miệt dưới. Nghĩa quân ở miệt trên, dương cờ, đánh trống, đêm thì đốt lửa. Lại ngầm sai quân tinh nhuệ và bốn thớt voi, qua sông phục nơi hiểm yếu. Trời sắp sáng, quân Minh bèn dẫn quân, trên cạn, dưới sông đều tiến, để đánh dinh trại của nghĩa quân. Lê Lợi giả vờ lui, nhử giặc vào chỗ có quân phục. Giặc không ngờ, đem hết quân vào sâu. Quân phục bốn mặt nổi lên, xông đánh, cả phá được trận giặc. Quân Minh thiệt hại vô số, rồi tựa núi, đắp lũy cố thủ và không tấn công nữa.53

Khi ấy, lương của nghĩa quân không tới 10 ngày, quân Minh còn nhiều lương, Lê Lợi nhận định rằng:53

Ông bèn sai đốt hết trại, dinh, rồi giả vờ chạy lên miệt trên; nhưng thật ra quân Lam Sơn đi ngầm đường tắt, đợi quân Minh đến thì đánh. Quân Minh cho rằng nghĩa quân bỏ chạy, đem quân từ dưới lên đóng vào dinh trại cũ. Ngày sau, Lê Lợi đem quân khiêu chiến, quân Minh tung hết quân ra đánh. Lê Sát, Lê Vấn, Lê Bí, Lê Lễ, Lê nhân Chú, Lê Ngân, Lê Chiến, Lê tông Kiều, Lê Khôi, Lê Bôi, Lê văn An, đều thi nhau hãm trận. Quân Minh vỡ trận, người chết vô số, thuyền trôi nghiền, quân lính chết đuối tắc cả dòng sông. Tướng tiên phong Hoàng Thành bị chém chết, tướng Chu Kiệt cùng hơn 1000 quân Minh bị bắt, nghĩa quân thừa thắng đuối 3 ngày, quân Minh chạy vào thành Nghệ An cố thủ.53

Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hoá). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, và Lý Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.50

Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hoá. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau đó Lê Lợi lại sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.50

Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây.50

Chiến dịch Tốt Động - Chúc Động

Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lý Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.54 55

Lý Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trần Trí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Lý TriệnĐỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan.56

Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. Quân Vân Nam chạy về cố thủ ở thành Xương Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc.57 58

Vua Minh sai Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện. Thông hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lý Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí.55

Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động. Nhân biết Vương Thông định chia dường đánh úp Lý Triện, hai tướng bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động.59 Quân Vương Thông thua to, Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.60

Sử chép ba đạo quân ra bắc của Lê Lợi chỉ có tổng số 9000 người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con số đó chưa chính xác vì các trận đánh của ba đạo quân này đều có quy mô khá lớn và lực lượng quân Minh sang nhập vào khá đông, do đó để giành thắng lợi, 3 cánh quân (sau đó lại chia thành 4) chắc phải đông hơn. Với một vài ngàn người khó đương nổi lực lượng đông và mạnh của quân Minh như vậy. Căn cứ sách Đại Việt thông sử, khi quân Minh sắp rút về, Lê Lợi đã bàn với các tướng, đại ý rằng: quân Lam Sơn hiện có tổng số 35 vạn, ông dự định sẽ cho 25 vạn về làm ruộng và tuyển lấy 10 vạn làm quân thường trực của triều đình. Qua đó thì thấy những cánh quân ra bắc phải có một vài vạn mỗi cánh quân. Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai đường thủy bộ tiến ra gần Đông Quan.60 61

Lập Trần Cảo

Vương Thông thua chạy không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần62 ra điều kiện với Lê Lợi rằng Thông sẽ rút về nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua.63 64

Lê Lợi vì đại cuộc, muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo65 bèn lập làm vua, còn ông tự xưng là Vệ quốc công.63 64

Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa.63

Vây thành Đông Quan

Sau khi cắt đứt giảng hoà, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.64

Đầu năm 1427, ông chia quân tiến qua sông Nhị, đóng dinh ở Bồ Đề,66 sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân.67

Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ đối phương ở các thành khác ra hàng.68

Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở Từ Liêm, Đinh Lễ và Nguyễn Xí bị bắt ở Thanh Trì. Sau Đinh Lễ bị giết, Nguyễn Xí trốn thoát được.67

Chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang

Trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427

Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang.69

Trước khi viện binh nhà Minh kéo sang Lê Lợi đã sai Thái úy[cần dẫn nguồn] Trần Nguyên Hãn, Tư mã Lê Sát, thiếu úy Lý Triện, Nguyễn Lý công thành gấp hạ thành Xương Giang. Thành Xương Giang bị nghĩa quân vây trong hơn 6 tháng, không hạ được, đến đây Lê Lợi đích thân ra lệnh cho các tướng đắp đất, mở đường, dùng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng, tên lửa và súng lửa công phá thành từ bốn mặt. Quân Lam Sơn cuối cùng đã hạ được Xương Giang.70

Lại ra lệnh dời người ở những vùng đối phương đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hoá, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập đối phương. Các tướng khuyên Lê Lợi đánh thành Đông Đô nhưng Lê Lợi phản đối:70

Lê Lợi họp bàn với các tướng, nói rằng:70

Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lê Nhân Chú, Lê Lãnh, Đinh Liệt, Lê Thụ mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Lê Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.71

Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết.72

Các tướng thừa dịp xông lên đánh quân Minh, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Lê Khôi, đem 3 nghìn quân Thiết đột, 4 thớt voi, cùng với Lê Sát, Nguyễn Lý, Lưu Nhân Chú, Lê Văn An tấn công, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc và hơn 3 vạn quân bị bắt, Thôi Tụ không hàng bị giết.72

Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa.71

Hội thề Đông Quan

Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức 10 tháng 12 năm 1427, Lê Lợi cùng các tướng nhà Minh: Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông, Tham tướng Mã Anh, Thái giám Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh Xương hầu Trấn Trí, An bình hầu Lý An, Đô ty Phương Chính, Chưởng đô ty sự Trần Tuyền, Trần Hựu, Giám sát ngự sử Chu Kỳ Hậu,Cấp sự trung Quách Vĩnh Thanh, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm, Tả hữu tham chính là Hồng Bỉnh Lương, Lục Trinh và Lục Quảng Bình, Án sát sứ Dương Thời Tập và Thiêm sự Quách Đoan làm hội thề ở cửa Nam thành Đông Đô.73

Vương Thông hẹn rằng đến ngày 12 tháng 12 âm lịch thì đem quân về nước và sai người đem tờ trình xin trả lại đất đai cho nghĩa quân. Lê Lợi sai giải vây thành Đông Quân, kéo quân lui về, lại sai giải vây cho 3 thành: Tây Đô, Cổ Lộng và Chí Linh; truyền cho nghĩa quân hộ tống các tướng trong 3 thành trên dẫn quân về thành Đông Quan, để cùng về Trung Quốc.73

Ngày 29 tháng 11 âm lịch năm 1427, Lê Lợi sai Lê Thiếu Dĩnh, Lê Cảnh Quang đem tờ biểu cầu phong của Trần Cảo, cùng các vật phẩm theo viên chỉ huy do Vương Thông sai, sang triều Minh.74

Các tướng sĩ và người dân căm tức sự tàn ngược của quân Minh, nên khuyên ông giết các bại tướng. Lê Lợi đáp rằng:75 76

Tháng 12 âm lịch năm 1427, Lê Lợi ra lệnh Cánh đường thủy, cấp 500 chiếc thuyền, cho Phương Chính, Mã Kỳ lãnh nhận. Cánh đường bộ, cấp lương thảo, cho Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận. Còn hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng và 2 vạn con ngựa thì do Mã Anh lãnh nhận. Chinh man tướng quân Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo. Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về.76

Ngày 12 tháng 12 âm lịch năm 1427, Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại suốt một buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng.76 Đến ngày 17, tướng Minh là Vương Thông dẫn quân bộ đi sau. Lê Lợi đã nói chuyện với Vương Thông suốt đêm trước khi từ biệt nhau. Ông còn sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn Vương Thông rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, chiến tranh chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn.74 Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh. Đây là áng văn chương rất có giá trị, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài thơ Nam quốc sơn hà.77

Cai trị

Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn thảo để ca ngợi công đức của nhà vua

Lên ngôi Hoàng đế

Sau khi quân Minh rút về, trên danh nghĩa Trần Cảo là quốc vương của nước Nam. Theo sử sách, đầu năm 1428, Trần Cảo tự biết mình không có công, lòng người không theo nên bỏ trốn vào châu Ngọc Ma (phủ Trấn Ninh), nhưng không thoát, bị bắt mang về và bị ép uống thuốc độc chết.78 79 Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ việc Cảo phải tự bỏ trốn mà cho rằng các tướng của Lê Lợi được lệnh sát hại Cảo, hoặc Cảo bị đe doạ phải bỏ trốn. Tuy nhiên, suy cho cùng Trần Cảo cũng chỉ là con bài chính trị để Lê Lợi đối phó với nhà Minh trong một giai đoạn cần thiết. Ngay nhà Minh, khi xâm lược Việt Nam lấy lý do lập con cháu nhà Trần thực chất chỉ là cớ để đánh nhà Hồ và rõ ràng không thực bụng. Nhà Minh lấy cớ lập con cháu nhà Trần nhưng lại đàn áp nhà Hậu Trần. Việc đó đã bị Nguyễn Biểu, sứ giả của hoàng đế Hậu Trần Trùng Quang Đế bóc trần.80

Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào ngày 15 tháng 4 âm lịch năm 1428, sử gọi là Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên triều Hậu Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh (東京) vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430).80 81

Lê Thái Tổ sai sứ sang Trung Quốc cầu phong, nhưng nhà Minh không chịu, bắt phải tìm con cháu nhà Trần lập làm hoàng đế. Sứ nhà Minh đi về hai ba lần, sau Thái Tổ hoàng đế sai các viên quan phụ lão trong nước làm tờ khai rằng con cháu vua Trần thật sự không còn ai nữa, và xin phong cho Lê Lợi làm vua nước Nam. Nhà Minh thấy vậy mới thuận nên phong Vương cho ông.82 83

Chính sách ruộng đất

Mùa xuân tháng 1 năm 1428, quân Minh đã về nước, Đại Việt hoàn toàn độc lập. Lê Lợi đã thực hiện những chính sách của mình nhằm phục hồi lại đất nước vốn đã bị suy tàn sau những năm bóc lột của quân Minh và chiến tranh.80

Tháng 7 âm lịch năm 1426, Lê Lợi cho làm sổ hộ tịch (sổ đinh).84

Tháng Giêng năm 1428, nhà vua hạ lệnh cho con em các nhà đầu mục và các tướng hiệu đều nên trở về nhận ruộng đất ở quê cha đất tổ, để chấm dứt nạn tranh chiếm ruộng đất.85

Tháng 4 âm lịch năm 1428, nhà vua ra lệnh trả lại ruộng đất, nhà cửa cho những quân dân bị bắt vào 4 thành Tây Đô, Đông Kinh, Cổ Lộng, Chí Linh đã được bổ vào các quân phụ vào quân Thiết đột.86

Ngày 25 tháng 11 âm lịch năm 1428, triều đình cho làm sổ ruộng đất, sổ hộ tịch.87 Triều đình ra chỉ thị cho các phủ, huyện, lộ khám xét các chằm bãi, ruộng đất, mỏ vàng bạc, những sản vật núi rừng trong hạt, các loại thuế cũ, cùng ruộng đất đã sung công các nhà thế gia và những người tuyệt tự, ruộng đất của bọn đào ngũ, ngụy quan.88

Ngày 22 tháng 12 âm lịch năm 1428, Lê Thái Tổ ra lệnh chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn, xã, sách đối chiếu, khám xét ruộng đất, đầm bãi công tư trong các huyện, xã của lộ mình.88

Ngày 22 tháng 1 năm 1429, nhà vua ra lệnh cho các đại thần tâu lên về việc cấp đất cho dân chúng, từ quan lại, quân nhân, đàn ông, đàn bà, người già yếu, mồ côi, góa chồng.89

Tháng 2 âm lịch năm 1429, Lê Thái Tổ lệnh cho tập trận trong 5 đạo, cả thủy binh và bộ binh. Sau cuộc tập trận, ông chia số quân sĩ làm 5 phiên, lưu lại 1 phiên còn 4 phiên về làm ruộng.90

Ngày 29 tháng 3 âm lịch năm 1429, nhà vua ra lệnh rằng phần đất của các quan và phủ đệ công hầu trăm quan nên trồng cây, hoa, rau đậu, không được để hoang, ai không theo thì mất phần đất đó. Các công hầu đã được ban cho đất ở, nếu trong phần đất của quân Thiết đột thì không cho quá nhiều, chỉ từ 5 sào trở xuống, nếu không phải trong phần đất của quân Thiết đột thì cho 2 mẫu trở xuống đến 1 mẫu.91 Nếu đã được chia ruộng đất vườn nhà nhất định rồi, lại còn chiếm đất trong thành Đại La làm nhà cửa khác nữa thì không được.89

Ngày 30 tháng 5 âm lịch năm 1429, ông sai định hạng ruộng đất của các cộng sự người Việt của quân Minh trước đây.92

Ngày 19 tháng 12 âm lịch năm 1429, ông ra lệnh xã nào có nhiều ruộng đất nhưng ít người, để bỏ hoang thì cho phép các quan nơi đó cho những người không có ruộng ở các xã khác đến cày cấy, người chủ ruộng xã đó không được chiếm giữ rồi bỏ hoang. Ai vi phạm sẽ bị xử theo tội cưỡng bức chiếm đoạt.93

Vào các năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) và 6 (1433), ông lại cho làm sổ hộ tịch.94 94

Chính sách đất đai của vua Thái Tổ đã làm cho Đại Việt như lời nhận xét của sử thần trong sách Đại Việt sử ký toàn thư: "Vua mặc áo sớm, ăn cơm trưa, trải 10 năm mà thiên hạ đại trị". Dân gian có câu ca dao về việc no đủ, thịnh trị thời của vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông:93

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn

Dẹp phản kháng trong nước, thu châu Phục Lễ

Đánh Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái

Ngoài xây dựng kinh tế, Thái Tổ còn phải đối phó với bạo loạn trong nước. Tháng 11 âm lịch năm 1430, Thổ tù ở châu Thạch Lâm, Trấn Thái Nguyên là Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái95 96 nổ dậy, để đối phó, Lê Lợi tuyển binh ở bãi Bồ Đề.

