Đông Anh (màu vàng nâu) trong bản đồ Hà Nội
Huyện
Bản đồ Hà Nội.png
Địa lý
Diện tích 182,3
Dân số  
 Tổng cộng 375 000 (2014)
 Mật độ 2060
Dân tộc Người Việt
Hành chính
Huyện lỵ Thị trấn Đông Anh
 Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Sang
Phân chia hành chính 23 xã, 1 thị trấn
Số điện thoại (84) (04) 3883.2210
Số fax (84) (04) 3883.2627
Website donganh.hanoi.gov.vn

Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 Km về phía Bắc.

Vị trí

Đặc điểm

  • Diện tích: 18.230 ha (182,3 km²)
  • Dân số: 375 000 người (2014)
  • Mật độ dân số: 2.060 người/km²

Lịch sử

Huyện Đông Anh trước kia là một phần huyện Kim Hoa (gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn của Hà Nội, thị xã Phúc Yên của Vĩnh Phúc), thuộc phủ Bắc Hà và huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn thuộc trấn Kinh Bắc.  Từ năm 1831 đến năm 1901, đất huyện Kim Hoa (Kim Anh) thuộc tỉnh Bắc Ninh. Năm 1876-1903, huyện Kim Anh sáp nhập với huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn thành huyện Đông Khê, thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, rồi được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 6 tháng 10 năm 1901).

-Trấn Kinh Bắc xưa gồm 4 phủ Bắc Hà, Từ Sơn, Lạng Giang, Thuận An.

+ Phủ Hà Bắc gồm 4 huyện: Tân Phúc (Sóc Sơn), Kim Hoa (nay gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn của Hà Nội, thị xã Phúc Yên của Vĩnh Phúc), Hiệp Hoà, Việt Yên (Bắc Giang).

Trong đó huyện Kim Hoa gồm:(năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) bị đổi thành Kim Anh),gồm các tổng: tổng Phù Lỗ (gồm các xã Phù Lỗ, Phù Xá, Khê Nữ, Nhạn Tái, Bắc Giã, Xuân Nội, Tảo Mai, Thái Phù, Càn Khê, Kim Tiên, Xuân Kỳ, Liên Lý; nay thuộc phần đất các xã Nguyên Khê, Xuân Nội của huyện Đông Anh và thị trấn Phù Lỗ huyện Sóc Sơn), tổng Kim Hoa (gồm các xã Kim Hoa, Xuân Hoa, Thanh Tồi, Khả Do; nay thuộc phần đất các xã Kim Hoa, Thanh Lâm của huyện Mê Linh, xã Nam Viêm và phường Phúc Thắng của Phúc Yên), tổng Gia Thượng (gồm các xã Gia Thượng, Phù An, Chi Đông, Lâm Hộ, Giai Tạ; nay là phần đất thuộc các xã thị trấn: Thanh Lâm, Chi Đông, Quang Minh,... huyện Mê Linh), tổng Đông Đồ (gồm các xã Đông Đồ, Chu Lão, Sơn Du, Thụy Hà, Tằng My; nay là phần đất thuộc các xã Nam Hồng (Tằng My), Bắc Hồng (Thụy Hà,...), Nguyên Khê (Sơn Du) huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Ninh Bắc (gồm các xã Ninh Bắc, Gia Hạ (Hương Gia), Nội Phật (Nội Bài), Đông Bài, Đống Mai (Mai Đình); nay là phần đất thuộc các xã Phú Cường (Hương Gia), Quang Tiến (Ninh Bắc, Nội Bài), Song Mai của huyện Sóc Sơn), tổng Cổ Bái (gồm các xã Cổ Bái, Thạch Lỗi, Thanh Nhàn, Hiền Lương, Phù Lai, Thắng Trí; nay là phần đất thuộc các xã Thanh Xuân (Thanh Nhàn, Thạch Lỗi), Hiền Ninh (Hiền Lương), Minh Trí (Thắng Trí),... huyện Sóc Sơn), tổng Quan Đình, tổng Tiên Dược, tổng Xuân Bảng. Nay là phần đất thuộc các huyện Mê Linh, Sóc Sơn của Hà Nội.

+Phủ Từ Sơn gồm 5 huyện của Bắc Ninh: Đông Ngàn (thị xã Từ Sơn hiện nay), Yên Phong, Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng. (Quế Dương và Võ Giàng nay gộp thành Quế Võ).

