Thọ Xuân (huyện)
Huyện
Địa lý
Diện tích 295,885
Dân số  
 Tổng cộng 233.752 người (2009)
 Mật độ 790
Dân tộc Kinh, Mường...
Hành chính
 Chủ tịch UBND Lê Đình Hải
 Bí thư Huyện ủy Lê Anh Xuân
 Trụ sở UBND thị trấn Thọ Xuân
Phân chia hành chính 3 thị trấn và 38 xã

Thọ Xuân là một huyện của tỉnh Thanh Hóa. Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất "địa linh nhân kiệt" có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Địa lý

Huyện lỵ Thọ Xuân - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - cách thành phố Thanh Hoá (đi theo quốc lộ 47) 36 km về phía tây và nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu - con sông lớn thứ hai của Thanh Hoá, hàm chứa nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử, văn hoá...

Huyện Thọ Xuân có diện tích tự nhiên 295,885 km²1 , dân số năm 2009 là 233.752 người1 .

phía đông giáp huyện Thiệu Hóa, phía đông nam và phía nam giáp huyện Triệu Sơn, phía tây nam giáp huyện Thường Xuân, phía tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc, phía đông bắc giáp huyện Yên Định.

Thọ Xuân là một huyện bán sơn địa, trên địa bàn huyện có sông Chu chảy theo hướng từ tây sang đông.

Hành chính

Huyện có 3 thị trấn là thị trấn huyện lỵ Thọ Xuân, thị trấn Sao Vàng, thị trấn Lam Sơn cùng với 38 xã: Bắc Lương, Hạnh Phúc, Nam Giang, Phú Yên, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập, Thọ Lộc, Thọ Minh, Thọ Nguyên, Thọ Thắng, Thọ Trường, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Châu, Xuân Giang, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Khánh, Xuân Lai, Xuân Lam, Xuân Lập, Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Tân, Xuân Thắng, Xuân Thành, Xuân Thiên, Xuân Tín, Xuân Trường, Xuân Vinh, Xuân Yên.

Lịch sử

Thọ Xuân

Vị trí huyện trên bản đồ tỉnh Thanh Hóa

Thời thuộc Hán (năm 111 trước công nguyên đến năm 210 sau công nguyên), vùng đất Thọ Xuân thuộc huyện Tư Phố; từ năm 581 đến năm 905 thuộc huyện Di Phong, và sau đó thuộc huyện Trường Lâm.

Thời Trần, Thọ Xuân thuộc huyện Cổ Lôi. Từ năm 1466, Thọ Xuân có tên là Lôi Dương. Ðến thế kỷ XV, Thọ Xuân là căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn. Thọ Xuân là nơi sinh dưỡng nhiều vị vua sáng tôi hiền như: Lê Ðại Hành, Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông; Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn Linh, Trịnh Khắc Phục,...

Thời Nguyễn năm 1826, huyện Lôi Dương tách khỏi phủ Thiệu Hóa (trước là Thiệu Thiên) nhập vào phủ Thọ Xuân (trước là phủ Thanh Đô, do có huyện Thọ Xuân - tức Thường Xuân ngày nay). Lỵ sở phủ Thọ Xuân trước năm 1895 đóng ở Thịnh Mỹ (nay thuộc xã Thọ Diên), sau dời về Xuân Phố (Xuân Trường ngày nay). Thọ Xuân cũng là căn cứ chống Pháp vào thời kỳ phong trào Cần Vương.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, bỏ phủ Thọ Xuân, đổi huyện Lôi Dương thành huyện Thọ Xuân, huyện Thụy Nguyên đổi thành huyện Thiệu Hóa. Huyện Thọ Xuân khi đó gồm 50 xã: Bắc Lương, Hạnh Phúc, Nam Giang, Phú Yên, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập, Thọ Lộc, Thọ Minh, Thọ Ngọc, Thọ Nguyên, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Thọ Trường, Thọ Vực, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Châu, Xuân Giang, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Khánh, Xuân Lai, Xuân Lam, Xuân Lập, Xuân Lộc, Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Tân, Xuân Thắng, Xuân Thành, Xuân Thiên, Xuân Thịnh, Xuân Thọ, Xuân Tín, Xuân Trường, Xuân Vinh, Xuân Yên.

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, một phần huyện Thọ Xuân (gồm 13 xã: Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, Thọ Ngọc, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Thọ Vực, Xuân Lộc, Xuân Thịnh, Xuân Thọ) được tách ra để sáp nhập với một phần huyện Nông Cống để thành lập huyện Triệu Sơn. Huyện Thọ Xuân còn lại 37 xã: Bắc Lương, Hạnh Phúc, Nam Giang, Phú Yên, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập, Thọ Lộc, Thọ Minh, Thọ Nguyên, Thọ Trường, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Châu, Xuân Giang, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Khánh, Xuân Lai, Xuân Lam, Xuân Lập, Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Tân, Xuân Thắng, Xuân Thành, Xuân Thiên, Xuân Tín, Xuân Trường, Xuân Vinh, Xuân Yên.