Tháng Giêng năm 1431, sau khi giết Phạm Văn Xảo, Lê Lợi thân chinh đem quân đánh trấn Thái Nguyên. Khi đến châu Thạch Lâm, thành Na Lữ, ông cho đóng quân quân ở đây, vì thấy thắng cảnh núi sông, nên sai lập sinh từ thờ phụng. Trên núi đá phía tây bắc thành Na Lữ, có bài thơ của vua Lê Thái Tổ ngự chế khắc vào đá, bên dưới ghi rằng: Thuận Thiên tứ niên Tân Hợi chính nguyệt thị thập nhật đà.80

Nội dung bài thơ như sau, được viết trong sách Đại Nam nhất thống chí.97

Bất từ vạn lý chỉnh sư đồ,
Duy lục biên manh xích tử tô.
Thiên địa bất dung gian đảng tại,
Cổ kim thùy xá bạn thần chu.
Trung lương tự khả lương đa phúc.
Bạo bội chung nan bảo nhất khu.
Đái lệ bất di thần tử tiết;
Danh thùy vạn cổ dữ sơn câu.
Dịch nghĩa:
Đường xa chẳng quản ngại ra quân
Chỉ muốn biên phương cứu lấy dân.
Trời đất chẳng dung phường phản tặc,
Xưa nay ai xá tội gian thần
Trung lương ắt tự giành nhiều phúc.
Bạn nghịch đành khôn giữ chiếc thân.
Sông cạn đá mòn không đổi tiết
Danh cùng núi ấy vạn năm xuân.97

Tháng 2 âm lịch cùng năm, ông đánh chiếm được Lâm Châu, giết Bế Khắc Thiệu và bắt sống Nông Đắc Thái.97

Đánh Đèo Cát Hãn, thu châu Mường Lễ

Năm 1407, khi quân Minh sang đánh nhà Hồ, Đèo Cát Hãn dẫn 4.000 quân ra xin hợp tác với quân Minh. Theo Minh sử, năm 1405, Đèo Cát Hãn dâng sớ lên triều đình nhà Minh tố cáo nhà Hồ đánh chiếm 7 trại Mãnh Man thuộc châu Ninh Viễn dưới quyền Đèo Cát Hãn, vốn thuộc phủ Vân Nam, giết con rể của ông, bắt con gái của ông để khống chế.98

Năm 1427, Lê Lợi sai Chủ thư thị sử Trần Hồ đi chiêu dụ châu Ninh Viễn (sau đổi là châu Phục Lễ, nay là phủ An Tây). Phụ đạo châu ấy là Đèo Cát Hãn đem binh tướng theo về.99

Tháng giêng năm 1432, Lê Lợi sai con trai cả là Lê Tư Tề và Tư đồ Lê Sát đem quân đánh châu Mường Lễ, do Đào Cát Hãn thông đồng Phạm Văn Xảo làm loạn, liên kết với nghịch thần Ai Lao là Kha Đốn xâm lấn đất Mang Mỗi. Sau đó đích thân Lê Lợi thân chinh, đánh được Mang Lễ, Kha Đốn bị giết, Đào Cát Hãn bỏ chạy, Lê Lợi thu Mang Lễ, đổi tên thành châu Phục Lễ.100 101

Trên đường đi thảo phạt Đào Cát Hãn, vua Lê Thái Tổ đã 2 bài thơ; bài thứ nhất được khắc trên vách đá Pú Huổi Chỏ, có tên là Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn (Tự mình đi đánh Đèo Cát Hãn ở châu Phục Lễ), viết bằng chữ Hán theo thể ngũ ngôn bát cú; bài thơ thứ hai, bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú, được khắc trên vách núi Hào Tráng (Hòa Bình), có tên là Chinh Đèo Cát Hãn, quá Long Thủy đê (Đi đánh Đèo Cát Hãn trở về, qua đường đê Long Thủy). Bài thơ này đã được chép trong Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích (1744-1818), và được nhắc tới trong sách Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật (1825-1885), dưới triều vua Tự Đức.101

Tổ chức hành chính

Vua Lê Thái Tổ chia trong nước làm năm đạo: Đông, Tây Nam, Bắc và Hải Tây. Mỗi đạo đặt một vệ quân, mỗi vệ đặt chức tổng quản(có các chức tổng quản, đô tổng quản, đồng tổng quản, trên dưới liên hệ nhau, lớn nhỏ giữ gìn nhau). Ông còn đặt chức hành khiển ở năm đạo, chia giữ việc sổ sách và từ tụng của quân dân, đứng đầu là hành khiển, thứ đến là các chức tham tri, đồng tri, chủ bạ, đạo thuộc. Các đạo đều đặt các ban tả hữu, giữa của cải chứa trong kho tàng (có chức đô tri).102

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Thái Tổ còn có những chính sách hành chính như sau: Định quan các lộ, các huyện (lộ đặt tri phủ, chưởng ấn, thứ đến các chức trấn phủ sứ, an phủ sứ, tuyên phủ sứ, chiêu thảo sứ..) và đặt quan trấn thủ nơi hiểm yếu.102

  • Đặt các quan có các tên gọi: Bình chương, từ đồ (sau thêm chữ đại), đại tư không, đại tư mã, khu mật đại sứ, thiếu úy, thượng tướng, đại tướng, á hầu, thông hầu, quan phục hầu, trước phục hầu.103
  • Chia các lộ ở Đông Đô làm bốn đạo, đặt các chức văn võ liêu thuộc trong ngoài, có chức bộc xạ, thị trung, thiếu bảo, hành khiển, thượng thư, hàn lâm, các chức quan bốn đạo (chức chánh mang hàm tổng tri, coi việc quân dân; chức phó mang hàm kiên tri quân dân bạ tịch), quan Mật viện, quan các bộ (chẳng hạn như Thượng thư bộ Lại Nguyễn Trãi), quan các sảnh (như Thượng thư sảnh), quan Hàn lâm viện (như các chức thừa chỉm, học sĩ), quan Hình viện, quan quân vệ, quan điền binh.103
  • Các chức quan ngoài thì có các chức sứ, quan sát sứ, phòng ngự sứ, tuyên úy sứ, an phủ sứ.
  • Các quan văn võ đại thần được vua coi thân tín, đều được thêm chữ nhập nội.103
  • Quan võ từ tổng quản, tổng lĩnh, đồng tri xuống đến đại đội trưởng, đội trưởng, văn từ hành khiển, thượng thư, xuống đến thất phẩm đều là những chức sang, lại có ngự tiền văn đội, ngựa tiền võ đội và khách đội, thực đội. Lại đặt các quan ở các xã.103

Giáo dục

Nhà Minh hoàn thành việc xâm lược Đại Ngu104 bằng việc đánh bại nhà Hậu Trần năm 1414; nhà Minh có mở khoa thi nhưng kẻ sĩ đều trốn tránh không chịu ra thi. Phép thi cử bỏ mặc cho đến khi vua Lê Thái Tổ đánh thắng quân Minh.105

Năm 1426, Lê Thái Tổ tiến quân ra Bắc, đóng quân ở dinh Bồ Đề106 , liền hạ lệnh thi học trò văn học, đầu đề bài thi: Bảng văn dụ thành Đông Quan, lấy đỗ 50 người, sung bổ chức An phủ các lộ bên ngoài và chức viên ngoại lang ở 6 bộ trong Kinh. Khoa này Đào Công Soạn, người Tiên Lữ, Hưng Yên đỗ đầu.107

Sau khi dành độc lập năm 1428, Lê Thái Tổ cho mở lại trường Quốc tử giám để cho con cháu các quan và người thường dân tuấn tú vào học và đặt các nhà học ở các phủ và các lộ.108 Lúc mới đến Đông Đô, mở khoa thi lấy đỗ 32 người.105

Năm 1429, hạ chiếu cho quân nhân các lộ và những người ẩn dật ở rừng núi, cùng các quan từ tứ phẩm trở xuống, ai thông kinh sử, thì đế cả sảnh đường để thi, năm ấy thi khoa Minh kinh.105 109

