Lê Thụ (?-1460), là một tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Lê sở trong lịch sử Việt Nam. Lê Thụ phục vụ dưới bốn triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, làm quan đến chức Thái úy.1

Tiểu sử

Khởi nghĩa Lam Sơn

Năm 1426, sau thất bại ở trận Tốt Động, Chúc Động, Vương Thông muốn hòa, các ngụy quan Lương Nhữ Hốt, Trần Phong, Trần An Vinh đem lời xúi giục Vương Thông. Vương Thông đổi ý, đào hào sâu, đắp lũy phòng thủ, mặt khác sai thám tử đưa thư về xin viện binh. Lê Lợi bắt được thư này, 2 bên chấm dứt thời gian hòa hoãn.2

Lê Lợi chia quân đi đánh các thành, sai Lê Thụ cùng; Lê Sát, Lê Lý, Lê Lãnh và Lý Triện công thành Xương Giang.3

Tháng 9, năm 1427, viện binh quân Minh kéo sang Đại Việt gồm 2 đường, Tổng binh Chinh lỗ tướng quân Thái tử thái phó An Viễn hầu Liễu Thăng, Tham tướng Bảo Định bá Lương Minh, Đô đốc Thôi Tụ, Binh bộ thượng thư Lý Khánh, Công bộ thượng thư Hoàng Phúc, thổ quan Hữu bố chính sứ Nguyễn Đức Huân đem hơn 10 vạn quân và 2 vạn ngựa đánh vào cửa Pha Lũy. Chinh Nam tướng quân thái phó Kiềm quốc công Mộc Thạnh, Tham tướng Hưng An bá Từ Hanh, Tân Ninh bá Đàm Trung đem 5 vạn quân và 1 vạn ngựa đánh vào cửa Lê Hoa. Cả hai đều đã tới đầu địa giới.4

Lê lợi sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lãnh, Lê Thiệt cùng Lê Thụ đem 1 vạn quan, 5 thớt voi, bí mật mai phục trước ải Chi Lặng 5 đợi quân Minh.

Trước đó, Lê Lựu giữ cửa Pha Lũy, thấy quân Minh đến, lui về giữ cửa ải Lưu6 quân Minh tiến đánh, Lê Lựu lại lui về đóng ở Chi Lăng. Quân Minh áp sát uy hiếp Chi Lăng. Lê Sát và Lưu Nhân Chú mật sai Lê Lựu ra đánh rồi thua chạy, quân minh đốc suất đại quân đuổi theo, đến chỗ mai phục, cánh quân Lê Sátt, Lưu Nhân Chú và Lê Lựu đổ ra đánh, quân Minh thua to, Liễu Thăng bị chém ở núi Mã Yên.7

Ngày 25, Lê Lợi lại sai Lê Lý và Lê Văn An đem 3 vạn quân tiếp đến ải núi Mã Yên. Lê Sát và Lưu Nhân Chú chỉ huy các quân tung hết binh sĩ ra đánh giặc, chém Bảo Định bá Lương Minh tại trận.7

Ngày 28, Lý Khánh chết. Thôi Tụ và Hoàng Phúc dẫn quân miễn cưỡng tiến lên. Lưu Nhân Chú lại đánh bại bọn chúng, chém được hơn 2 vạn thủ cấp, bắt được lừa ngựa, trâu bò, quân tư khí giới nhiều không kể xiết.7

Mùa đông, tháng 10, vua sai Lê Lý và Lê Văn An đem 3 vạn quân bao vây bốn mặt, lại dựng rào lũy ở tả ngạn sông Xương Giang để ngăn chặn. Thôi Tụ không còn mưu kế gì khác, đành phải đắp lũy giữa cánh đồng để tự vệ. Thôi Tụ đường cùng xin hòa, Lê Lợi không chấp thuận.7

Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn cắt đường vận lương, sai Phạm Vấn, Lê Khôi đem 3 nghìn quân Thiết đột, 4 voi cùng với cánh quân Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn An tấn công. Ngày 15, quân Minh đại bại, bị chém 5 vạn người, Thôi Tụ, Hoàng Phúc bị bắt sống, 3 vạn người bị bắt. Nghĩa quân Lam Sơn thu vũ khí ngựa chiến, vàng bạc, vải lụa nhiều không kể xiết.7

Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc, ngày 3, tháng 5, năm 1429, Lê Lợi ban biển ngạch công thần cho 93 viên, Lê Thụ được ban tước Huyện hầu.8

Tham dự triều chính

Triều vua Lê Thái Tông

Tháng 7, năm 1437 đời vua Lê Thái Tông, sau khi bãi chức tước của Đại tư đồ Lê sát, vua ban lời chiếu:

9

Tháng 8, năm 1437 Tháng 8, lấy Thái giám tham tri chính sự Trịnh Khả làm Thiếu úy. Lấy nhập nội thiếu úy tổng quản tiền dực thánh quân Lê Thụ làm Tham tri chính sự.9

Cùng năm đó, nhà vua lại lấy Tham tri chính sự Lê Thận, Đỗ Đại, Nguyễn Xí, Lê Thụ làm tri từ tụng sự.10

Ngày 12, tháng 8, năm 1442, sau cái chết của vua Lê Thái Tông, đại thần là Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Đinh Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi, lúc ấy, vua mới 2 tuổi.11

Triều vua Lê Nhân Tông

Ngày 22, tháng Giêng, năm 1446, Lê Thụ lúc ấy giữ chức Nhập nội đô đốc bình chương, cùng với Nhập nội đô đốc bình chương Trịnh Khả, Nhập nội thiếu phó tham dự triều chính Lê Khắc Phục đem hơn 60 vạn quân đi đánh Chiêm Thành.12

Ngày 23, quân của Lê Thụ, Trịnh Khả, Lê Khắc Phục đến xứ, Ly Giang13 , Đa Lang, Cổ Lũy14 , mở thông đường thủy, dựng thành lũy để đánh nhau với quân Chiêm, phá tan quân Chiêm, đánh thẳng đến cửa biển Thi Nại15 .

Mùa hạ, ngày 25, tháng 4, năm 1446, quân của Lê Thụ tiến công thành Chà Bàn phá tan quân Chiêm,bắt được chúa là Bí Cai và các phi tần, bộ thuộc, ngựa voi vũ khí, cùng các hàng tướng rồi đem quân về.16

Tháng 6, năm 1448, nhóm đại thần Lê Thụ cùng dâng sớ hặc tội mình, xin vua miễn chức. Vua Lê Nhân Tông ra sắc dụ không cho.17

Tháng 5, năm 1449, Lê Thụ, Trịnh Khả dâng sớ rằng:

19

Tháng 6, năm 1456, Lê Thụ được tha khỏi ngục.20

Triều vua Lê Nghi Dân

Năm 1460, Lê Nghi Dân lật đổ vua Lê Nhân Tông, Lê Thụ cùng với các đại thần Lê Ê, Đỗ Bí, Lê Ngang làm binh biến, nhưng việc bị phát hiện, tất cả đều bị giết chết. Cùng năm ấy nhóm đại thần Nguyễn Xí làm binh biến lật đổ Lê Nghi Dân. Nguyễn Xí tâu thăng các quan công thần tại chức hay đã chết, được ban quốc tính hay không được ban, cùng số con trai của họ chưa được thăng bổ, vua Lê Thánh Tông ra chiếu rằng:

.21

Chú thích

  1. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1993, dịch giả Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam
  2. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1993, dịch giả Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, trang 340, 341, bản điện tử
  3. ^ Thành Xương Giang: nay là thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Chú giải của sách Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn.
  4. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1993, dịch giả Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, trang 349, bản điện tử
  5. ^ Chi Lăng: là ải hiểm trở nhất trên con đường từ Pha Lũy đến Đông Quan, cách Pha Lũy khoảng 60 km, thuộc xã Chi Lăng, tỉnhLạng Sơn ngày nay.
  6. ^ Ải Lưu: (nguyên văn thiếu chử Lưu) cũng là cửa ải trên đường từ Khâu Ôn đến Chi Lăng, nằm ở khoảng Lạng Nắc, hoặc trên đó không xa lắm, vùng giáp giới hai xã Nhân Lý và Sao Mai, huyện Chi Lăng ngày nay.
  7. ^ a ă â b c Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1993, dịch giả Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, trang 350, bản điện tử
  8. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 366
  9. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 397
  10. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 398
  11. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 405
  12. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 407
  13. ^ Ly Giang: cũng gọi là Lê Giang, tên huyện thời thuộc Minh và đời Lê, đến đầu đời Nguyễn đổi thành Lễ Dương, nay là đất huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam -Đà Nẵng.
  14. ^ Cổ Lũy: vùng đất tỉnh Quảng Nghĩa cũ, nay thuộc tỉnh Quảng Ngã
  15. ^ Thi Nại: tức cửa biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
  16. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 408
  17. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 411
  18. ^ Thánh Từ: tức Thánh Từ hoàng thái hậu. Vua còn nhỏ, thái hậu phải buông rèm coi chính sự. Tức Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Anh
  19. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 418
  20. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 425
  21. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 432

Tham khảo

  • Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, dịch giả Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam.

Xem thêm

(Nguồn: Wikipedia)