Phạm Văn Đồng
Pham Van Dong.jpg
Chức vụ
Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Nhiệm kỳ 20 tháng 9 năm 1955 – 2 tháng 7 năm 1976
20 năm, 286 ngày
Tiền nhiệm Hồ Chí Minh
Kế nhiệm Không có
Thủ tướng Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ 2 tháng 7 năm 1976 – 18 tháng 6 năm 1987
10 năm, 351 ngày
Tiền nhiệm Không
Kế nhiệm Phạm Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam
Nhiệm kỳ 16 tháng 8 năm 1945 – tháng 3 năm 1946
Tiền nhiệm Đầu tiên
Kế nhiệm Lê Văn Hiến
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam
Nhiệm kỳ tháng 4 năm 1954 – tháng 2 năm 1961
Tiền nhiệm Hoàng Minh Giám
Kế nhiệm Ung Văn Khiêm
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh 1 tháng 3, 1906
Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi, Liên bang Đông Dương
Mất 29 tháng 4, 2000 (94 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam

Phạm Văn Đồng (1 tháng 3 năm 1906 – 29 tháng 4 năm 2000) là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976. Ông là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987). Ông là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông có tên gọi thân mật là 1 2 3 , đây từng là bí danh của ông4 5 6 . Ông còn có tên gọi là Lâm Bá Kiệt khi làm Phó chủ nhiệm cơ quan Biện sự xứ tại Quế Lâm (Chủ nhiệm là Hồ Học Lãm).

Tiểu sử

Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh, sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.

Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung.

Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

Tham gia chính phủ

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, vào ngày 16 tháng 8 năm 1945, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính. Tuy nhiên ông để lại dấu ấn nhiều trong lĩnh vực ngoại giao.

Ngày 2 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, ông được bầu làm Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).

Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen), đi sau chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Paris, Pháp, 1946.

Ngày 31 tháng tháng 5 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp)7 thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại do Pháp không trả lời dứt khoát về việc ấn định thời hạn thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ.

Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947 ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.

Năm 1954, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Những đóng góp của đoàn Việt Nam do ông đứng đầu là vô cùng quan trọng, tạo ra những đột phá đưa Hội nghị tới thành công. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp rất căng thẳng và phức tạp, với tinh thần chủ động và cố gắng của phái đoàn Việt Nam, ngày 20/7/1954, bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết thừa nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, của nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tháng 9 năm 1954, ông kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.

Trong thời gian làm thủ tướng chính phủ, ông và Nguyễn Văn Linh là người đã giải oan cho đạo diễn Trần Văn Thủy trong sự kiện về bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai.8

Vào năm 1972 khi "Mùa hè đỏ lửa" đang diễn ra quyết liệt, Phạm Văn Đồng có chuyến đi cùng đoàn xe chở chủ tịch Cuba ở vùng giới tuyến. Trên đường đi, ông và chủ tịch Cuba chứng kiến một nữ du kích huyện đội Vĩnh Linh bị thương do bom, ông cùng chủ tịch Cuba đã dốc lòng giúp đỡ để cứu chữa người nữ du kích này.

Tại Đại hội Đảng lần thứ V đã bầu Phạm Văn Đồng vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Uỷ viên Bộ Chính trị9

Hoạt động sau khi nghỉ hưu

Ông là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1986 đến 1997. Ông cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười đã tham gia cuộc gặp không chính thức với lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9 năm 1990 nhằm bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước sau hơn 10 năm căng thẳng và xung đột.

Ngày 21 tháng 8 năm 1998, thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 746/QĐ - TTg bổ nhiệm ông làm chủ tịch danh dự Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba Lan và Mông Cổ.

Từ đầu thập niên 80 thế kỷ XX, do bị teo dây thần kinh đáy mắt nên mắt ông bắt đầu mờ dần.10

Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000, hưởng thọ 94 tuổi.