Năm 1431, thi Hoành từ110 . Năm 1433, vua lại thân thi văn sách.105 Thi hai khoa này, hoặc dùng minh kinh, hoặc luận phú hoặc dùng sách vấn, đều tùy tài năng mà cất nhắc bổ dụng vượt bậc, vẫn chưa lấy đỗ Tiến sĩ.111

Theo Đào Duy Anh, nước Đại Việt về văn hóa, nửa triều Trần từ đời Chu Văn An Nho học đã bắt đầu thắng Phật học. Sang đời Lê, Nguyễn, Nho học mới chiếm địa vị độc tôn. Hai triều ấy đều có phép luật nghiêm khắc đối với các nhà tu hành Phật giáo và Đạo giáo. Nước Việt trải qua cuộc nhà Minh chinh phục thì rất nhiều sách vở về Nho học, Phật học của nước Việt bị người Minh thu mất, rồi người Minh phát lại những sách Ngũ kinh, Tứ thư thể chú để dùng ở các trường công. Đến khi nhà Lê phục quốc, những chế độ và thư tịch ở đời Lý, Trần đã mất tích nên đành bắt chước chế độ của Minh triều, lấy khoa cử làm con đường dụng thân duy nhất, dùng văn chương bác cổ để làm thước đo nhân tài, lấy sách Tống nho làm chính thư.112

Tôn giáo

Nhà Minh xâm chiếm Đại Việt, họ đã có chính sách thu hoặc đốt phá các sách vở về Nho học, Phật học của người Việt, rồi phát các sách Tứ thư, Ngũ kinh thể chú để dùng ở các trường công. Khi mà Lê Lợi giành được tự chủ cho Đại Việt, chế độ và thư tịch đời Lý, Trần đều mất tích nên đành bắt chước chế độ của nhà Minh, lấy khoa cử làm con đường dụng nhân duy nhất, dùng văn chương để đánh giá tài năng. Theo Đào Duy Anh, thời kỳ Lý Trần là thời kỳ Tam giáo Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo cùng song hành tồn tại; đến nay Nho học hoàn toàn độc tôn. Nhà nước có mở các cuộc thi cho người theo tôn giáo nhưng đó chỉ là cách hạn chế giai tầng này.113

Đối với tôn giáo, Lê Thái Tổ quy định những người muốn xuất gia trong Phật giáo và Lão giáo phải thi kinh điển các đạo này. Người thi đỗ được phép làm sư hoặc làm đạo sĩ, còn người thi trượt thì phải về quê làm ăn.

Luật pháp

Về luật pháp, Thái Tổ cho đặt ra bộ luật mới theo như hình luật của nhà Đường đặt ngũ hình là: xuy, trượng, đồ, lưu và tử. Đặt lệ bát nghị: nghị thân, nghị cố, nghị hiền, nghị năng, nghị công, nghị quí, nghị cần, nghị tân114 115

Tháng 1 âm lịch năm 1428, thiên hạ thái bình, vua Lê Thái Tổ sai các quan Tư không, Tư đồ, Tư mã, Thiếu úy, Hành khiển bàn việc soạn các điều luật dân sự và quân sự, nhằm mục đích "để cho người làm Tướng biết phép trị quân, người làm quan các Lộ biết phép trị dân, và sự răn dạy quân dân, cũng nên cho biết có phép, để những người giữ việc gì, biết phép của việc ấy mà làm".116 Các cơ quan triều đình đã thực thi lệnh này, và đệ trình những đề xuất của mình lên nhà vua.117

Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), Lê Thái Tổ định luật cấm cờ bạc, đánh bạc thì chặt bàn tay 5 phân, đánh cờ thì chặt bàn tay 2 phân. Những kẻ vô cố không phải việc công mà họp nhau uống rượu thì bị 100 trượng, kẻ dung túng thì tội giảm 1 bậc.118

Về tội ăn hối lộ, Lê Thái Tổ quy định nếu ghi nhận ăn hối lộ 1 quan tiền trở lên thì bị xử chém.119

Tiền tệ

Từ đời vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly chấp chính, bắt đầu dùng tiền giấy gọi là hội sao, nhà nước thu tiền đồng đổi tiền giấy. Đến khi Lê Lợi lên ngôi, tiền đồng trong nước không còn, nên đúc thứ tiền đồng mới. Năm Thuận Thiên thứ 1 (1428), Lê Thái Tổ đúc tiền Thuận Thiên thông bảo, tính 50 đồng là 1 tiền. Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), ông truyền cho các quan trong ngoài bàn phép dùng tiền. Ông xuống chiếu rằng:4

Chính sách đối với những người Việt làm quan cho nhà Minh

Trước năm 1428, Lê Lợi đã cho tiến hành bắt những quan lại người Việt phục vụ cho nhà Minh, bắt vợ con, nô tỳ,tài vật, trâu bò đem giải nộp cho hết, điều tra những kẻ có lòng khác, thu nhập văn bằng ẩn tin của ngụy quan, theo đúng hạn nộp lên. Sau đo cho ngụy quan chuộc mệnh, đinh lệ tiền chuộc các vợ cả, vợ lẽ và nô tỳ của ngụy quan. Vợ Bố chính ty thì 70 quan, dưới đến các hạng sinh viên, thổ quan, thừa sai, bạn đương, thì vợ là 10 quan, con trai, con gái và nô tỳ từ 10. tuổi trở xuống thì 5 quan.120

Năm 1428, sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ ra lệnh trị tội những viên quan cộng tác với nhà Minh.121 Năm 1429 ông ra lệnh chỉ rằng những người này trước đã có lệnh cho tha tội chuộc mệnh, thì cho miễn cả ruộng đất (không phải sung công).122

Tháng 5 âm lịch năm 1429, Lê Thái Tổ ra lệnh: cho những văn võ hào kiệt nào còn bị bỏ sót có thể đến chỗ Thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến, không phân biệt ngụy quan hay sĩ thứ, cốt lấy tài đức.123

Các quan người Việt của nhà Minh như Lương Nhữ Hốt, Trần Phong, Đỗ Duy Trung đều được Lê Thái Tổ tha mạng; tuy nhiên, sau này họ cùng nhau làm phản và đều bị giết.124

Lập thái tử và qua đời

Ngày 7 tháng 1 âm lịch năm 1429, Lê Thái Tổ lập con trưởng Lê Tư Tề làm Quận vương, giúp trông coi việc nước, con thứ Nguyên Long làm Hoàng thái tử.95 Lê Tư Tề mắc chứng điên cuồng, giết bừa các tì thiếp, việc đó không hợp ý vua Thái Tổ. Năm 1433, Lê Thái Tổ vời Lê Khôi lúc ấy đang trấn thủ Hóa châu về để bàn định việc lập Thái tử,125 tháng 8 âm lịch năm đó, con trưởng Lê Tư Tề bị phế giáng làm Quận vương, con thứ Nguyên Long kế thừa tông thống. Đô đốc Phạm Vấn, Đại tư đồ Lê Sát và Tư khấu Lê Ngân được vua trao trọng trách phụ chính giúp vua Lê Thái Tông còn ít tuổi.57 126

Thái Tổ ở ngôi được 5 năm thì qua đời vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (7 tháng 9 dương lịch) năm 1433, hưởng dương 49 tuổi. Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, ông dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Bởi thế đời sau truyền lại câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.127

