Từ Liêm
Huyện
Bản đồ Hà Nội.png
Huyện Từ Liêm màu xanh lá mạ (R205 G224 B162) trên bản đồ Hà Nội 2008)
Địa lý
Tọa độ: 21°02′22″B 105°46′03″Đ / 21,039531°B 105,767435°ĐTọa độ: 21°02′22″B 105°46′03″Đ / 21,039531°B 105,767435°Đ
Diện tích 75,32
Dân số (2010)  
 Tổng cộng 550.0001
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Thành phố Hà Nội
Huyện lỵ thị trấn Cầu Diễn
Thành lập 31 tháng 5, 1961; 56 năm trước
 Chủ tịch UBND Lê Văn Thư
 Trụ sở UBND Đường Hồ Tùng Mậu, thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm
Phân chia hành chính 1 thị trấn, 15 xã
Website tuliem.gov.vn

Từ Liêm là một huyện cũ của Hà Nội, trước khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, huyện Từ Liêm nằm về phía Tây của thủ đô, nhưng hiện hay thì dường như nằm ở trung tâm của Hà Nội mở rộng. Cuối năm 2013, huyện Từ Liêm được chia tách để thành lập hai quận mới của Hà Nội là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.2

Lịch sử

Tên Huyện Từ Liêm được đặt năm Vũ Đức thứ 4 (621) thời thuộc nhà Đường, thuộc Từ Châu (sau đổi là Nam Từ Châu, gồm 3 huyện: Từ Liêm, Ô Diên và Vũ Lập). Đường thư, Địa lý chí giải thích: đặt tên huyện Từ Liêm vì có sông Từ Liêm. Thực ra, 2 chữ Từ Liêm là cách phiên âm địa danh Chèm (tlem).

Thời Lý-Trần đặt lại huyện Từ Liêm thuộc phủ Đông Đô. Thời thuộc Minh đặt thuộc phủ Giao Châu.

Nhà Lê đặt thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ Liêm trước năm 1831 là một huyện thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đặt thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội (nay là huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội và phần phía nam huyện Hoài Đức). Sau khi thành lập tỉnh Hà Nội thì Từ Liêm là một huyện của phủ Hoài Đức.

Sau khi thành Hà Nội bị cắt nhượng cho Pháp, một số xã của huyện Từ Liêm trở thành ngoại thành Hà Nội, phần còn lại thuộc tỉnh Hà Đông.

Huyện Từ Liêm được tái lập trên cơ sở sáp nhập hai quận 5 và 6 của Hà Nội cũ (bao gồm các xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Thụy Phương, Xuân La, Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng, Tứ Liên (thuộc quận 5 cũ), Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Mễ Trì, Mỹ Đình, Nhân Chính, Yên Lãng (thuộc quận 6 cũ)) cùng với một số xã như Trung Văn, Tây Tựu, Liên Mạc, Phú Diễn, Minh Khai, Thượng Cát, Xuân Phương, Hữu Hưng của hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng, theo quyết định số 78/QĐ ngày 31 tháng 5 năm 1961 của Chính phủ Việt Nam3 , gồm 26 xã: Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Đông Ngạc, Hữu Hưng, Liên Mạc, Mai Dịch, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Nghĩa Đô, Nhân Chính, Nhật Tân, Phú Diễn, Phú Thượng, Quảng An, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Hòa, Trung Văn, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La, Xuân Phương, Yên Hòa, Yên Lãng.

Ngày 19 tháng 2 năm 1964, chia xã Hữu Hưng thành 2 xã: Tây Mỗ và Đại Mỗ4 .

Ngày 9 tháng 8 năm 1973, chuyển xã Yên Lãng về quận Đống Đa quản lý (sau chia thành 2 phường: Láng Hạ và Láng Thượng).

Ngày 20 tháng 4 năm 1978, 2 xã Phú Diễn và Minh Khai hợp nhất thành xã Phú Minh5 .

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập 3 thị trấn: Cầu Giấy (trên cơ sở tách ra từ xã Dịch Vọng), Cầu Diễn (trên cơ sở tách ra từ các xã Mai Dịch, Mỹ Đình và Phú Minh), Nghĩa Đô (trên cơ sở giải thể xã Nghĩa Đô và tách một phần diện tích xã Cổ Nhuế)6 .

Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị trấn Mai Dịch (trên cơ sở giải thể xã Mai Dịch và điều chỉnh một phần diện tích thị trấn Cầu Diễn) và chia lại xã Phú Minh thành 2 xã cũ là Phú Diễn và Minh Khai.

Ngày 17 tháng 4 năm 1992, chia thị trấn Nghĩa Đô thành 2 thị trấn: Nghĩa Đô và Nghĩa Tân.

Đến ngày 27 tháng 10 năm 1995, huyện Từ Liêm có 5 thị trấn: Cầu Giấy, Cầu Diễn, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân và 24 xã: Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Dịch Vọng, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Nhân Chính, Nhật Tân, Phú Diễn, Phú Thượng, Quảng An, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Hòa, Trung Văn, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La, Xuân Phương, Yên Hòa.

Ngày 28 tháng 10 năm 1995, tách 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng với tổng diện tích đất tự nhiên 1.619,9 ha và 32.080 nhân khẩu để hợp với 3 phường Bưởi, Thụy Khê, Yên Phụ của quận Ba Đình thành lập quận Tây Hồ7 .

Ngày 22 tháng 11 năm 1996, tách xã Nhân Chính với diện tích đất tự nhiên 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu để thành lập quận Thanh Xuân; 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa) với tổng diện tích đất tự nhiên 1.210 ha và 82.914 nhân khẩu để thành lập quận Cầu Giấy8 .

Từ đó đến ngày 26 tháng 12 năm 2013, huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cầu Diễn và 15 xã: Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Phú Diễn, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Văn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương.

Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết 132/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm9 .

Từ đó, huyện Từ Liêm bị giải thể.

Địa lý

Từ Liêm giáp hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng về phía tây, giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân về phía đông, quận Hà Đông về phía nam, và huyện Đông Anh về phía bắc.

Đường phố

Tham khảo

  • Đồng Khánh địa dư chí

Chú thích

  1. ^ Giới thiệu huyện Từ Liêm, truy cập 17/4/2012
  2. ^ Chính phủ thông qua đề án thành lập Quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm
  3. ^ Quyết định 78-CP năm 1961 về việc chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội
  4. ^ Quyết định 73-NV năm 1964 về việc chia lại và điều chỉnh địa giới một số xã ở ngoại thành Hà Nội
  5. ^ Quyết định 70-BT năm 1978 về việc hợp nhất xã Phú Diễn và xã Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, thành một xã lấy tên là xã Phú Minh
  6. ^ Quyết định 173-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội
  7. ^ Nghị định 69-CP năm 1995 về việc thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội
  8. ^ Nghị định 74-CP năm 1996 về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội
  9. ^ Nghị quyết 132/NQ-CP năm 2013 điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội

(Nguồn: Wikipedia)