Gia đình

Mẹ của Phạm Văn Đồng là cụ Nguyễn Thị Tuân11

Phạm Văn Đồng có vợ là bà Phạm Thị Cúc và một người con trai duy nhất tên là Phạm Sơn Dương12 , hiện là thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, phó giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự13 14 15 . Sau khi lấy bà Cúc (tháng 10 năm 1946) Phạm Văn Đồng vào công tác trong liên khu 5. Mấy năm sau bà Cúc được phép vào Nam sống với chồng. Vào đến nơi thì Phạm Văn Đồng lại được lệnh ra Bắc. Sau đó bà Cúc bị bệnh "nửa quên nửa nhớ" (theo lời của Việt Phương, người từng làm thư ký cho Phạm Văn Đồng trong 53 năm) kéo dài cho đến tận bây giờ. Phạm Văn Đồng từng đưa bà Cúc sang Trung Quốc, Liên Xô chữa bệnh nhưng vẫn không khỏi. Phạm Văn Đồng mất trước bà Cúc.16 17

Phạm Sơn Dương có vợ là Minh Châu và hai người con: con trai Quốc Hoa, con gái Quốc Hương. Tên của Quốc Hoa và Quốc Hương là do Phạm Văn Đồng đặt, ý là "hoa, hương của đất nước".18

Đánh giá

Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, ông được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận xét về ông "tác phong giản dị mà lịch thiệp", "lối sống đạm bạc mà văn hóa" "rất mực ôn hòa" "hết mức bình dị" và "Năm trước, ở bài viết trong cuốn sách kỷ niệm về anh Sáu Thọ, tôi có nhắc tới biệt danh "Sáu Búa" thể hiện tính quyết đoán cao và sự thẳng thắn trong đấu tranh nội bộ của anh Sáu. Với Anh Tô, tôi thấy dường như Anh là sự bù trừ cho anh Sáu và một số anh khác.".19 .

Văn kiện gây tranh cãi

Chính phủ Trung Quốc ra Tuyên bố về lãnh hải 12 hải lý ngày 4 tháng 9 năm 195820 . Phạm Văn Đồng sau đó đã viết một Công hàm gửi cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 195820 và sau đó cho đăng trên báo Nhân dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, trong đó có đoạn:

Năm 1958, Công hàm của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai
Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Phạm Văn Đồng gửi thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận.

Theo quan điểm của Trung Quốc (tài liệu Bộ Ngoại giao), công hàm của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Phạm Văn Đồng đương nhiên "công nhận" chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông vì trước đó trong số báo ngày 6 tháng 9 báo Nhân dân "đã đăng chi tiết về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc trong đó đường cơ sở để tính lãnh hải bao gồm bờ biển hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa trên biển Đông"20 . Các tài liệu công bố công khai cho công chúng Trung Quốc bản dịch tiếng Trung đều không dịch đầy đủ nội dung của văn kiện này, thiếu một số nội dung trong đó có đoạn "triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc".

Theo Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7 tháng 8 năm 1979 thì: Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.21 22 (Tức là khoảng 22 km, mà không cho biết đường cơ sở để tính chủ quyền 12 hải lý có bao gồm đường bờ biển hai quần đảo đó hay không). Văn bản này không đề cập đến hai quần đảo (chỉ là cơ sở Trung Quốc tính hải phận và không thuộc hải phận). Việt Nam khẳng định lại chủ quyền đối với 2 quần đảo này, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp về 2 quần đảo giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình.23

Hình ảnh công cộng

Hiện nay ở thủ đô Hà Nội, tên của ông được đặt cho đoạn đường nối từ ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng - Hồ Tùng Mậu đến cầu Thăng Long mở đầu cho tuyến đường dẫn từ nội thành Hà Nội tới sân bay quốc tế Nội Bài. Ngoài ra tại Việt Nam, tên ông còn được đặt cho nhiều tuyến đường lớn ở Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... Tại Quảng Ngãi, một trường đại học mang tên ông, dựa trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi và Trường Cao đẳng cộng đồng Quảng Ngãi.

Phát biểu

Trước khi qua đời, Phạm Văn Đồng đã dặn dò Phạm Sơn Dương, người con trai duy nhất của mình:

Bộ phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai" đã bị cấm chiếu cho đến khi được đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem và nhận xét. Đây là mệnh lệnh ngày 18/10/1983 của ông.