Lê Lợi được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, và được tôn miếu hiệu là Thái Tổ (太祖), thụy hiệu là Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng Đế (chữ Hán: 統天啟運聖德神功睿文英武寬明勇智弘義至明大孝高皇帝). Đời sau đều gọi là Thái Tổ Cao hoàng đế (chữ Hán:太祖高皇帝) hay Cao Hoàng (高皇), Cao Đế (皇帝). Thái tử Lê Nguyên Long 11 tuổi lên nối ngôi, tức hoàng đế Lê Thái Tông.95 128

Nhận định

Tượng đài Lê Lợi tại bùng binh Cây Gõ, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn thảo để ca ngợi công đức của nhà vua

Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại những lời nhận xét về Lê Thái Tổ như sau:3

Sử thần bàn:

Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép rằng:

Lời bình của các quan đời Vĩnh Trị, sách Lam Sơn thực lục:

Nguyễn Trãi trong bài Phú núi Chí Linh cho rằng Lê Thái Tổ sánh ngang với các vị vua hiền như Nghiêu Thuấn:

.129

Nguyễn Mộng Tuân trong bài Nghĩa kỳ phú viết về sự nghiệp của Lê Thái Tổ:

.130

Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi quân Minh, chấm dứt 20 năm Bắc thuộc lần thứ tư và sáng lập nhà Hậu Lê, triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến.131 Bởi công lao đó của ông nên đời sau còn nhớ nhà Lê khi bị nhà Mạc cướp ngôi và đó là một nguyên nhân khiến nhà Lê có thể trung hưng (1533). Thậm chí ngay cả khi con cháu triều Lê không còn nắm được thực quyền thì trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu thiên hạ. Chúa Trịnh làm phụ chính nhiều đời nhưng vẫn không dám cướp ngôi nhà Lê cũng bởi sợ dư luận còn nhớ công lao giành lại độc lập cho đất nước của nhà Lê.132 Về cai trị, ông cũng là người thiết lập lại trật tự, quy củ của chế độ phong kiến các triều đại Lý, Trần trước đây mà các thế hệ vua sau tiếp tục củng cố, phát triển cao hơn nữa.131

Những điểm giống với Hán Cao Tổ

Giữa Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ của Trung Quốc có những điểm tương đồng trong thân thế, cuộc đời sự nghiệp bản thân và sự nghiệp của hậu duệ:133

  • Một bài báo trên mạng viết rằng cả Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ đều xuất thân từ gia đình nông dân và là con thứ ba trong nhà. Trên Lê Lợi có Lê Học, Lê Trừ còn trên Lưu Bang có Lưu Bá, Lưu Trọng.134 135 136 Tuy nhiên các sách sử đều viết rằng Lê Lợi xuất thân từ gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương" chứ không xuất thân từ gia đình nông dân137 138
  • Cuộc khởi nghĩa của cả hai vị vua đều gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu tiên, phải thường xuyên lẩn trốn sự truy kích của kẻ thù, thậm chí có những lúc rơi vào tính thế hiểm nghèo. Đây cũng là tình hình chung của rất nhiều cuộc khởi nghĩa.139 140 141 142
  • Cả hai vị vua đều thoát chết nhờ thuộc hạ tình nguyện hy sinh cứu chủ. Khi bị Hạng Vũ vây ở Huỳnh Dương, Lưu Bang đã phải nhờ Kỷ Tín ra hàng và bị Hạng Vũ giết. Lê Lợi bị quân Minh vây ở núi Chí Linh cũng phải nhờ Lê Lai theo gương Kỷ Tín để thoát nạn. Lê Lai cũng bị quân Minh giết.143 144 145 146
  • Sau khi lên ngôi, hai vị hoàng đế đều giết công thần khai quốc.147 Lưu Bang giết và tru di tam tộc hàng loạt công thần như Hàn Tín, Anh Bố, Bành Việt; Lê Lợi chỉ giết Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn tự sát, Lê Lợi cũng không giết con cháu của họ.148 149 150
  • Sau khi qua đời, cả Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ đều được đặt chữ "Cao".151 Lưu Bang là (Cao Tổ) Cao hoàng đế, Lê Lợi là (Thái Tổ) Cao hoàng đế.152 153 154 Trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, có rất nhiều vị vua được đặt chữ "Cao", chứ không phải chỉ có hai vị này.155 156
  • Về sau, cơ nghiệp của hai vị vua đều bị họ khác cướp ngôi. Nhà Hán và nhà Hậu Lê đều bị gián đoạn một thời gian, nhưng rồi lại phục hồi.157 158 Nhà Tây Hán bị Vương Mãng cướp ngôi (lập nhà Tân), nhưng sau đó được nhà Đông Hán kế tục. Nhà Hậu Lê (Lê sơ) bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi (lập nhà Mạc), rồi sau đó được nhà Lê trung hưng kế tục.159 160 Tuy nhiên các vị vua nhà Lê trung hưng không phải là hậu duệ của Lê Lợi, cũng không có quyền hành như các vua thời Lê sơ.161 162

Khi ngự phê sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, vua Tự Đức nhà Nguyễn cũng đánh giá Lê Lợi "mở được nền chính thống nghìn năm, thật đáng là bậc nối gót Hán Cao Tổ".163 Sử quan nhà Nguyễn trong lời cẩn án dưới lời phê của Tự Đức còn nêu thêm một điểm giống nhau nữa giữa Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ: hai người cùng dấy binh nổi lên với một thanh kiếm.164

Câu nói

"Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, lưu lại tiếng thơm ngàn năm sau, sao lại chịu hèn nhát để cho người sai khiến?".

- Đại Việt sử ký toàn thư

Các truyền thuyết

Gươm thần Thuận Thiên

Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm), nơi có huyền thoại Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng.
Hình tượng nhà vua được dân gian đưa vào nghệ thuật múa rối nước

Thuận Thiên kiếm hay kiếm thần Thuận Thiên là thanh kiếm của Lê Lợi có ẩn chứa một sức mạnh thần kỳ, giúp cho Lê Lợi trở nên to lớn và có sức mạnh phi thường. Thanh kiếm xuất hiện trong huyền thoại về Lê Lợi rất sớm.

Hồ ly phu nhân

Truyền thuyết kể rằng thời quân Lam Sơn chưa mạnh, Lê Lợi bị đánh bại, tướng sĩ chạy tan tác mỗi người một nơi. Bị quân Minh đuổi, Lê Lợi trốn vào rừng, trông thấy xác một cô gái chết trên bãi cỏ. Ông rút gươm đào tạm một cái huyệt chôn cô gái và cầu khấn người chết phù hộ để thoát nạn.166

Quân Minh đuổi tới gần, Lê Lợi vội trốn vào một gốc cây to rỗng ruột, xung quanh là cỏ mọc cao. Quân Minh cho chó sục sạo, đánh hơi đến gốc cây. Thấy chó sủa ở gốc cây, quân Minh đâm bừa ngọn giáo vào trong, trúng đùi Lê Lợi. Ông vội lấy vạt áo chùi vết máu ở mũi giáo. Quân Minh rút giáo ra không thấy gì nhưng chó vẫn sủa. Quân Minh định dùng lửa đốt cây thì trong gốc cây có con cáo trắng chạy ra, chó săn ùa theo đuổi bắt. Quân Minh tưởng là chó sủa vì con cáo nên bỏ đi.166

Lê Lợi thoát nạn, cho rằng linh hồn người con gái đã chết hóa thành cáo cứu mình. Ông đến nấm mộ cô gái vái tạ. Sau này lên ngôi vua, ông truy tặng cô gái là Hồ ly phu nhân.