Trong đó huyện Đông Ngàn gồm: Huyện Đông Ngàn, gồm các tổng: tổng Hội Phụ (gồm các xã Đông Ngàn, Hội Phụ, Ông Xá, Du Lâm, Tiên Hội, Hoa Lâm, Mai Hiên, Lộc Hà; nay là các xã Đông Hội (Đông Ngàn, Hội Phụ, Tiên Hội), Mai Lâm (Du Lâm, Hoa Lâm, Mai Hiên, Lộc Hà) của huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Hà Lỗ, tổng Yên Thường (gồm các xã Yên Thường, Trịnh Xá, Quy Mông, Xung Quán, Châu Tháp (các thôn Đa Hội,  Song Tháp, Đa Vạn), Đình Vĩ, nay là phần đất thuộc xã Yên Thường huyện  Gia Lâm, các xã Châu Khê (Châu Tháp), Phù Khê huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Hạ Dương (gồm các xã Hạ Dương, Ninh Giang, Hiệp Phù, Công Đình, Ninh Xuyên, Phù Ninh; nay là phần đất xã Ninh Hiệp (Ninh Giang, Hiệp Phù), Dương Hà, Đình Xuyên (Công Đình, Ninh Xuyên),... huyện Gia Lâm), tổng Dục Tú, tổng Mẫn Xá, tổng Phù Lưu (gồm các xã Phù Lưu, Đại Đình, Đình Bảng, Dương Lôi, Trang Liệt, Bính Hạ, Thụ Chương; nay là phần đất thuộc các xã Đình Bảng,... huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Phù Chẩn (gồm các xã Phù Chẩn, Phù Cảo, Phù Lộc, Phù Luân; nay là phần đất thuộc các xã Phù Chẩn,... huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Nghĩa Lập, tổng Cổ Loa (gồm các xã Cổ Loa, Lương Quán, Đường An (Đường Yên), Lỗ Giao, Lương Quy, Dục Nội, Gia Lộc; nay là phần đất các xã Cổ Loa (Cổ Loa), Việt Hùng (Lỗ Giao, Dục Nội, Gia Lộc), Xuân Nộn (Đường Yên),... huyện Đông Anh), tổng Tam Sơn, tổng Xuân Canh (gồm các xã Xuân Canh, Lực Canh, Xuân Trạch, Vạn Lộc, Mạch Tràng, Uy Nỗ Thượng, Phúc Lộc, Kinh Nỗ; nay thuộc phần đất các xã Xuân Canh (Xuân Canh, Vạn Lộc, Lực Canh, Xuân Trạch), Uy Nỗ (Uy Nỗ Thượng, Phúc Lộc, Kinh Nỗ), Cổ Loa (Mạch Tràng) của huyện Đông Anh), tổng Tuân Lệ (gồm các xã Tuân Lệ, Uy Nỗ, Uy Nỗ Trung, Vân Trì, Viên Nội, Tiên Kha, Cổ Dương, Chiêm Trạch, Phương Trạch, Ngọc Giang; nay là các xã Uy Nỗ, Vân Nội (Vân Trì, Viên Nội), Tiên Dương (Tiên Kha, Cổ Dương, Tuân Lệ), Vĩnh Ngọc (Chiêm Trạch, Phương Trạch, Ngọc Giang),... của huyện Đông Anh),. Huyện Đông Ngàn xưa, ngày nay là phần đất thuộc các quận huyện Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên của Hà Nội.

- Trấn Sơn Tây(xứ Đoài) gồm có 5 phủ: Quốc Oai, Quảng Oai, Tam Đới /Đái, Đoan Hùng, Lâm Thao. Trong đó phủ Tam Đái sau đổi thành Vĩnh Tường gồm có huyện Bạch Hạc, Yên lạc, Yên Lãng, lập Thạch, Phù Ninh.