Ngày 9 tháng 12 năm 1965, thành lập thị trấn Thọ Xuân - thị trấn huyện lị huyện Thọ Xuân.

Ngày 8 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Sao Vàng và từ tháng 8 năm 1999 chuyển thành thị trấn Sao Vàng.

Ngày 5 tháng 1 năm 1987, thành lập xã Thọ Thắng.

Ngày 7 tháng 2 năm 1991, thành lập thị trấn Lam Sơn.

Kinh tế

Nông nghiệp, ngoài cây lúa, huyện còn là một vùng sản xuất cây công nghiệp mía đường. Trên địa bàn huyện có nhà máy đường Lam Sơn, nơi dẫn đầu phong trào mía đường những năm 90 thế kỷ 20.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 11,1%/năm

- Thu nhập bình quân đầu người: 371,5 USD/năm

- Bình quân lương thực: 495 kg/người/năm.

Thực hiện công cuộc đổi mới do Ðảng khởi xướng và lãnh đạo, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân đã đạt nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện từ kinh tế - xã hội đến quốc phòng - an ninh. Thành tựu đó được thể hiện rõ nét ở mức tăng trưởng kinh tế hàng năm gắn với kết quả giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Những tiến bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; những công trình kiến trúc hạ tầng cơ sở được xây dựng mới và nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Những thành quả đó đã tạo tiền đề để Thọ Xuân vững tiến vào tương lai.

Di tích lịch sử

  1. Di tích lịch sử kiến trúc Lê Hoàn tại xã Xuân Lập, gồm: đền thờ, lăng Hoàng Khảo, lăng Quốc Mẫu, lăng cha nuôi Lê Ðột và đền sinh thánh.
  2. Khu di tích lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam và thị trấn Lam Sơn) gồm: đền thờ Lê Thái Tổ, cung điện, lăng bia các vua và hoàng hậu nhà Lê.
  3. Ðền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm (tại xã Thọ Diên và Xuân Lập).
  4. Quần thể di tích hành cung Vạn Lại-Yên Trường (1546-1593), tại xã Xuân Châu và Thọ Lập.
  5. Quần thể di tích cách mạng xã Xuân Hoà, Thọ Xuân.
  6. Quần thể di tích lịch sử cách mạng xã Xuân Minh huyện Thọ Xuân.
  7. Từ đường họ Hà Duyên tại xã Xuân Lai.
  8. Quần Thể lăng mộ các Đời Vua Họ Lê Như Lê Dụ Tông, Lê Cảnh Hưng, Huyền Trân Công Chúa, Lê Chiêu Thống nằm tại Trường Cấp 1-2 Cũ của Xã Xuân Quang

Ngoài ra, Thọ Xuân còn nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh như: đền thờ khắc Quốc công Lê Văn An (làng Diên Hào - xã Thọ Lâm), đền thờ Quốc Mẫu (làng Thịnh Mỹ - xã Thọ Diên). ở Thọ Xuân mới phát hiện đền thờ của vua Lê Dụ Tông {làng bái trạch-xã Xuân Giang}

Giao thông

  • Đường bộ có quốc lộ 15, chạy theo hướng Bắc - Nam, nằm ở phía tây huyện, qua thị trấn Lam Sơn, và quốc lộ 47 nối quốc lộ 15 với thành phố Thanh Hóa.
  • Đường thủy theo sông Chu gặp sông Mã rồi ra biển Đông.
  • Đường không có Sân bay nội địa Sao Vàng nằm ở thị trấn Sao Vàng được khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2013.

Văn hóa, giáo dục

  • Huyện Thọ Xuân có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và đặc sắc mang đậm chất dân tộc Việt Nam.

Trò Xuân Phả ở xã Xuân Trường là một món ăn tinh thần, một loại hình nghệ thuật đặc biệt, đã từng được tiến vua.

  • Con người huyện Thọ Xuân có tinh thần hiếu học, đỗ đạt làm quan nhiều.
  • Vua Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành - cháu đời thứ tư của vua Lê Lợi) cũng xuất thân từ đất Thọ Xuân. Hiện nay có trường trung học cơ sở Lê Thánh Tông nổi tiếng vì tinh thần hiếu học và chất lượng giáo dục tốt, luôn được giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cống hiến cho đất nước nhiều nhân tài.

Tham khảo

  1. ^ a ă Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc giải thể thị trấn nông trường Thống Nhất; điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập thị trấn Thống Nhất thuộc huyện Yên Định và mở rộng địa giới hành chính thị trấn Bút Sơn thuộc huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. 

(Nguồn: Wikipedia)