Một thuyết khác cho rằng, trong một trận đánh Lê Lợi bị giặc đuổi tới khu vực Đồng Giao - Tam Điệp thì gặp xác một người phụ nữ đã bị mối xông, vua vội lấy đất lấp mà không để ý quân giặc đã đuổi tới gần. Tình thế cấp bách vua vội nấp vào gốc cây đa rất to ở gần đó. Giặc có con chó săn rất giỏi tìm người, trận đánh nào chúng cũng cho chó đi theo và chưa khi nào nó tìm sai. Đến gần gốc cây đa nơi vua Lê Lợi đang nấp, bất ngờ từ trong gốc đa có một con cáo chạy ra, đánh lạc hướng quân địch; nhờ vậy vua Lê Lợi được cứu. Vua cho rằng chính vong hồn của người phụ nữ vừa được nhà Vua lấp đã hoá thành con cáo để cứu mình nên cho quân lập đền thờ đặt hiệu cho cô gái là “Bạch Diện Sơn Tinh công chúa” để ghi nhớ ơn cứu mạng. Từ đó nhân dân trong vùng Tam Điệp truyền tụng nhau và đến đây lễ rất đông, đền thuộc địa phận thôn Tân Thượng xã Quang Sơn nên thường gọi là đền Mẫu thượng, hiện nay vẫn còn ở thành phố Tam Điệp.167

Cuối thế kỷ 18, Phạm Đình Hổ xác minh việc nhà Hậu Lê đã làm tượng thờ ân nhân của Lê Thái Tổ trong sân triều đình Lê - Trịnh:168

Những buổi chầu trong điện không bị ngăn cấm người ngoài vào xem. Ta khi nhỏ thường hay vào sân rồng, thấy bên võ ban có đặt pho tượng "Hộ quốc phu nhân". Tượng ấy đầu người thân hồ ly, dáng rất đẹp, hình dung một thiếu nữ búi tóc, cài trâm.

Gia đình

Tổ tiên

  • Tằng tổ phụ: Lê Hối (黎晦) được truy tôn làm Cao Thượng Tổ Minh Hoàng đế (高上祖明皇帝). Theo Đại Việt Thông sử, Lê Hối là người tính tình chất phác, ngay thẳng, dời nhà về Lam Sơn, tự cày cấy ruộng vườn, ba năm thành sản nghiệp, đời đời làm quân trưởng một phương, đế nghiệp của họ Lê bắt đâu từ đây.
  • Tằng tổ mẫu: Đinh thị, được truy tôn Phổ Từ Cao Minh Hoàng hậu (普慈高明皇后).
  • Ông nội: Lê Đinh (黎汀), được truy tôn là Hiển Tổ Chiêu Đức Chí Nhân Trạch Hoàng đế (昭德至仁澤皇帝), nối cơ nghiệp của cha, trong nhà có hàng nghìn tôi tớ, có lòng yêu người, xa gần đều quy phụ.
  • Bà nội: Nguyễn Quách (阮廓), được truy tôn là Hiển Từ Gia Thục Khâm Thuận Trạch Hoàng hậu (顯慈嘉淑欽順澤皇后). Hai ông bà sinh được hai con trai là con trưởng Lê Tòng và Lê Khoáng (cha của Lê Lợi)169

Phụ mẫu, huynh đệ

  • Thân phụ: Lê Khoáng (黎曠) được truy tôn là Tuyên Tổ Hiến Văn Duệ Triết Phúc Hoàng đế (憲文睿哲福皇帝)
  • Thân mẫu: Trịnh Ngọc Thương (鄭玉蒼), người sách Chủ Sơn, được truy tôn là Trinh Từ Ý Văn Trang Hiến Phúc Hoàng hậu (貞慈懿文莊獻福皇后). Ông bà sinh được ba con trai Lê Học, Lê Trừ, Lê Lợi và ba con gái, Ngọc Tá, Ngọc Vĩnh và Ngọc Tiên.
  • Lê Học (黎學), được truy tặng làm Chiêu Hiếu đại vương (昭孝大王). Ông có con trai là tướng quốc Lê Thạch tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, do ham đuổi theo quân địch trúng phải tên mà chết, được truy tặng làm Nhập nội kiểm hiệu thái uý Bình chương quân quốc trọng sự,170 phong làm Trung Vũ đại vương.
  • Lê Trừ (黎除), được tôn là Lam quốc công, về sau được tôn là Hoằng Dụ vương (弘裕王). Con trai ông là Khai quốc công thần Kì Lân Hổ vệ tướng quân Lê Khôi. Về sau cháu 6 đời là Lê Duy Bang được lập nối ngôi nhà Lê trung hưng, tức là Lê Anh Tông.171

Phi tử

Vua Lê Thái Tổ không lập chính thất (vợ cả hay vương hậu, hoàng hậu), sử sách ghi chép lại có các bà:

  • Thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ (鄭宸妃) , người trang Bái Đô, huyện Lôi Dương, phủ Thiện Thiên, trấn Thanh Hoa, là người vợ đầu tiên của Thái Tổ, thân mẫu Lê Tư Tề, mất năm Thái Hòa (1443-1453) thời vua Lê Nhân Tông.
  • Cung Từ Cao hoàng hậu (恭慈高皇后) Phạm Thị Ngọc Trần. Bà sinh ra Lê Nguyên Long vào năm 1423, sau trở thành Lê Thái Tông. Bà mất khi Nguyên Long được 3 tuổi.
  • Huệ phi Phạm Thị Nghiêu (范惠妃); (? - 1441), bà không có con. Bà được vua Thái Tông tôn làm Huệ phi, sau bị đảng gian lừa dối, mưu phế lập vua. Nhà vua Thái Tông bèn cho bà về Lam Kinh coi giữ Vĩnh Lăng, do vẫn oán thán nên nhà vua cho đinh thần luận tội, cho được chết.172

Con cái

Vua Lê Thái Tổ có bốn người con là:

  • Quận Ai vương Lê Tư Tề (黎思齊), con của Trịnh Thần phi.
  • Lê Thái Tông Lê Nguyên Long (黎元龍), con của Cung Từ Cao Hoàng hậu.
  • Công chúa Lê Thị Đào Nữ, con gái của Trịnh Thần phi. Bị giặc Minh bắt năm 9 tuổi rồi được viên nội quan nhà Minh là Mã Kỳ đem về nuôi, rồi đưa về Yên Kinh tiến làm cung tỳ. Năm 1428, vua sai sứ sang xin về. Vua Minh trả lời là công chúa đã mất vì bệnh đậu mùa.173
  • Trang Từ Công chúa Lê Thị Ngọc Châu (莊慈公主), con của Trần Trinh Thục phi, được Thái Tổ gả cho Bùi Ban, con trai của tướng Bùi Bị. Bùi Ban hy sinh trong chiến trận với Chiêm Thành, bà tái giá với Khôi Quận công Trần Hồng rồi xin đi tu.