+ trong đó huyện Yên Lãng, (nay thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, và các huyện Mê Linh, Đông Anh Hà Nội), gồm 9 tổng: tổng Yên Lãng (cấp làng xã gồm: Yên Lãng, Xuân Lãng, Tuyền Mỹ, Lý Nhân, Mộ Đạo, Can Bì, Hợp Lễ, Lý Hải, Thái Lai), tổng Kim Đà (cấp làng xã gồm: Kim Đà, Hoàng Xá, Văn Quán, Khê Ngoại, Đông Cao), tổng Hạ Lôi (cấp làng xã gồm: Hạ Lôi, Lục Trì, Đại Bối, Đường Lệ, Văn Lôi, Cư Triền, Nam Cường, Nội Động), tổng Hương Canh (cấp làng xã gồm: Hương Canh (nay là thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), Ngọc Canh, Tiên Hàng, Quất Lưu (nay thuộc huyện Bình Xuyên Vĩnh Phúc), Vị Nội, Vị Trù, Nội Phật, Ngoại Trạch), tổng Bạch Trữ (cấp làng xã gồm: Bạch Trữ, Đạm Nội, Nhuế Khúc, Đạm Xuyên, Tháo Miếu, Thịnh Kỳ, Đông Lỗ, Kim Tuyến), tổng Thiên Lộc (Đa Lộc) (cấp làng xã gồm: Thiên Lộc (Đa Lộc), Thiên Dưỡng, Trung Hậu, Yên Nhân, Do Nhân, Trang Việt; nay là phần đất thuộc các xã Tráng Việt (Trang Việt), Tiên Phong huyện Mê Linh, xã Kim Chung (Đa Lộc, Thiên Dưỡng-Trung Hậu (Hậu Dưỡng)) huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Quải Mai (sau đổi là Sáp Mai) (cấp làng xã gồm: Quải Mai, Mai Châu, Đại Độ (Đại đội), Đại Đồng, Mạch Lũng; nay thuộc các xã Đại Mạch (Đại Đồng, Mạch Lũng, Mai Châu), Võng La (Quải Mai (Sáp Mai), Đại Độ (Đại đội)) huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Hải Bối (cấp làng xã gồm: Hải Bối, Cổ Điển, Uy Nỗ Hạ (Kim Nỗ), Đồng Nhân, Tàm Xá, Yên Hà, Thọ Đồi (Thọ Đa); nay là phần đất thuộc các xã Hải Bối (Hải Bối, Cổ Điển, Đồng Nhân, Yên Hà), Kim Nỗ (Kim Nỗ, Thọ Đa), Tầm Xá(Tàm Xá) của huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Võng La (cấp làng xã gồm: Võng La, Canh Tác, Canh Vân, Công Ngư; nay thuộc xã Võng La huyện Đông Anh).

Ngày 10 tháng 4 năm 1903, huyện Đông Khê lại được chia tách thành 2 huyện là Kim Anh và Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh.

Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 1923-1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Phúc Thịnh (Nguyên Khê), Tự Do (Xuân Nộn), Tiến Bộ (Thụy Lâm), Nam Hồng, Thành Công (Kim Nỗ), Hùng Sơn (Uy Nỗ), Toàn Thắng (Tiên Dương), Việt Hùng, Dân Chủ (Đại Mạch), Việt Thắng (Võng La), Anh Dũng (Hải Bối), Tân Tiến (Vĩnh Ngọc), Vạn Thắng (Xuân Canh), Liên Hiệp (Vân Nội), Quyết Tâm (Cổ Loa)) sáp nhập vào Hà Nội1 .

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã (trên cơ sở tiếp nhận thêm 5 xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm thuộc huyện Từ Sơn (Bắc Ninh); xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng và xã Tầm Xá thuộc quận V cũ2 . Lúc này, huyện Đông Anh có 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có diện tích 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn.3 Từ đó, huyện Đông Anh có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã.

Danh nhân huyện Đông Anh

Đông Anh là huyện có tổng số người thi đỗ tiến sĩ nhiều thứ hai trong tổng số 29 quận, huyện của Hà Nội - theo quy hoạch đến năm 2012, với tổng số 56 người đỗ đại khoa trong đó có 3 Thám hoa, 13 Hoàng giáp, 39 Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và 1 Phó bảng. Đứng đầu danh sách này là huyện Thường Tín với 64 người. Đông Anh cũng là một trong 8 quận, huyện có trên 35 người đỗ tiến sĩ. Theo thống kê này, số người đỗ đại khoa ở Đông Anh chiếm 8,41% số người đỗ đại khoa của cả Thăng Long – Hà Nội, đứng sau huyện Từ Liêm với 9,61%.

- An Dương Vương - tên thật là Thục Phán (chữ Hán: 蜀泮), là vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng. Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN.

- Tây Vu Vương- thủ lĩnh chống quân nhà Hán xâm lược ở thành Cổ Loa.

- Lã Xử Bình (? - 966) là tướng nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Khi Ngô Xương Văn mất, Lã Xử Bình đã cùng Kiều Tri Hựu,Dương Huy và Đỗ Cảnh Thạc nổi loạn tranh giành ngôi Vua, trực tiếp đưa đất nước rơi vào thời loạn 12 sứ quân.1  Ông là thủ lĩnh của một trong những phe tiếm quyền triều đình Cổ Loa và bị lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp năm 966, mở đầu quá trình thống nhất đất nước để lập lên nhà Đinh trong lịch sử Việt Nam.