Trong Tạp chí Học tập, số 4-1966 ông viết về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

Về vấn đề bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên ông phát biểu:

Trong bài báo cuối cùng của ông, bài "Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam" đăng trên trang nhất báo Nhân dân ngày 19 tháng 5 năm 199926 , ông viết:

Chú thích

  1. ^ Thuỳ Dương. Anh Tô của chúng ta. Ngày 28 tháng 2 năm 2006 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  2. ^ Anh Tô người tôn trọng hiền tài . Ðoàn Minh Tuấn ghi lại theo lời kể của Nguyễn Ðình Thi. Ngày 23 tháng 8 năm 2011 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  3. ^ Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Phạm Văn Ðồng (1-3-1906 - 1-3-2011): Anh Tô và Bác Tô của chúng ta. Ngày 1 tháng 3 năm 2011 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  4. ^ Minh Ngọc. Người cộng sản kiên trung. Ngày 27 tháng 4 năm 2011 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  5. ^ Đỗ Xuân. Phạm Văn Đồng người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi . Ngày 27 tháng 2 năm 2006 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  6. ^ Lê Hồng Khánh. Di tích lịch sử văn hóa quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi: Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ngày 13 tháng 11 năm 2012 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  7. ^ “trang 109, cuốn Phạm Văn Đồng Tiểu sử”. 
  8. ^ a ă Đạo diễn Trần Văn Thủy với ký ức "Hà Nội trong mắt ai", Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam
  9. ^ “Đại hội Đảng lần V bầu Phạm Văn Đồng làm Uỷ viên Bộ Chính trị, trang 303, cuốn Phạm Văn Đồng Tiểu sử”. 
  10. ^ Hương Thảo Nguyên. Chuyện về cuộc đời Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (III). Ngày 7 tháng 3 năm 2012 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  11. ^ “Thân mẫu của Phạm Văn Đồng, trang 19, cuốn Phạm Văn Đồng Tiểu sử”. 
  12. ^ a ă Hương Thảo Nguyên. Chuyện về cuộc đời Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (II). Ngày 6 tháng 3 năm 2012 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  13. ^ Lê Trọng. Cát Tiên: Khánh thành Quảng trường Phạm Văn Đồng. Ngày 28 tháng 7 năm 2013 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  14. ^ Thông tin cán bộ: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  15. ^ Kim Tân. Bổ nhiệm 2 Thứ trưởng, thăng hàm tướng một số sĩ quan. Ngày 11 tháng 2 năm 2009 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  16. ^ Nguyễn Tiến Năng. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Người học trò xuất sắc của Bác Hồ. Ngày 30 tháng 8 năm 2013 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  17. ^ Hương Thảo Nguyên. Chuyện về cuộc đời Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (I). Ngày 5 tháng 3 năm 2012 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  18. ^ Vi Thùy Linh. Minh Châu "Mimosa": "Được vẽ là sung sướng". Ngày 4 tháng 5 năm 2009 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  19. ^ Đồng chí Phạm Văn Đồng - Nhà cách mạng uyên bác và một nhân cách lớn, VÕ VĂN KIỆT, Thứ bảy, 01/03/2008, Báo điện tử Cần Thơ
  20. ^ a ă â International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands, Bộ ngoại giao Trung Quốc
  21. ^ Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1975 - 1991 (Kỳ 14), Nhóm PV Biển Đông, 06/07/2011, Báo Đại Đoàn Kết
  22. ^ “Tạp chí Xây dựng Đảng”. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015. 
  23. ^ “Lịch sử chủ quyền”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015. 
  24. ^ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Phạm Văn Đồng, Tạp chí Học tập, số 4-1966
  25. ^ Việt Lan. Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 28 tháng 2 năm 2006 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  26. ^ Thái Duy. Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày 4 tháng 2 năm 2012 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  27. ^ Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản VN, đảng viên Đảng Cộng sản VN. Ngày 1 tháng 3 năm 2006 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  28. ^ Trịnh Tố Long. "Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường…". Ngày 6 tháng 3 năm 2012 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].

Xem thêm

  • Thủ tướng Việt Nam
Tiền nhiệm:
Hồ Chí Minh
Thủ tướng
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

20-9-1955–2-7-1976
Kế nhiệm:
Không có
Tiền nhiệm:
Không có
Thủ tướng (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2-7-1976–18-6-1987
Kế nhiệm:
Phạm Hùng

(Nguồn: Wikipedia)