Họ hàng

  • Hai anh em Hiển Khánh vương Đinh Lễ, Nhập nội thái phó Á quận hầu Đinh Liệt là cháu ruột của Lê Lợi, gọi Lê Lợi bằng cậu.174

Xem thêm

Đọc thêm

  • Suy ngẫm về 20 năm - Một chớp mắt của lịch sử đầu thế kỷ XV (1407 - 1427), Tác giả Nguyễn Diên Niên, Nhà xuất bản Trí thức, 2016.
  • Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Lê Thái Dũng (2008), Giở trang sử Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Trần Trọng Kim (2010), Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản thời đại

Chú thích

  1. ^ Đại Việt sử ký toàn thư tính là năm 1383
  2. ^ Theo Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn thì Lê Lợi thọ 49 tuổi. Lê Lợi sinh năm Ất Sửu (1385), mất năm Quý Sửu (1433) thọ 49 tuổi, như Đại Việt Thông Sử ghi là đúng
  3. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ toàn thư, Quyển X: Thái Tổ Cao hoàng đế, phần 1 và phần 2
  4. ^ a ă Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, 2006, quan chức chí, trang 112, 113
  5. ^ Trần Gia Phụng. Những cuộc đảo chánh cung đình Việt-Nam. Non Nước, 1998. Trang 149
  6. ^ Lê Thị Sơn. Quốc triều hình luật: lịch sử hình thành, nội dung và giá trị. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004. Trang 68.
  7. ^ Đại Việt thông sử, quyển 2, Đế kỷ đệ nhị, Thái Tổ hạ
  8. ^ Văn hóa Việt Nam-tìm tòi và suy ngẫm, trang 749
  9. ^ “tạ chí đại trường”. 
  10. ^ “Công văn Số: 2296/BVHTTDL-MTNATL ngày 21 tháng 6 năm 2013 Về việc Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc.”. Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngày 21 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017. 
  11. ^ a ă Đại Việt Sử ký Toàn thư, 1993, trang 325
  12. ^ Chủ Sơn: tên hương, sau đổi là thôn Thủy Chú, huyện Lôi Dương, nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
  13. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, trang 145
  14. ^ a ă “Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ quyển 10”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2017. 
  15. ^ a ă Việt sử tiêu án, soạn giả Ngô Thì Sỹ, Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu, Nhà xuất bản Văn Sử, 1991, bản điện tử, Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Công Đệ, Doãn Vượng, Lê Bắc 2001, phần Ngoại thuộc nhà Minh
  16. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, 1993, các trang 310-311.
  17. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 34
  18. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 68, 75
  19. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, 1993, trang 313
  20. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên quyển 13
  21. ^ Lam Sơn thực lục, Nhà xuất bản Tân Việt, 1956, dịch giả Mạc Bảo Thần, quyển 1, trang 8
  22. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, dịch giả Ngô Thế Long, trang 37
  23. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 1998, bản điện tử, trang 346, 347
  24. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 1998, bản điện tử, trang 347
  25. ^ Chan Chung Jin, "Lịch sử Việt Nam", trang 149.
  26. ^ Đại Việt thông sử, quyển 1: Đế kỷ đệ nhất, Thái Tổ thượng
  27. ^ Lam Sơn thực lục, Nhà xuất bản Tân Việt, 1956, dịch giả Bảo Thần, trang 29
  28. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 1998, bản điện tử, trang 348
  29. ^ Việt Nam sử lược, 1971, trang 84
  30. ^ Việt Nam sử lược, Quyển I, Phần III, Chương XIV: Mười Năm Đánh Quân Tàu (1418 – 1427)
  31. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả Viện sử học, bản điện tử, trang 325
  32. ^ a ă â Đại Việt thông sử, quyển 1, Đế kỷ đệ nhất
  33. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả Viện sử học, bản điện tử, trang 326
  34. ^ a ă Lam Sơn thực lục, 1956, trang 9
  35. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả: Viện sử học, bản điện tử, trang 330
  36. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, dịch giả Ngô Thế Long, trang 42
  37. ^ a ă Lam Sơn thực lục, Nhà xuất bản Tân Việt, 1956, dịch giả Mạc Bảo Thần, quyển 1
  38. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, 1993, trang 329
  39. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, dịch giả Ngô Thế Long, trang 39
  40. ^ a ă â b Đại Việt Sử ký Toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả Viện sử học, bản điện tử, trang 330
  41. ^ Chan Kim Chung, "Tóm tắt lịch sử Việt Nam", trang 157.
  42. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, 1993, trang 331
  43. ^ Kế này gọi là Kế hãm mình vào tử địa. Ngày trước, Hàn Tín dàn trận quay lưng ra sông, khiến quân lính bị dồn tới đường cùng mà đánh
  44. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, 1993, trang 333
  45. ^ Việt Nam - Văn hóa và du lịch, trang 49
  46. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, 1993, bản điện tử, trang 331
  47. ^ Le Loi – The Man and the Legend of the Golden Turtle God journeyfromthefall.com (nguyên bản từ Internet Archive
  48. ^ Đại Việt thông sử, quyển 1
  49. ^ a ă Lam Sơn thực lục, 1956, trang 12
  50. ^ a ă â b Việt Nam sử lược, Quyển I, Phần III, Chương XIV.(1418 – 1427)
  51. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 334
  52. ^ Tức tự chọn cho mình nơi giao chiến đã định sẵn trước
  53. ^ a ă â Lam Sơn thực lục, 1956, trang 13
  54. ^ Lam Sơn thực lục, 1956, trang 15
  55. ^ a ă Shih-shan Henry Tsai (1996). The Eunuchs in the Ming Dynasty. SUNY Press. pp. 15–. ISBN 978-0-7914-2687-6.
  56. ^ Shih-shan Henry Tsai (1996). The Eunuchs in the Ming Dynasty. SUNY Press. tr. 15–. ISBN 978-0-7914-2687-6.
  57. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển X, Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, 1993
  58. ^ Li, Tana (2010). "3 The Ming Factor and the Emergency of the Viet in the 15th Century". In Wade, Geoff; Sun, Laichen. Southeast Asia in the Fifteenth Century: The China Factor. Hong Kong University Press. tr. 95–96. ISBN 978-988-8028-48-
  59. ^ Nguyễn Xí bắt được thám tử của Vương Thông, biết Thông đóng ở Ninh Kiều, định dùng một cánh quân cùng đánh tập hậu Lê Triện, Thông cầm đại quân tiến đằng trước, đêm đến nổ pháo hiệu thì hai cánh quân cùng đánh sáp vào. Nguyễn Xí bèn đặt phục binh rồi cho nổ pháo hiệu để lừa Thông
  60. ^ a ă Karl Hack, trang 88
  61. ^ Dreyer, trang 227
  62. ^ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên Minh Thành Tổ lấy danh nghĩa lập lại nhà Trần để mang quân sang đánh nhà Hồ. Nay Vương Thông muốn vin vào đó
  63. ^ a ă â Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 12, các trang 371-372.
  64. ^ a ă â Việt Nam sử lược, 1971, trang 88
  65. ^ Theo sử sách, Trần Cảo tên thật là Hồ Ông, tự xưng là cháu nội vua Trần Nghệ Tông, được tù trưởng châu Ngọc Ma tiến cử với Lê Lợi. Nhưng theo một số sử gia gần đây, việc Trần Cảo mạo xưng hay thật sự là con cháu nhà Trần rất khó xác định, có thể chữ "mạo xưng" mà sử sách ghi là do các sử gia nhà Lê chép vào để giảm uy tín của Cảo
  66. ^ Vì vậy từ đó về sau truyền lại câu đồng dao: Nhong nhong ngựa ông đã về, cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
  67. ^ a ă Victor Lieberman (26 May 2003). Strange Parallels: Volume 1, Integration on the Mainland: Southeast Asia in Global Context, c.800–1830. Cambridge University Press. tr. 377–. ISBN 978-1-139-43762-2
  68. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, 1998, các trang 374-376.
  69. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 349, 350
  70. ^ a ă â Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 349
  71. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 350, 351
  72. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 3350, 351
  73. ^ a ă Đại Việt thông sử, sách đã dẫn, trang 83
  74. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 353, 354
  75. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, trang 354
  76. ^ a ă â Đại Việt thông sử, sách đã dẫn, trang 84
  77. ^ Sở dĩ gọi "Minh" là "Ngô" vì hoàng đế khai quốc nhà Minh là Chu Nguyên Chương trước kia khởi binh từ đất Ngô, tự xưng là Ngô vương, sau thống nhất Trung Quốc mới xưng là "Minh"
  78. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, 1993, trong 360
  79. ^ Việt sử toàn thư, bản điện tử, tr. 268
  80. ^ a ă â b Việt Nam Sử Lược, Quyển I, Phần III, Chương XIV: Mười Năm Đánh Quân Tàu (1418 – 1427).
  81. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, 1993, trang 362
  82. ^ Việt Nam sử lược, bản điện tử, tr. 95
  83. ^ SA Mkhitaryan, Lịch sử Việt Nam. - Hayka, 1983. - tr. 302.
  84. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 196, trang 75
  85. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 361
  86. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 363
  87. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 364
  88. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 365
  89. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 366
  90. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1976, trang 98
  91. ^ Lê Lợi phong thưởng 2 lần, lần 1 cho những Hỏa thủ, quân nhân Thiết đột khó nhọc ở Lũng Nhai, Lần 2 cho 93 viên được phong Công, Hầu. Một số vị vừa là quân nhân Thiết đột, vừa được phong công hầu. Ví dụ:Phạm Vấn, vừa là quân nhân Thiết đột, vừa được phong Hầu. Nguyễn Trãi thì chỉ được phong hầu
  92. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 367
  93. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 369
  94. ^ a ă Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2, Nhà xuất bản giáo dục, Dịch giả Viên sử học Việt Nam, trang 89
  95. ^ a ă â Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển X
  96. ^ Đại Việt thông sử, quyển 2, Đế kỷ đệ nhị
  97. ^ a ă â Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2006, Tập 4, trang 484
  98. ^ Minh Thực Lục, tập 11, trang 828
  99. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 351
  100. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 370
  101. ^ a ă Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1976, Đế Kỷ Đệ Nhị
  102. ^ a ă Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, 2006, quan chức chí, trang 532, 533, 534
  103. ^ a ă â b Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, 2006, quan chức chí, trang 532, 533, 534
  104. ^ tên nước Việt Nam dưới thời nhà Hồ
  105. ^ a ă â b Lịch triều hiến chương loại chí; tập 2; soạn giả Phan Huy Chú; Dịch giả Viện sử học Việt Nam; Nhà xuất bản Giáo dục; 2006; trang 13
  106. ^ Doanh Bồ Đề ở thôn Phủ Hựu, huyện Gia Lâm, vì trong doanh có 2 cây bồ đề, nên gọi là Doanh Bồ Đề
  107. ^ Kiến văn tiểu lục, soạn giả Lê Quý Đôn, phiên dịch và chú thích Phạm Trọng Điềm; Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, trang 91
  108. ^ Việt Nam văn hóa sử cương; soạn giả Đào Duy Anh, 1938; in tại Quan Hải tùng thư; trang 256
  109. ^ Minh kinh tức là hiểu rõ nghĩa các kinh. Thi Minh kinh tức để chọn người hiểu nghĩa sách chắc chắn
  110. ^ Hoành từ: lời văn dồi dào, rộng rãi, tỏ ra có học lực cao sâu. Thi Hoành từ để chọn người văn hay, học rộng
  111. ^ Kiến văn tiểu lục, soạn giả Lê Quý Đôn, phiên dịch và chú thích Phạm Trọng Điềm; Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, trang 92
  112. ^ Việt Nam văn hóa sử cương; soạn giả Đào Duy Anh, 1938; in tại Quan Hải tùng thư; trang 238
  113. ^ Việt Nam văn hóa sử cương, Tác giả Đào Duy Anh, Nhà xuất bản Bốn phương, 1938, trang 237
  114. ^ Việt Nam sử lược_trang 96"
  115. ^ Việt Nam văn hóa sử cương, sách đã dẫn, tr 150
  116. ^ Đại Việt thông sử, Quyển II, Đế kỷ đệ nhị, trang 22
  117. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả Viện sử học, bản điện tử, trang 361
  118. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, 2006, quan chức chí, trang 176
  119. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả Viện sử học, bản điện tử, Kỷ nhà Lê, phần Thái Tông hoàng đế, trang 390, trích dẫn: "Chém Chuyển vận sứ huyện Thủy Đường là Nguyễn Liêm. Liêm nhận của người 2 tấm lụa. Lê Sát căn cứ vào lệnh chỉ thời Thái Tổ ghi nhận một quan tiền hối lộ thì tâu lên xử trảm, [nên chém Liêm]. Con Liêm xin chịu chết thay cho cha, cũng không được".
  120. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả Viện sử học, bản điện tử, trang 347
  121. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả Viện sử học, bản điện tử, trang 362
  122. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả Viện sử học, bản điện tử, trang 366
  123. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, Dịch giả Viện sử học, bản điện tử, trang 367
  124. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1976, Dịch giả Ngô Thế Long, Nghịch thần truyện, trang 274 đến 277.
  125. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, Nhân vật chí, Nhà xuất bản giáo dục, 2006
  126. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, trang 240, 247
  127. ^ Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi
  128. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, trang 565,566
  129. ^ Nguyễn Trãi toàn tập, trang 87
  130. ^ Văn học Việt Nam (thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII, trang 210
  131. ^ a ă Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, trang 106.
  132. ^ SA Mkhitaryan, Lịch sử Việt Nam. - M: Hayka, 1983. - trang 302. 
  133. ^ Trùng hợp lạ lùng giữa vua chúa VN và thế giới
  134. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 32
  135. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 99
  136. ^ Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 33
  137. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư, quyển 10
  138. ^ Lam Sơn thực lục, quyển 1, dịch giả Mạc Bảo Thần
  139. ^ Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr 223
  140. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 167
  141. ^ Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 39
  142. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 36
  143. ^ Tư Mã Thiên, Sử ký, Cao Tổ bản kỷ
  144. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 35
  145. ^ Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr 225
  146. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 172
  147. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 185
  148. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 354
  149. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 192-193
  150. ^ Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr 259
  151. ^ Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 32
  152. ^ Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, tr 47
  153. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 10
  154. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 15
  155. ^ Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Phụ lục I: Bảng các triều đại
  156. ^ Nguyễn Khắc Thuần, Thế thứ các triều vua Việt Nam
  157. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 275, 295
  158. ^ Trương Chí Quân, sách đã dẫn, tr 38
  159. ^ Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr 287
  160. ^ Viện sử học, sách đã dẫn, tr 517
  161. ^ Đại Việt sử ký toàn thư,bản kỷ thực lục, quyển 6
  162. ^ Việt Nam sử lược, quyển 2: Tự chủ thời đại, chương 1
  163. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 13
  164. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 13: "Bình Định vương ban đầu dấy lên ở Lam Sơn, tức cũng như Bái công (Lưu Bang) với một thanh kiếm nổi lên ở Bái Trung"
  165. ^ Lam sơn thực lục, Nhà xuất bản Tân Việt, 1956, quyển 3
  166. ^ a ă Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 59-61
  167. ^ Sự tích đền Mẫu Thượng Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình, 14-04-2016
  168. ^ Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, trang 62
  169. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, trang 34, 35
  170. ^ Minh thực lục
  171. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, trang 35
  172. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, trang 149
  173. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư, quyển 10.
  174. ^ Đại Việt thông sử, nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, tr 203

(Nguồn: Wikipedia)