-  Hoàng Giáp Tiến sĩ Lê Tuấn Mậu - Thuỵ lôi, Thuỵ Lâm. Ông làm quan ngót bốn chục năm, từng được trao chức Đô Ngự Sử, về sau được thăng dần đến chức Lễ Bộ Thượng thư. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, vì quyết không chịu khuất phục, ông bị Mạc Đăng Dung giết. Các triều đình phong kiến Việt Nam phong nhiều sắc phong ghi nhận công đức của ông, qua quá trình lịch sử đã bị thất lạc nay chỉ còn lại 10 chiếc được lưu giữ tại Gia tộc họ Lê Tuấn ở Thụy Lôi - Thụy Lâm - Đông Anh - Hà Nội.

- Đỗ Túc Khang (1470 - 1523) Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức năm thứ 27 (1496), người thôn Giao Tác, xã Hà Vỹ, huyện Đông Ngàn xứ Kinh Bắc xưa (nay thuộc xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội).

- Nguyễn Thực (1554-1637),  là danh thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Thực người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, nay là xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam.

- Nguyễn Nghi con trai Nguyễn Thực, từng giữ đến chức Tể tướng triều Lê trung hưng.

- Quách Đồng Dần-  (1566-?) là nhà khoa bảng sống vào thời Lê-Trịnh. Quê ông là Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông sống trong khoảng cuối thế kỷ XVI-đầu thế kỷ XVII.

- Chu Doãn Mại (1740 - ?) Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 39 (1778), người thôn Hậu, xã Dục Tú, huyện Đông Ngàn (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hàn lâm viện Đãi chế, Quốc tử giám Tuỳ giảng, Đông các Hiệu thư. Nhà Lê mất, ông không làm quan với Tây Sơn. Có tài liệu ghi ông là Chu Doãn Lệ.

- Chu Doãn Trí (1779 - 1850),tự Viễn Phu, hiệu Tạ Hiên. Con Tiến sĩ Chu Doãn Mại, quê thôn Hậu, xã Dục Tú, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội.). Khi còn trẻ ông theo học Phạm Quý Thích, được Phạm Quý Thích coi như con. Khi thầy mất ông đã làm nhà cỏ bên mộ thầy, để tang thầy suốt ba năm theo lệ. Ông là người có công lớn trong việc gìn giữ, sưu tập các tác phẩm của thầy Phạm. Ông có tài đức, có tiết tháo, không vọng cầu danh lợi, lại rất giỏi y học. Ông đã để lại nhiều bài thơ văn hay. Năm Canh Tý (1840), Nguyễn Đăng Giai tiến cử ông về hàng ẩn sĩ; Nhà vua khiến cấp lộ phí cho ông vào kinh, để bổ sung quan chức. Ông viện lấy bệnh già xin từ tạ. Vua Thiệu Trị khen ông có phong thái xử sĩ, không muốn ép uổng, bèn ban cho rượu hồng hoa dương tử.. Ông trở thành một nhân vật rất có uy tín và đức độ trong khu vực, đến mức từ các đường quan cho đến bọn phỉ tặc đều vị nể.

- Nguyễn Án (1770 - 1815), tự Kính Phủ, hiệu Ngu Hồ; là một danh sĩ thời Lê mạt-Nguyễn sơ, Việt Nam. Ông và Phạm Đình Hổ là đồng tác giả tập ký Tang thương ngẫu lục. Nguyễn Án là người làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội.

- Nguyễn Huy Tân (1820 - 1862), tự Đỉnh Khanh, người xã Dục Tú, huyện Đông Ngàn (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội). Đỗ Tú tài năm 1843, đỗ Cử nhân năm 1847, làm quan đến chức Ngự sử. Hy sinh trong khi đánh dẹp các toán cướp ở Bắc Ninh năm 1862. Triều đình truy tặng chức Hàn lâm viện, ban tên thụy là Đoan Trực, con trưởng được hưởng tập ấm Cửu phẩm Văn giai.

- Nhà văn Ngô Tất Tố (1893 - 1954) ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội)

- Nguyễn Tư Giản (阮思僩, 1823–1890), trước có tên: Văn PhúĐịch Giản, sau mới đổi lại là Tư Giản, tự: Tuân Thúc(洵叔), Hy Bật, hiệu: Vân Lộc(雲麓) và Thạch Nông(石農). Ông là một danh sĩ và là một vị quan từng trải qua những chức vụ trọng yếu suốt gần 40 năm, phục vụ 7 đời vua nhà Nguyễn ở Việt Nam.Nguyễn Tư Giản sinh tại làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Du Lâm, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).

- Nguyễn Triệu Luật-(1903-1946), bút hiệu: Dật LangPhất Văn Nữ Sĩ; là nhà giáo, nhà văn, nhà báo và là thành viên sáng lậpViệt Nam Quốc dân Đảng vào năm 1927 tại Việt Nam.Ông là người làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).

- Xích Điểu là một bút danh của Nguyễn Văn Tước (1910-2003), một nhà văn, nhà thơ trào phúng Việt Nam. Ông thường viết với các bút danh Xích Điểu, Minh Tước, Thương Biền, Trần Minh Tước. Ông quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

- Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960 là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như TôĐêm hội Long TrìBắc SơnSống mãi với thủ đô. Ông sinh ra trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội. Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

- Nghiêm Thẩm- (1920-1982) là một giáo sư, nhà nghiên cứu khảo cổ nổi tiếng người Việt Nam.Ông sinh ngày 13 tháng 5 năm 1920, tại huyện Đông Anh, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc Hà Nội). Ông là con thứ năm của cụ Nghiêm Hoàn Luyến, người làng Hòa Xá, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội.

- Đào Huy Vũ - (1924-1986) là tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên là (quyền) Tư lệnh đầu tiên Binh chủng tăng thiết giáp, Trung đoàn trưởng (đầu tiên) Trung đoàn xe tăng (đầu tiên) 202, Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, Trưởng Khoa thiết giáp Học viện Quân sự cấp cao.  ông lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, là cán bộ tiền khởi nghĩa.

- Đào Duy Tùng-  (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1924 - mất 1998). Quê quán tại Xóm Chợ, Cổ Loa, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên, nay là huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Ông là một Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều khóa liên tục. Ông được xem là nhà lý luận hàng đầu và đã để lại rất nhiều cuốn sách thuộc loại này. Thời gian công tác dài nhất của ông là ở cơ quan Trung ương và hơn 30 năm làm công tác tư tưởng lý luận của Đảng, suốt từ tháng 5-1955 đến năm 1998. Trong ngành tuyên huấn, ông đã lần lượt giữ các cương vị Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Huấn học, Phó Trưởng ban kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Viện trưởng Viện Mác Lê-nin và Trưởng ban Ban Tuyên huấn Trung ương. Ông đã liên tục được bầu 4 khóa vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ Đại hội IV (1976: Dự khuyết; tháng 11/1981: Chính thức), Đại hội V, Đại hội VI và Đại hội VII, trong đó, 2 khóa được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

- Đỗ Quốc Sam - (1929-2010) là một Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, khi Bộ này được đổi tên sang từ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (cơ quan ngang Bộ, tiền thân). Quê ở Thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

- Lê Đức Tụ -  (sinh 1944) tại Xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, TP Hà Nội là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ông cũng là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Lai Châu.

- Lê Hữu Tựu-(1944 - 1972), quê xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông là xạ thủ súng máy phòng không 12,7 mm, chiến đấu trên 50 trận, bắn rơi 31 máy bay trực thăng Mỹ (lập kỷ lục bắn rơi nhiều máy bay ở chiến trường Tây Nguyên), diệt 64 địch (phần lớn là kíp lái).Do những công lao đóng góp với sự nghiệp cách mạng đồng chí đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba). Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 15/2/1970.

- Nguyễn Huy Đức- Ông sinh năm 1956 tại thôn Tằng My, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Ông công tác trong lực lượng CAND, học vị tiến sỹ luật, quân hàm trung Tướng, Nguyên phó tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát, bộ công an.

- Nguyễn Phú Trọng- Ông sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đơn vị hành chính

Một đoạn đường ở trung tâm huyện Đông Anh - Đường Cao Lỗ

Gồm có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.

Giao thông công cộng

Các tuyến xe buýt 07,15,17,35B,43,46,53A,56A,58,59,61,63,64,65,86.

  • 07: Cầu Giấy - Sân bay Nội Bài đi qua cao tốc Thăng Long - Nội Bài
  • 15: Bến xe Gia Lâm - Phố Nỉ (TTTM Bình An) đi qua quốc lộ 3
  • 17: Long Biên - Phù Lỗ - Sân bay Nội Bài đi qua quốc lộ 3
  • 35B: Trần Khánh Dư - Mê Linh đi qua cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (ngã tư Nam Hồng đi Mê Linh)
  • 43: CV Thống Nhất - TT Đông Anh đi qua quốc lộ 3, Cao Lỗ
  • 46: Bến xe Mỹ Đình - Cổ Loa - TT Đông Anh đi qua cầu Thăng Long, đường 6 cây, đường quốc lộ 3, đường Cổ Loa
  • 53A: Hoàng Quốc Việt - TT Đông Anh đi qua cầu Thăng Long, đường 6 cây, đường Vân Trì, cầu vượt Vân Trì, đường 23B, Cao Lỗ
  • 56A: Nam Thăng Long - Núi Đôi đi qua cao tốc Thăng Long - Nội Bài
  • 58: Yên Phụ - BV đa khoa Mê Linh đi qua cao tốc Thăng Long - Nội Bài
  • 59: TT Đông Anh - Đại học Nông nghiệp Hà Nội đi qua đường Cao Lỗ, quốc lộ 3
  • 61: Vân Hà (Đông Anh) - Nam Thăng Long đi qua đường Vân Hà, Liên Hà, Việt Hùng, Cao Lỗ, đường Vân Trì, đường 6 cây, cầu Thăng Long, Phạm Văn Đồng, Nam Thăng Long
  • 63: KCN Bắc Thăng Long - Tiến Thịnh (Mê Linh) đi qua KCN Bắc Thăng Long, cao tốc Thăng Long - Nội Bài (ngã tư Nam Hồng)
  • 64: KCN Bắc Thăng Long - Phố Nỉ (TTTM Bình An) đi qua KCN Bắc Thăng Long, cao tốc Thăng Long - Nội Bài
  • 65: Thuỵ Lâm (Đông Anh) - Long Biên đi qua đường Thuỵ Lâm, Tập thể Z153, Ấp Tó, Đản Dị, Chợ Tó, Việt Hùng, Dục Tú, Quốc lộ 3, Đông Hội, cầu Đông Trù, Nguyễn Văn Cừ, cầu Chương Dương, Long Biên
  • 86: Sân bay Nội Bài - Ga Hà Nội đi qua đường Võ Nguyên Giáp, cầu Nhật Tân

Đường phố

  • Bắc Hồng
  • Cao Lỗ
  • Cổ Loa
  • Đại Mạch
  • Đản Dị
  • Đào Cam Mộc
  • Đào Duy Tùng
  • Đông Hội
  • Dục Nội
  • Dục Tú
  • Ga Đông Anh
  • Gia Lương
  • Hải Bối
  • Hoàng Sa
  • Lâm Tiên
  • Lê Hữu Tựu
  • Liên Hà
  • Nam Hồng
  • Nguyên Khê
  • Nguyễn Thực
  • Phúc Lộc
  • Phương Trạch
  • Thư Lâm
  • Thụy Lâm
  • Thụy Lôi
  • Trường Sa
  • Uy Nỗ
  • Vân Hà
  • Vân Nội
  • Vân Trì
  • Việt Hùng
  • Võ Nguyên Giáp
  • Võ Văn Kiệt
  • Xuân Canh
  • Yên Thường

Giao thông

  • Đường 23B
  • Quốc lộ 3
  • Quốc lộ 3 mới (đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên)
  • Quốc lộ 23A (đường 6 cây (km))
  • Đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt)
  • Đường cao tốc Nhật Tân-Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp)
  • Quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa
  • Các cây cầu trên địa bàn huyện và nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, cầu Phù Lỗ, cầu Đò Lo, cầu Lớn, cầu Đôi, cầu E, cầu Phương Trạch, cầu Lộc Hà, cầu sông Thiếp, cầu Vân Trì.
  • Các cầu vượt cạn: cầu vượt Kim Chung, cầu vượt Nam Hồng, cầu vượt Vân Trì, cầu vượt Vĩnh Ngọc, cầu vượt Bắc Hồng.
  • Ngoài ra còn có dự án cầu Thượng Cát thuộc đường vành đai 3.5 Hà nội và cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng.

Đường sắt

  • Đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua các xã Dục Tú, Cổ Loa, Việt Hùng, Uy Nỗ, TT.Đông Anh, Tiên Dương, Bắc Hồng
  • Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua TT.Đông Anh, xã Nguyên Khê
  • Đường sắt vận chuyển hàng hoá Thanh Trì - Đông Anh chạy qua các xã Hải Bối, Kim Nỗ, Nam Hồng, Bắc Hồng
  • Các ga Cổ Loa, ga Đông Anh, ga Bắc Hồng
  • Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi).

Văn hoá du lịch

  • Địa đạo Nam Hồng
  • Cung văn hoá Đông Anh, bảo tàng Đông Anh
  • Sân vận động Đông Anh
  • Khu di tích Quốc gia đặc biệt thành cổ Cổ Loa cùng với đền An Dương Vương, đình Cổ Loa, Am Mị Châu, đền thờ Cao Lỗ, nhà triển lãm Cổ Loa, đền thờ Quan Trấn Nam,..
  • Đền Sái thờ Huyền thiên Trấn Vũ (xã Thụy Lâm)
  • Nhà thờ thôn Đại Bằng
  • Đình Đào Thục - Chùa Thánh Phúc (Đào Thục) - Làng múa rối nước Đào Thục.
  • Sân golf Vân Trì cạnh đầm Vân Trì
  • Công viên Cầu Đôi
  • Vườn hoa Trung tâm
  • Xưởng phim Cổ Loa
  • Chùa Tó, đình Tó, chùa Linh Thông, đình Dục Nội, đình Gia Lộc,...

Ở Đông Anh hiện nay có các lễ hội sau:

Hội đền An Dương Vương hay còn gọi là Hội Cổ Loa

Hội Cổ Loa (Thiềng)
  • Thờ: An Dương Vương (Thục Phán)
  • Địa điểm: Xã Cổ Loa
  • Thời gian: Từ 4 đến 15 tháng Giêng
  • Chính hội: 6 tháng Giêng
  • Đặc điểm: Đám rước lớn mười ba xóm: Cỗ bỏng, Chè lam

Hội làng Cổ Dương

Tập tin:Chưa Có Ảnh dinhlang1.jpg
Hội Cổ Dương (Đình Cổ Dương)
  • Địa điểm: Thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương
  • Thời gian: 07/02-08/02 âm lịch
  • Chính hội: 08/02 âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: trung tâm làng Cổ Dương
  • Đặc điểm: Chọi gà, Kéo co, Đấu vật, Bắt vịt, Bóng Chuyền hơi, Bóng đá...

Hội làng Quan Âm

  • Địa điểm: Thôn Quan Âm, xã Bắc Hồng
  • Thời gian: 07/02-08/02 âm lịch
  • Chính hội: 08/02 âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: trung tâm làng Quan Âm, xung quanh hồ Mắt Ngọc.
  • Đặc điểm: gồm các trò chơi dân gian như Đập niêu, Chọi gà, Vật dân tộc,..., Bóng chuyền, hát Quan họ,...
  • Hội làng Mỹ Nội
    • Địa điểm: Thôn Mỹ Nội, xã Bắc Hồng
    • Thời gian: 09/01-10/01 âm lịch
    • Chính hội: 10/01 âm lịch
    • Địa điểm tổ chức: trung tâm làng Mỹ Nội, khu vực Sân kho thôn Mỹ Nội.
    • Đặc điểm: gồm các trò chơi dân gian như Đập niêu, Chọi gà, Vật dân tộc,..., Bóng chuyền, hát Quan họ,...

Hội làng Đường Yên

  • Thờ: Lê Hoa - tướng của Hai Bà Trưng
  • Địa điểm: Thôn Đường Yên, xã Xuân Nộn
  • Thời gian: mồng 2 tháng 2
  • Đặc điểm: Hội thi kén rể Đường Yên

Hội rước vua giả Đền Sái

  • Địa điểm: thôn Thụy Lôi (Nhội), xã Thụy Lâm
  • Thời Gian: Chính hội: 11/1 âm lịch
  • Đặc điểm: Rước vua giả, hát Quan họ, Múa lân,...

Là nơi duy nhất trên cả nước đến nay có tập tục rước vua quan sống (các vị lão trong làng sẽ là vua quan và được con cháu rước trên kiệu từ Đền Sái về đình làng)

Hội làng Rối nước Đào Thục

  • Địa điểm: thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm
  • Thời Gian: Chính hội: 13/11 âm lịch - 24/2 âm lịch giỗ tổ nghề rối
  • Đặc điểm: Làng Đào Thục khi xưa có tên gọi là Đào Xá (có câu ca Nhất kinh kỳ nhì Đào Xá), là làng cổ có từ lâubđời được nhà Hậu Lê ban lưu giữ nghệ thuật múa rối nước đất Kinh kỳ Thăng Long từ năm 1705. Tổ nghề là Đào Đăng Khiêm tên thật là Nguyễn Đăng Vinh.

Hội làng Sơn Du

  • Địa điểm: Đình làng Và Đền Phù Đổng Thiên Vương
  • Thời gian:Mồng 9 - 10 Tháng Giêng âm lịch
  • Chính hội: Mồng 10 Tháng Giêng âm lịch
  • Kính Mời:Chư Vị Khách Thập Phương Về Dự!

Hội làng Xuân Nộn

  • Thờ:
  • Địa điểm: Thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn
  • Thời gian: 10 - 15/10 âm lịch
  • Chính hội: 11/10 âm lịch
  • Đặc điểm: Rước kiệu vua bà, Múa rắn

Hội làng Xuân Trạch

  • Thờ: Cao Minh Sơn Xạ Thần Quốc
  • Địa điểm: Thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh
  • Thời gian: Chính hội 10/03 âm lịch (8-13/3 âm lịch).
  • Đặc điểm: Rước nước

Hội làng Quậy

  • Thờ: Thủy Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, Tam Giang và Đông Hải.
  • Địa điểm: Thôn Châu Phong; Giao Tác và Đại Vỹ
  • Thời gian: 12/1-15/1 âm lịch
  • Đặc điểm: Hát giao duyên, Chọi gà, Đấu cờ người, Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Đấu vật

Hội bà Máy hay còn gọi là lễ hội Giỗ

  • Thờ: Đức Thánh Minh Công và Đức Thánh Dực Công
  • Địa điểm: thôn Hà Hương và thôn Hà Lỗ xã Liên Hà
  • Thời gian: 12/3 [chính hội]đến 14/3 âm lịch
  • Đặc điểm: Rước kiệu, Múa sư tử, Đấu vật, hát Quan họ, Bịt mắt bắt dê, Bắt vịt dưới ao,....

Hội làng Phúc Hậu

  • Thờ: Đức Thánh Tam Lang tức Lý Tam Lang
  • Địa điểm: Thôn Phúc Hậu, xã Dục Tú
  • Thời gian: 13/02-14/02 âm lịch
  • Chính hội: 14/02 âm lịch
  • Đặc điểm: Bóng chuyền, hát Quan họ, Chọi gà,....

Hội làng Dục Tú

  • Thờ: Đức Sĩ Vương tức Sĩ Nhiếp
  • Địa điểm: Thôn Dục Tú 3, xã Dục Tú
  • Thời gian: 11/02-12/02 âm lịch
  • Chính hội: 12/02 âm lịch
  • Đặc điểm: Bóng chuyền, hát Quan họ, chọi gà,....

Hội làng Thụy Hà

  • Địa điểm: Đình và Chùa Tổ Long Tự, thôn Thụy Hà, Bắc Hồng
  • Thời gian: Mồng 8/1 đến 13/1 âm lịch.
  • Đặc điểm: Rước kiệu ngày 8/1 rước từ các nhà thờ lên đình làng, ngày 13/1 từ đình làng trở về nhà thờ, các ngày từ 9/1 đến 12/1 tổ chức các trò chơi dân gian, hát Quan họ, Bóng đá, Bóng chuyền.......

Giáo dục

Đó là các trường Trung học phổ thông(THPT) như: Trường THPT Liên Hà, Trường THPT Đông Anh, Trường THPT Cổ Loa, Trường THPT Vân Nội, Trường THPT Bắc Thăng Long (xây dựng năm 2010). Các trường THPT Dân lập như: Trường THPT Ngô Tất Tố, Trường THPT An Dương Vương, Trường THPT Hồng Bàng, Trường THPT Phạm Ngũ Lão, Trường THPT Ngô Quyền.

  • Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng (xây dựng năm 1990), Trường THCS Lê Hữu Tựu, Trường Trung học cơ sở Cổ Loa

Các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non ở các xã trong huyện Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Cao đăng nghề Việt Nam-Hàn Quốc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh, Trung tâm dậy nghề số 6, Trường cho trẻ em khuyết tật Bình Minh.

Y tế

  • Bệnh viện Đa khoa Đông Anh trên đường Cao Lỗ
  • Bệnh viện Bắc Thăng Long trên đường Uy Nỗ
  • Bệnh viện Miền Đông trên đường Liên Hà
  • Trung tâm y tế huyện Đông Anh trên đường 23B
  • Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - Kim Chung.

Kinh tế

  • Khu công nghiệp Bắc Thăng Long trên địa bàn xã Kim Chung và xã Võng La
  • Khu công nghiệp Đông Anh
  • Khu công nghiệp Thăng long
  • Khu công nghiệp nhỏ ở Nguyên Khê
  • chợ Trung tâm, chợ Tó và chợ Vân Trì
  • Các làng nghề mộc Vân Hà, Liên Hà
  • Các Công ty Ô tô 1-5, Công ty cổ phần khoá Việt-Tiệp, Công ty cơ khí Đông Anh, Công ty tấm lợp Đông Anh.
  • Khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì
  • Khu đô thị Liên Hà
  • Khu đô thị Eurowindow River Park (xã Đông Hội)
  • Các khu đô thị, khu nhà ở nằm dọc các đường 5 kéo dài, đường Võ Nguyên Giáp, đường Võ Văn Kiệt...
  • Khu thương mại dịch vụ 1/5 đông anh
  • Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (xã Đông Hội)

Tham khảo

  1. ^ Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành
  2. ^ Quyết định 78-CP năm 1961 về việc chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội
  3. ^ Quyết định 173-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội

(Nguồn: Wikipedia)