Dòng Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Hồng Bàng & Văn Lang
Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Kinh Dương Vương làm Vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (hơn 2000 năm trước Công nguyên). Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là Vua hồ Động Đình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc một trăm trứng, một trăm trứng nở ra một trăm người con trai là tổ tiên của người Bách Việt.
Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt, chia năm chục người con theo mẹ lên núi , năm chục người con theo cha về phía Nam miền biển, phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi.
Hùng Vương lên ngôi Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ), chia nước ra làm 15 bộ.
Các đời Vua sau đều gọi là Hùng Vương, có 18 đời vua Hùng Vương(*) . Đặt các tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái Vua gọi là Mỵ Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính.
Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, còn rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thủy lợi, trao đổi sản phẩm và đấu tranh giữ gìn bản làng, đất nước.
Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt.
- Banner được lưu thành công.
- Âu Lạc & Nam Việt
Thục Phán thủ lĩnh của người Âu Việt (phía Bắc nước Văn Lang) hợp nhất với nước Văn Lang của người Lạc Việt, xưng là An Dương Vương đặt quốc hiệu là nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân, chia làm 5 đạo, đi chinh phục Bách Việt, chỉ huy đạo quân Tần là viên tướng lừng danh Đồ Thư. Các Lạc Tướng đã suy tôn Thục Phán là lãnh tụ chung để chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tần. Người Việt làm chiến tranh du kích, vườn không nhà trống, bền bỉ kháng chiến suốt gần 10 năm, đợi khi quân Tần lâm vào tình trạng mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương thực và ốm đau nhiều vì không hợp thủy thổ, lúc đó Thục Phán mới tổ chức phản công quân Tần, bắn chết Đồ Thư. Mất tướng chỉ huy, quân Tần mở đường máu tháo chạy về nước.
Sau chiến công vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, An Dương Vương tổ chức xây thành Cổ Loa. Thành có 9 vòng, chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong cùng 1,6 km.
Với vị trí thuận lợi, với cách bố trí thành có 9 lớp, xoáy trôn ốc, thành cao, hào sâu, có các ụ cao khô vượt ra ngoài lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của thành Cổ Loa làm cho quân thù khiếp sợ thể hiện trí tuệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên ta. Ở ngoại thành Hà Nội ngày nay, vẫn còn thấy dấu tích 3 lớp thành Cổ Loa thời An Dương Vương
- Banner được lưu thành công.
- Bắc thuộc lần I
Tân Mùi, [110 TCN], (Hán Nguyên Phong năm thứ 1). Nước Việt ta đã thuộc về nhà Hán. Nhà Hán cho Thạch Đái làm Thái Thú 9 quận. (Chế độ nhà Hán lấy châu lãnh quận, trừ hai quận Châu Nhai, Đạm Nhĩ đều ở giữa biển, còn 7 quận thuộc về Giao Châu, Đái làm châu Thái thú63. Thời Tây Hán, trị sở của Thái Thú đặt tại Long Uyên, tức là Long Biên, thời Đông Hán đặt tại Mê Linh tức là Yên Lăng.)
- Banner được lưu thành công.
- Nhà Triệu
Họ Triệu, nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.
Họ Triệu, tên húy là Đà, người huyện Chân Định nước Hán, đóng đô ở Phiên Ngung (nay ở tỉnh Quảng Đông).
Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN] , (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.
- Banner được lưu thành công.
- Nhà Triệu
Triệu Văng Vương Tên húy là Hồ, con trai Trọng Thủy, cháu Vũ Đế.
Vua lấy nghĩa để cảm nước láng giềng, đánh lui địch, yên biên cảnh, cũng gọi là bậc vua có ý muốn thịnh trị vậy.
Bính Ngọ, năm thứ 2 [135 TCN], (Hán Kiến Nguyên năm thứ 6). Mùa thu, tháng 8, có sao Chổi mọc ở phương đông, đuôi dài hết trời.
Mân Việt Vương Sính xâm lấn biên ấp nước ta. Vua giữ ước với nhà Hán, không tự tiện dấy quân, sai người đem thư nói việc đó với nhà Hán. Nhà Hán khen là nghĩa, vì vua mà phát đại binh, sai Vương Khôi xuất quân từ Dự Chương, Hàn An Quốc xuất quân từ Cối Kê, để đánh Mân Việt.
- Banner được lưu thành công.
- Nhà Triệu
Minh Vương
Ở ngôi 12 năm.
Vua không cẩn thận mối vợ chồng, gây thành loạn cho quốc gia, không có gì đáng khen.
Tên húy là Anh Tề, con trưởng của Văn Vương.
Đinh Tỵ, năm thứ 1 [124 TCN], (Hán Nguyên Sóc năm thứ 5). Lấy Lữ Gia làm Thái phó.
Kỷ Mùi, năm thứ 3 [122 TCN], (Hán Nguyên Thú năm thứ 1). Mùa hạ, tháng 5, ngày 30, nhật thực.
Nhâm Tuất, năm thứ 6 [119 TCN], (Hán Nguyên Thú năm thứ 4). Mùa xuân, sao Chổi mọc ở phía đông bắc. Mùa hạ, sao Chổi dài mọc [12b] ở phương tây.
Ất Sửu, năm thứ 9 [116 TCN], (Hán Nguyên Đỉnh năm thứ 1).
Mậu Thìn, năm thứ 12 [113 TCN], (Hán Nguyên Đỉnh năm thứ 4). Trước kia vua làm thế tử, sang làm con tin cho nhà Hán ở Trường An, lấy con gái người họ Cù ở Hàm Đan, sinh con tên là Hưng. Đến khi lên ngôi, giấu ấn của tiên đế đi, dâng thư sang nhà Hán xin lập Cù thị làm hoàng hậu, Hưng làm thế tử. Nhà Hán mấy lần sai sứ giả sang khuyên vua vào chầu. Vua sợ vào yết kiến phải theo pháp độ nhà Hán ngang với các chư hầu ở trong, cố ý cáo ốm không đi, bèn sai con là Thứ công vào làm con tin. Năm ấy vua mất, thụy là Minh Vương. Con là Hưng nối ngôi.