Kháng chiến chống Mĩ
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký kết. Cuộc chiến tranh kết thúc. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Theo Hiệp định Geneve, sau 2 năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy nguỵ quyền, nguỵ quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào chiến đấu chống xâm lược mới.
- Banner được lưu thành công.
- Kháng chiến chống Mĩ
(1954-1965) trong 10 năm đầu sau ngày kí Hiệp định Giơnevơ:
- Tình hình, đặc điểm của đất nước sau Hiệp định Giơnevơ và nhiệm vụ cách mạng trong thời kì mới.
- Miền Bắc tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, thực hiện "đồng khởi, tiến tới đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ và tay sai.
Chi tiết: Xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ – Ngụy ở miền Nam
- Banner được lưu thành công.
- Kháng chiến chống Mĩ
(1965 - 1973) Kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong gần 10 năm, kể từ sau khi đế quốc Mĩ phát động chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, đến khi Hiệp định Phụ được kí kết.
Đây là thời kì cả nước có chiến tranh dưới những hình thức và mức độ khác nhau
Chi tiết: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược
- Banner được lưu thành công.
- Kháng chiến chống Mĩ
(1973 - 1975) kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ sau ngày Hiệp định Pari được kí kết đến khi kết thúc thắng lợi hoàn toàn bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Chi tiết: Cả nước dồn sức giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc