Võ Nguyên Giáp
Vo Nguyen Giap 2008.jpg
Võ Nguyên Giáp trong buổi gặp mặt tổng thống Brasil Luiz Inácio Lula da Silva, năm 2008
Tiểu sử
Biệt danh Văn, Sáu
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 25 tháng 8, 1911
Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất 4 tháng 10, 2013 (102 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Binh nghiệp
Phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thuộc Flag of the People's Army of Vietnam.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1944 - 1991
Cấp bậc Vietnam People's Army General.jpg Đại tướng
Đơn vị Bộ Quốc phòng Việt Nam
Chỉ huy Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Việt Minh
Flag of Vietnam.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiến
  • Trận Hà Nội 1946
  • Chiến dịch Việt Bắc
  • Chiến dịch Biên giới
  • Chiến dịch Hòa Bình
  • Chiến cục đông-xuân 1953-1954
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ
  • Chiến dịch phòng không chống Mỹ 1964-1968
  • Chiến dịch Mậu Thân 1968
  • Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh
  • Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào
  • Chiến cục năm 1972
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không
  • Chiến dịch Mùa Xuân 1975
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Khen thưởng

Vietnam Gold Star ribbon.png Huân chương Sao vàng
Vietnam Hochiminh Order ribbon.png 2 Huân chương Hồ Chí Minh
Vietnam Military Exploit Order ribbon.png 2 Huân chương Quân công hạng 1

Resolution for Victory Order ribbon.png 6 Huân chương Chiến thắng hạng nhất
Gia đình Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944): một con (Võ Hồng Anh)
Đặng Bích Hà (1927): bốn con (xem trong bài)
Công việc khác
  • Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
  • Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • Bí thư Quân uỷ Trung ương Đảng
  • Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng)
  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
  • Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ
  • Tổng Chính ủy
  • Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao
  • Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch
  • Đại biểu Quốc hội khóa I đến khóa VII
Chữ ký General Giap Signature.jpg
Chiến tranh Việt Nam
Một phần của Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh ở Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
.
Địa điểm Bán đảo Đông Dương, với chiến trường chính ở Việt Nam.
Nguyên nhân bùng nổ Mong muốn giành độc lập và thống nhất cho đất nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với mục tiêu đánh bại chủ nghĩa thực dân mới mà Hoa Kỳ muốn áp đặt ở Việt Nam1 .

Hoa Kỳ can thiệp chính trị và quân sự vào Việt Nam nhằm thi hành Chính sách chống Cộng theo Thuyết domino, với mục đích ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản2 và duy trì kiểm soát kinh tế, tài nguyên tại khu vực Đông Nam Á3 4 5 6 7 .
Việt Nam Cộng hòa từ chối thi hành Hiệp định Geneva để tái thống nhất đất nước8 9 và thi hành chính sách "Tố Cộng Diệt Cộng" theo đạo luật 10-59.

Kết quả Chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và nhân dân Việt Nam
Việt Nam tiến hành Tổng tuyển cử năm 1976 để thống nhất dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa
Hoa Kỳ và các lực lượng quân sự đồng minh triệt thoái toàn bộ lực lượng viễn chinh khỏi Đông Dương
Thay đổi lãnh thổ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng và lãnh thổ của nó được quản lý bởi Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và sau này thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1976 thông qua Hiệp thương Tổng tuyển cử10
Tham chiến
Tham chiến:
Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Flag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hòa
Hàn Quốc Hàn Quốc
Úc Úc
New Zealand New Zealand
Thái Lan Thái Lan
Chiến trường liên quan:
Flag of the Khmer Republic.svg Cộng hòa Khmer
Flag of Laos (1952-1975).svg Vương quốc Lào
Hỗ trợ
Philippines Philippines
Đài Loan Đài Loan
Canada Canada
 Tây Đức
 Liên hiệp Anh
Iran Iran
 Tây Ban Nha
Tham chiến:
Flag of Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
FNL Flag.svg Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
FNL Flag.svg Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Hỗ trợ:
Liên Xô Liên Xô11
Trung Quốc Trung Quốc12
Hammer and sickle.svg Các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
Chiến trường liên quan:
Flag of Democratic Kampuchea.svg Khmer Đỏ
Flag of Laos.svg Pathet Lào
Chỉ huy
Chính trị
Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower
Hoa Kỳ John F. Kennedy
Hoa Kỳ Lyndon Johnson
Hoa Kỳ Richard Nixon
Hoa Kỳ Gerald Ford
Hoa Kỳ Henry Kissinger
Hoa Kỳ Melvin Laird
Hoa Kỳ Clark Clifford
Hoa Kỳ James R. Schlesinger
Flag of South Vietnam.svg Ngô Đình Diệm
Flag of South Vietnam.svg Ngô Đình Nhu
Flag of South Vietnam.svg Trần Văn Hương
Flag of South Vietnam.svg Dương Văn Minh
Flag of South Vietnam.svg Nguyễn Văn Thiệu
Hàn Quốc Park Chung Hee
Úc Robert Menzies
Úc Harold Holt
New Zealand Keith Holyoake
Quân sự
Hoa Kỳ Robert McNamara
Hoa Kỳ Earle Wheeler
Hoa Kỳ Thomas Hinman Moorer
Hoa Kỳ Paul D. Harkins
Hoa Kỳ Maxwell D. Taylor
Hoa Kỳ William Westmoreland
Hoa Kỳ Creighton Abrams
Hoa Kỳ Frederick C. Weyand
Hoa Kỳ Elmo Zumwalt
Hoa Kỳ William W. Momyer
Hoa Kỳ John S. McCain Jr.
Flag of South Vietnam.svg Cao Văn Viên
Flag of South Vietnam.svg Trần Thiện Khiêm
Flag of South Vietnam.svg Trần Văn Đôn
Hàn Quốc Chae Myung-shin
Hàn Quốc Lee Sei ho
Úc Victor H. Krulak
Flag of Thailand.svg Thanom Kittikachorn
Chính trị
Flag of Vietnam.svg Hồ Chí Minh
Flag of Vietnam.svg Lê Duẩn
Flag of Vietnam.svg Phạm Văn Đồng
Flag of Vietnam.svg Lê Đức Thọ
FNL Flag.svg Nguyễn Hữu Thọ
FNL Flag.svg Huỳnh Tấn Phát
FNL Flag.svg Nguyễn Văn Linh
Quân sự
Flag of Vietnam.svg Võ Nguyên Giáp
FNL Flag.svg Nguyễn Chí Thanh
FNL Flag.svg Văn Tiến Dũng
FNL Flag.svg Nguyễn Hữu An
FNL Flag.svg Trần Văn Trà
FNL Flag.svg Hoàng Văn Thái
FNL Flag.svg Lê Trọng Tấn
FNL Flag.svg Chu Huy Mân
FNL Flag.svg Song Hào
FNL Flag.svg Hoàng Minh Thảo
FNL Flag.svg Lê Đức Anh
Lực lượng
Quân số: Khoảng 1.200.000 (tháng 7-1968), gồm:
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: 541.933
Flag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hoà: ~600.000
Flag of Thailand.svg Thái Lan: 5.900
Flag of South Korea.svg Hàn Quốc: 50.355
Flag of the Philippines.svg Philippines: 1.825
 Úc: 7.379
 New Zealand: 523
 Đài Loan: 31.
Trang bị hạng nặng (năm 1968):
3.787 xe tăng - xe thiết giáp, 2.540 đại bác các loại,
Hơn 2.000 máy bay và 3.300 trực thăng (chiếm 60% Không quân Hoa Kỳ)
4 tàu sân bay, 263 tàu chiến và hơn 1.500 tàu xuồng cỡ nhỏ (chiếm 40% Hải quân Hoa Kỳ).
Quân số:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: ~520.000, trong đó khoảng 280.000 chiến đấu ở miền Nam (1968).
Trang bị hạng nặng (năm 1968):
180 xe tăng T-34 và PT-76, 150 xe thiết giáp, 850 đại bác
~90 máy bay và trực thăng, 65 hệ thống phòng không SA-2, ~1.000 pháo phòng không
12 tàu phóng lôi và vài chục tàu vận tải cỡ nhỏ.

Trung Quốc Trung Quốc: 170.000 (giai đoạn 1965–69, chủ yếu là nhân công hậu cần và chỉ làm việc ở khu vực biên giới Việt-Trung để đảm bảo tuyến đường vận chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam13 )14 15
16
Liên Xô Liên Xô: 3.000, làm công tác kỹ thuật ở miền Bắc nhưng không tham chiến ở các hai miền
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên CHDCND Triều Tiên: 300–600, làm công tác huấn luyện, không tham chiến

Tổn thất
Flag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hòa
Chết: ~250.000-316.00017 18
Bị thương: ~1.170.000
Hoa Kỳ Hoa Kỳ.
Chết: 58.20917 , 2.000 Mất tích
Bị thương: 305.00019
Flag of Laos (1952-1975).svg Vương quốc Lào
Chết: 30.000
Bị thương không rõ 20
Hàn Quốc Hàn Quốc
Chết: 4.40717
Bị thương: 11.000
Úc Úc
chết: 52017
bị thương: 2.400*
New Zealand New Zealand
chết: 37
bị thương: 187
Thái Lan Thái Lan
Chết: 1.35117
Tổng số chết: ~346.000-412.000
Tổng số bị thương: ~1.490.000+ (chưa kể quân Hoàng gia Lào)


Vũ khí bị mất:
~11.000 máy bay các loại bị phá hủy, 877 máy bay bị thu giữ21
Vài nghìn xe tăng/xe thiết giáp bị phá hủy hoặc thu giữ
Flag of Vietnam.svgFNL Flag.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam
Chết hoặc mất tích: 849.018 (khoảng 1/3 chết do bệnh tật hoặc tai nạn)22 (nguồn của Bộ Quốc phòng Việt Nam)
Bị thương: ~600,000+
Trung Quốc Trung Quốc
Chết: 1.100
Bị thương: 4.20012
Liên Xô Liên Xô
Chết: 16 (chủ yếu do bệnh)23
Tổng số chết: ~850.000
Tổng số bị thương: ~604.000+
Vũ khí bị mất:
160 máy bay các loại bị phá hủy24
Vài trăm xe tăng/xe thiết giáp bị phá hủy
Thường dân Việt Nam: 2.000.000 – 4.000.000*
Thường dân Campuchia: ~700.000*
Thường dân Lào: ~50.000*
.
* = ước lượng, xem phần kết quả phía dưới

Xem chi tiết tại Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam

Về nguồn của các số liệu thương vong xin tham khảo thêm ở các nguồn:[1][2][3]

Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh",25 26 là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979)[cần dẫn nguồn] chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.

Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam.27 Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng tài giỏi trên thế giới.28 Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.29 30 31 32

Thân thế

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/08/191133 ở làng An Xá,34 xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ35 và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.36

Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở thôn Mỹ Đức xã Sơn Thủy37 huyện Lệ Thủy, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn thân-Cần Vương,38 làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.

Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Ông nội ông cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương. Cha ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù (Sau này, con cháu đã tìm thấy và bốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.

Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.39

Thời niên thiếu

Một góc ngôi nhà nơi Võ Nguyên Giáp đã sinh ra và lớn lên

Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè "Thất thủ kinh đô" đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.40

Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: "Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho". Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tạm thiện tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư. Năm tháng học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã trở thành nền tảng cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông. Trong thế giới quan Nho giáo, cả ba yếu tố: cá nhân, gia đình và dân tộc đều hòa quyện chặt chẽ với nhau. Qua sách Ấu học tân thư, cậu Giáp được biết tới nhiều tấm gương quên mình để bảo vệ Tổ quốc, hình thành trong cậu niềm tự hào về các chiến công của cha ông trong quá khứ. Những giá trị đạo đức, nề nếp gia phong của đạo Khổng thấm nhuần trong con người cậu: lối sống giản dị và đức hiếu học, sự kính trọng tổ tiên và ông bà cha mẹ, sự kính trên nhường dưới, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, nghĩa vụ của con người với gia đình, xã hội và Trời Đất.41

Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp, Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh lung linh soi bóng Lũy thầy, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ năm (1824).

Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Hồi đó, đạt được trình độ ấy là không dễ, vì thực dân Pháp hạn chế mở trường học và muốn duy trì nạn mù chữ để dễ cai trị.42 Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.43

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Trong 2 năm học, ông luôn đứng đầu lớp trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Trong thời gian này, cậu Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng Cách mạng. Trên tường nhà Cụ Châu có treo những nhà tư tưởng nổi bật mà cụ tôn kính là Tôn Dật Tiên, Vladimir Ilyich Lenin và Đức Phật Thích Ca, điều đó khiến cậu càng say mê theo đuổi chân lý của lịch sử.44

Năm 1927, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.

Thời thanh niên

Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về "Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới" và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động: "Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho chúng tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật". Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của cậu Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.45

Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.

Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Sau này liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái chính là người vợ đầu tiên của Đại tướng. Đại tướng có một con với bà là Võ Hồng Anh. Chị Thái hẹn, khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay năm 1940 cũng là lần vĩnh biệt, chị Thái bị Pháp bắt giam và chết ngay trong ngục tù. Bà qua đời khi còn rất trẻ, nhiều người biết đến bà như một hình tượng người phụ nữ mẫu mực, kiên trung, yêu nước.46 47

Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.48

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.

Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.49 Học sinh của ông mô tả rằng: ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoléon, ông sôi nổi kể về Công xã Paris, về cái chết của những nhà Cách mạng như Danton và Robespierre, "ông không chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, luôn bênh vực tính chính nghĩa của lịch sử".50 Học trò của Võ Nguyên Giáp là Bùi Diễm, sau này trở thành đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, nhớ về ông như một người bị "quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến". Người ta kể lại khi một giáo viên khác hỏi ông "Không chơi kiểu Napoleon à ?", ông đã trả lời "Mình sẽ là một Napoleon". Sau này, khi trả lời phỏng vấn, ông hay có điệu bộ như hoàng đế Napoleon đang độc thoại trước các nhà báo.50

Bắt đầu sự nghiệp quân sự

Kháng chiến chống Pháp, Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) trong buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh.51

Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường tới Diên An, anh được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác: "Trong 5 năm nữa (tính từ 1941) cách mạng sẽ thành công, điều chúng ta mong đợi sẽ tỏa sáng". Niềm tin sắt đá đó đã giúp Võ Nguyên Giáp và các đồng chí có thêm niềm tin vào tương lai.

Đời sống ở Việt Bắc rất cực khổ, ông kể: "Tìm được cái ăn đã là chiến công. Chúng tôi phải chia nhau từng củ sắn, từng bắp ngô". Nhiều người bối rối dao động, có người e ngại: làm sao Cách mạng thành công khi không có súng và lấy đâu ra súng? Những lúc ấy, ông không bao giờ quên lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Chúng ta sẽ dựa vào sức mình là chính cùng với một ít viện trợ từ nước ngoài. Mọi việc đều do nhân dân mà nên. Người trước súng sau, có nhân dân là có tất cả.".52

Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Trong thời gian này, Pháp tăng cường càn quét Việt Bắc, ai mang tài liệu Việt Minh sẽ bị bắn ngay. Võ Nguyên Giáp nhớ lại: trong thời gian này, ông thường mang theo một quả lựu đạn để nếu bị bắt thì sẽ cho nổ để vừa chết nhanh chóng vừa kéo theo được vài tên địch.53

Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Tham gia thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh, chụp khoảng năm 1945

Cách mạng Tháng Tám thành công, quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (Thứ trưởng thường trực) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946.

Ngay sau khi thành lập, Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời, ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái,54 55 với lý do các đảng này "tư thông với ngoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", bảo vệ chính quyền non trẻ, đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác" cho nhân dân,56 đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt những hạng người bị quy là nguy hiểm cho nền Dân chủ cộng hoà Việt Nam.57 Cùng với đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán các nghiệp đoàn58 để kiểm soát nền kinh tế,59 thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp.

Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch theo sự phân công của phe Đồng Minh tiến vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật. Theo Việt Minh, đội quân này mang theo kế hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ.60 Đội quân Quốc dân Đảng Trung Quốc "chạy trốn" Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động cướp bóc trên đường xuống phía Nam đến Hà Nội.61 Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên Võ Nguyên Giáp mô tả: quân đoàn 62 của Vũ Kim Thành (đi cùng là Việt Cách) tàn phá suốt dọc miền Đông Bắc Bắc Kỳ; lực lượng của Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) và của Nguyễn Tường Tam (Đại Việt) đi theo quân đoàn 93 Vân Nam, cũng tiến hành những bài bản cướp bóc tương tự, dọc theo hành lang Tây Bắc từ Lào Cai đến Yên Bái, Phú Thọ.62 Võ Nguyên Giáp mô tả lãnh đạo Việt Quốc, Việt Cách như những người đã bỏ xứ sở mà đi, tự cho mình là những người yêu nước phụng sự cho Chủ nghĩa Quốc gia nhưng thực tế chỉ là "một nhóm phản động đang ra sức thu vén làm giàu cho bản thân" nhờ vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, và rằng Trung Hoa Quốc dân Đảng đã tô vẽ cho nhiều "tên phản bội người Việt".

Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18/9/1945) và Việt Quốc (ngày 19/9/1945). Trong hai cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Cách và Nguyễn Tường Tam đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Nam Quốc dân Đảng. Đối với lời đề nghị này, trong nội bộ Việt Minh có nhiều ý kiến khác nhau. Hoàng Minh Giám nghĩ rằng việc hợp nhất Việt Minh với các đảng phái Quốc gia sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm người Trung Quốc yên lòng còn Pháp phải lo ngại, quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong con mắt của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ, là chính phủ thật sự dân chủ. Võ Nguyên Giáp thì dứt khoát không đồng ý, theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, nó chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc, nhân dân sẽ "chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đô la Trung Quốc".63 Cuối cùng Việt Minh đã từ chối hợp nhất với Việt Cách và Đại Việt Quốc dân Đảng.63

Ngày 1 tháng 1 năm 1946, sau một hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Minh tham gia do tướng Tiêu Văn tổ chức, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của một số đảng phái đối lập (Việt Cách, Việt Quốc...) hoạt động ở Trung Quốc với sự bảo trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng.64 Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các.65

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại.66 Các đảng này cho là trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được.67 Theo Báo Đại đoàn kết, mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi.68 Theo Việt Minh, cuộc bầu cử diễn ra công bằng.68 Tuy nhiên, lá phiếu không bí mật69 và theo quan sát của sử gia Trần Trọng Kim70 thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh.71

Sau khi kết quả bầu cử được công bố, sự thật hoàn toàn không như các đảng phái tuyên truyền. Nhiều đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đều trúng cử tại Quốc hội khóa I hầu hết chưa là đảng viên.68 Võ Nguyên Giáp được bầu làm đại biểu quốc hội khóa đầu tiên72 và liên tiếp 6 kỳ sau.73

Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử. Thay vào đó, các đàng phái này dùng sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc để gây sức ép nhằm giành ghế trong quốc hội mà không cần qua bầu cử74

Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).

Trấn áp các đảng phái đối lập

Trong thời gian hoạt động, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục...75

Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng đã tổ chức các đội vũ trang như "Thần lôi đoàn", "Thiết huyết đoàn", "Hùm xám"... Các đội này đã tổ chức nhiều vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên (Ba Viên bị Quốc dân Đảng nghi ngờ là gián điệp của Pháp, sau khi gặp Hồ Chí Minh, Ba Viên quay về Hà Giang, bắt giữ và hành quyết một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng76 ) rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ.77

Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: "Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản"78

Sự có mặt của quân đội Tưởng Giới Thạch cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hai đảng này không có một chương trình gắn kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và những người có trách nhiệm khác của Việt Minh. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15/6/1946, hiểu theo cách này hay cách khác, Võ Nguyên Giáp quyết định Việt Minh phải hoàn toàn một mình điều khiển bộ máy chính quyền. Võ Nguyên Giáp hối hả hành động ngay với mục tiêu rải khắp: Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (theo Cecil B. Currey tổ chức này mượn danh cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học sáng lập79 còn theo David G. Marr thì đến cuối năm 1945 nhiều người dân vẫn không tin rằng Việt Nam Quốc dân Đảng đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học năm 1930 như Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra sức tuyên truyền76 ), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, nhóm Công giáo mang tên "chiến sĩ Công giáo". Võ Nguyên Giáp đã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái này.

Ngày 19/6/1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ) trong chiến dịch này.79 Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập nhằm tạo khối đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc giữa các đảng phái, sau Vụ án phố Ôn Như Hầu đã mất đi ý nghĩa của nó.

Chiến tranh Đông Dương lần 1

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.

Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Võ Nguyên Giáp duyệt đội hình danh dự của quân đội Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi.80 Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng".81 Cùng đợt phong hàm có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.

Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.

Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.

Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.

Các chiến dịch

Tướng Giáp báo cáo kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:

  1. Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
  2. Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)
  3. Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
  4. Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
  5. Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
  6. Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
  7. Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
  8. Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
  9. Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Chiến tranh Đông Dương lần 2

Hình vẽ Võ Nguyên Giáp trên bìa tạp chí Time, ngày 15 tháng 5 năm 1972

Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).

Từ tháng 3 năm 1960, Võ Nguyên Giáp làm việc dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và nhà lãnh đạo mới là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam, một nhà cách mạng theo đường lối cứng rắn đã trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất, tận mắt chứng kiến tình cảnh của những cán bộ Việt Minh ở miền nam sau Hiệp định Geneve trong Phong trào Tố cộng - Diệt cộng do Ngô Đình Diệm phát động. Lê Duẩn chủ trương dùng đấu tranh quân sự để đánh đuổi quân Mỹ, tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Dù có thói quen viết hồi ký, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa xuất bản cuốn nào về giai đoạn 1954-1971. Đây là thời kỳ Lê Duẩn từ vị trí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam tiến đến điều hành Bộ Chính trị. Theo các sử gia phương Tây, Lê Duẩn xem trọng tài năng của Võ Nguyên Giáp, mặt khác, ông giữ ấn tượng xấu về việc lãnh đạo Việt Minh đồng ý rút quân ra bắc theo Hiệp định Geneve với Pháp, khiến những cán bộ chính trị Việt Minh còn ở lại miền Nam bị Mỹ tàn sát nghiêm trọng do không còn lực lượng vũ trang bảo vệ. Theo các sử gia phương Tây suy đoán, sự hợp tác giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp có thể chi thành 3 giai đoạn:

  1. Từ năm 1954 đến năm 1964, thời gian Lê Duẩn mới ra miền Bắc nắm quyền chính trị và Võ Nguyên Giáp với tư cách người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cả hai nhất trí hầu hết các điểm về đường lối quân sự;
  2. Từ năm 1965 đến năm 1971, Lê Duẩn cho rằng đường lối đấu tranh chống Mỹ của Võ Nguyên Giáp là chưa đủ kiên quyết và có những tranh cãi giữa hai người[cần dẫn nguồn]
  3. Từ năm 1972 đến năm 1975 (giai đoạn Mỹ rút quân), Lê Duẩn trao toàn quyền chỉ huy quân sự cho Võ Nguyên Giáp. [cần dẫn nguồn]

Theo Pierre Asselin, thời gian cuộc chiến chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam nổ ra vào năm 1964, Võ Nguyên Giáp trở thành "một khuôn mặt của các nỗ lực chiến tranh chống Mỹ, một công cụ "tiếp thị" cho một nhóm trong Đảng, những người thiếu danh tiếng, uy tín và tính hấp dẫn trên trường quốc tế (so với Võ Nguyên Giáp)". Cũng theo quan điểm của ông này, chiến lược Tổng tấn công Mậu Thân năm 1968 là do Lê Duẩn xây dựng, ông Giáp chỉ góp ý chứ không đóng vai trò lớn trong chủ trương này. Chính Lê Duẩn là người chỉ đạo chính trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, là kiến trúc sư của chiến thắng của những người cộng sản vào năm 1975.82

Tuy nhiên khi nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc cho rằng Võ Nguyên Giáp không hề có những tranh cãi với những thành viên Bộ Chính trị khác trong giai đoạn cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ông cho rằng không hề có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như các nhà sử học phương Tây vẫn suy đoán, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà".83

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết trong hồi ký cho biết quan hệ giữa ông và Lê Duẩn rất tốt, giữa hai người không hề có bất đồng gì lớn:

"Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (tức Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh (Lê Duẩn) là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: "Anh (tướng Giáp) là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo".84

Từ 1954 đến 1964

Võ Nguyên Giáp năm 1954

Từ năm 1954 đến năm 1956, Võ Nguyên Giáp chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị này bằng Phong trào tố cộng diệt cộng.

Từ năm 1957 đến năm 1958, Đảng Lao động đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.

Tháng 1-1959, khi hy vọng thi hành Hiệp định Genève không còn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và những người cộng sản miền nam do Lê Duẩn đứng đầu ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam bằng đấu tranh vũ trang, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền nam tổ chức hoạt động vũ trang.

Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.

Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài... tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng. Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn - Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây Ninh và Quân khu 9.

Từ 1965 đến 1972

Võ Nguyên Giáp cùng một số lãnh đạo Liên Xô sang Việt Nam năm 1966: Устинов Д.Ф., Шелепин А.Н....

Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng Minh Thảo, người học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Mặt trận B3 thay Chu Huy Mân chuyển sang chỉ huy Mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi chiến tranh kết thúc.

Năm 1965, Quân Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Quy mô quân viễn chinh Mỹ đã lên tới hơn 500.000 ngàn vào cuối năm 1967, cùng với đó là hàng ngàn máy bay, trực thăng và xe thiết giáp. Đối phó với quân Mỹ, Võ Nguyên Giáp vấn kiên trì đường lối chiến tranh nhân dân - "trường kỳ kháng chiến" như Chiến tranh Đông Dương trước đó. Kết quả là hai cuộc tiến công mùa khô 1965-1966[cần dẫn nguồn] và 1966-1967[cần dẫn nguồn] của Mỹ đã thất bại, họ đã không thể tiêu diệt được quân Giải phóng và bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng như kế hoạch ban đầu, và quân Mỹ bắt đầu sa lầy vào một cuộc chiến hao tổn, mệt mỏi và không có dấu hiệu kết thúc. Ký giả James Fox nhận xét: tướng Giáp đã thi hành một đường lối không quá khác biệt nhưng vô cùng hiệu quả, và quân Mỹ đã rút ra được rất ít bài học từ người Pháp trước đó85

Năm 1967 xảy ra vụ án chính trị "Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài"86 mang mã số X7787 , còn có tên gọi là Vụ án Xét lại Chống Đảng, do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo việc cách chức hoặc bắt giữ không xét xử khoảng 30 nhân vật quan trọng của Đảng Lao động Việt Nam với lý do làm gián điệp cho nước ngoài. Lý do của vụ án từng là đề tài suy đoán của nhiều học giả phương Tây. Nhiều nhân vật bị bắt trong vụ án như nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng Lê DuẩnLê Đức Thọ muốn dùng "hiểm họa xét lại" để giảm bớt uy thế của tướng Giáp. Judith Stowe cũng cho rằng ông Võ Nguyên Giáp "là đối tượng chính của chiến dịch bài trừ khuynh hướng xét lại"88 Pierre Asselin thì cho rằng "do quá mạo hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên ông Lê Duẩn nhắm đến đội ngũ ủng hộ vị tướng trong hàng ngũ cấp cao của Đảng và chính phủ"89 . Sophie Quinn Judge thì lại cho rằng Vụ án Xét lại Chống Đảng thể hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng, chứ không phải là tranh chấp cá nhân, rằng "Đó là cuộc cạnh tranh giữa [một bên là nguyện vọng] thống nhất dân tộc, phát triển khoa học kĩ thuật với bên kia là khát vọng cách mạng của quần chúng và sức mạnh biến đổi của cách mạng bạo lực. Nhóm thứ nhất cho rằng trí thức có vai trò quan trọng trong xã hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức."90 91 Tuy nhiên đến thập niên 1990, các tài liệu mật do nhà sử học Ilya V. Gaiduk phát hiện tại kho lưu trữ của Liên Xô cho thấy nguyên nhân của vụ án thực sự là do nguy cơ gián điệp. Trong quãng thời gian này, các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội (có khả năng là có cả những sĩ quan tình báo) quả thực đã liên lạc với một nhóm các nhân vật bất mãn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do bị giáng chức từ nhiều năm trước đó. Nhóm bất mãn này đã yêu cầu Liên Xô can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa92 Theo Merle L. Pribbenow, miêu tả về nhóm này khá trùng khớp với các nhân vật bị bắt trong vụ án. Việc phát hiện những nhân vật trong nội bộ có liên hệ với tình báo Liên Xô là quá đủ để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện các cuộc bắt giữ nhanh chóng. Do vậy, vụ án này chỉ đơn thuần là vấn đề an ninh chống gián điệp chứ chẳng liên quan gì đến Lê Duẩn hay Võ Nguyên Giáp như những suy đoán trước đây93 .

Năm 1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân. Bản thân Võ Nguyên Giáp cũng tham gia lập kế hoạch chiến dịch, nhưng khi Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10 và tháng 12 năm 1967 quyết định mở chiến dịch thì ông đang đi chữa bệnh ở Hungary. Ông về nước vào đầu tháng 2 năm 1968, khi chiến dịch đã diễn ra được vài ngày.94 Hội nghị Trung ương lần thứ 14 tháng 1/1968 thông qua quyết định của Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công.95 Sau khi từ Đông Âu trở về, Võ Nguyên Giáp quay lại giữ chức tổng tư lệnh tối cao của Các Lực lượng Vũ trang và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nơi ông chỉ đạo đợt tấn công Tết thứ hai và thứ ba cũng như Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới nhưng về quân sự có những tổn thất không đáng có và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.96

Năm 1990, ông chia sẻ với nhà sử học Stanley Karnow về mục đích chiến lược của chiến dịch Mậu Thân: “Chúng tôi muốn chứng minh cho người Mỹ thấy rằng chúng tôi không hề kiệt sức, chúng tôi có thể tấn công kho vũ khí, thông tin liên lạc, các đơn vị tinh nhuệ và thậm chí cả trụ sở, đầu não cuộc chiến của họ”.97

Tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ các cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị và các lực lượng vũ trang cho tới khi chiến tranh kết thúc năm 1975, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào tháng 4 năm 1975.

Từ 1972 đến 1975

Cuốn hồi ức mang tên "Tổng hành dinh trong Mùa xuân đại thắng" do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.

Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, với binh lực liên tục được bổ sung, Võ Nguyên Giáp chủ trương khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Kế hoạch này đã bị Quân ủy trung ương bác bỏ do Tổng cục tình báo 2 nhận được thông tin là Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây Nguyên. Đồng thời do ở gần nên mặt trận Trị-Thiên cũng dễ bổ sung đạn dược, quân số hơn, lại có 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng là Huế và Đà Nẵng.

Một phương án mới được đưa ra. Quân Giải phóng sẽ chia quân mở 3 chiến dịch tại Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau 2 tháng, trước những thắng lợi lớn trong Chiến dịch Trị Thiên và quân Giải phóng đã áp sát Huế, các lực lượng bổ sung được tiếp tục đưa vào đây, còn mặt trận Tây Nguyên thì buộc phải ngừng tiến công do thiếu nhiên liệu, đạn dược dự trữ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I. Tuy nhiên các đơn vị công binh mở đường do thiếu phương tiện nên thực hiện quá chậm, không kịp phục vụ mục tiêu chiến dịch (con đường này sau đó đã phát huy tác dụng vào chiến dịch mùa xuân năm 1975)98 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm các Lữ đoàn Biệt động quân, Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, được không quân và Hải quân Mỹ chi viện tối đa.

Cuối năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã bố trí lực lượng đánh trả cuộc tập kích đường không của Không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.[cần dẫn nguồn]

Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên và chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa Xuân 1975.

Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh"Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng".

Võ Nguyên Giáp giải thích chiến lược đánh Mỹ của ông:

.

Chiến tranh Đông Dương lần 3

Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963, ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.99 Năm 1978, ông thôi chức Bí thư quân ủy Trung ương, Lê Duẩn trở thành Bí thư và Văn Tiến Dũng làm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.

Đất nước mới vừa thống nhất ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã bị quân Khmer Đỏ vượt biên giới Tây Nam tiến vào Việt Nam và xung đột với Việt Nam trong một thời gian dài, Khmer Đỏ được hậu thuẫn từ Trung Quốc và sau đó có Thái Lan một phần gây xung đột biên giới với Việt Nam từ năm 1975 mãi đến năm 1990 mới chấm dứt, đỉnh điểm là cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Tại thời điểm này ông giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc kết thúc, không có thay đổi lãnh thổ đáng kể giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Giai đoạn làm Phó Thủ tướng phụ trách các lĩnh vực dân sự

Ngày 7 tháng 2 năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng100 nhưng vẫn tiếp tục giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Văn Tiến Dũng là một trong những lãnh đạo quân đội lâu năm nhất cùng thời với Võ Nguyên Giáp, và cũng là chỉ huy trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975.101

Từ cuối thập niên 1970, Việt Nam đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số. Tư tưởng cho rằng phải sinh đẻ thật nhiều để bù đắp sự tổn thất về người trong chiến tranh vẫn tồn tại dù chiến tranh đã kết thúc, cùng với hàng triệu nam thanh niên xuất ngũ trở về lập gia đình đã khiến dân số Việt Nam tăng nhanh. Đây là một vấn đề nghiêm trọng với Việt Nam lúc bấy giờ. Lần đầu tiên, các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng năm 1981. Nhận thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch với mục tiêu kiểm soát mức sinh tại Việt Nam. Võ Nguyên Giáp khi đó là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật được phân công kiêm nhiệm chức chủ tịch ủy ban này (cùng với 3 Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó cho ông).102 103

Trong văn hóa Việt Nam khi đó, chuyện sinh đẻ bị coi là chuyện tế nhị của riêng phụ nữ, việc đàn ông tham gia phụ trách công tác này bị nhiều người Việt Nam khi đó coi là "mất thể diện". Cũng vì thế mà có những dư luận khi đó đồn thổi rằng các lãnh đạo khác "ghen tị" với tài năng và công lao của Võ Nguyên Giáp nên đã chuyển ông sang làm phụ trách ủy ban sinh đẻ có kế hoạch nhằm "hạ uy tín" ông. Lời đồn thổi đó lan truyền dai dẳng tới hàng chục năm sau, có người còn làm bài vè để châm biếm chuyện này. Nhưng thực ra những lời đồn thổi này là không có căn cứ. Dư luận khi ấy chỉ chú ý đến Tướng Giáp mà bỏ qua một loạt các thành viên quan trọng khác như 01 Phó Thủ tướng, 10 Bộ trưởng, lãnh đạo các ban ngành cũng tham gia ủy ban này. Ngoài ra, không chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà cả hai Thủ tướng khác của Việt Nam là Phạm Văn ĐồngVõ Văn Kiệt cũng từng phụ trách công tác sinh đẻ kế hoạch này (Phạm Văn Đồng phụ trách giai đoạn 1961-1975, Võ Văn Kiệt phụ trách giai đoạn 1987-1991, ngay sau Võ Nguyên Giáp). Việc có tới 2 thủ tướng trực tiếp phụ trách cho thấy tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa gia đình khi đó.

Ông Trần Văn Thìn, người trợ lý thân cận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt 21 năm, kể lại "Lúc sang Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, dư luận bàn ra tán vào chuyện đó thế nào, Đại tướng biết cả. Ông nói với chúng tôi trong sinh hoạt chi bộ: Đảng đã phân công, mình là Đảng viên thì phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ...” Trong một lần nói chuyện, Đại tướng cũng đã từng cho hay: "Tôi đã cống hiến một cách tự nguyện, đã thanh thản trong mọi thử thách, thế là tôi sống vui, sống lâu... Như vậy, tôi đã làm theo lời dạy và noi theo tấm gương của Bác Hồ là “Dĩ công vi thượng”. Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả việc phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch cũng là nhiệm vụ"104

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng mạnh dạn hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những lời đồn thổi rằng việc giao cho ông phụ trách ủy ban sinh đẻ kế hoạch là để "hạ uy tín" ông. Đáp lại thắc mắc của ông Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cười và nói đó là do Thủ tướng Phạm Văn Đồng (người từng làm trưởng ban sinh đẻ kế hoạch suốt 15 năm trước đó) quá bận việc nên trực tiếp nhờ cậy ông làm giúp, chứ chẳng hề có "âm mưu" nào như dư luận đồn thổi cả:

Nghỉ hưu đến khi qua đời

Nghỉ hưu

Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80. Theo tiểu sử tóm tắt khi ông mất, ông đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến tháng 12/1986.105

Thời gian cuối đời, ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18,106 hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khâu nông sản.107

Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu.108 Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay.109 Vào đầu năm 2009, ông góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, ông đã viết 3 bức thư đề nghị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem xét lại cẩn thận dự án này110 vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường.

Đại thọ 103 tuổi và qua đời

Dòng người vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiều 12 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ tròn 100 tuổi.

Trong dịp ông bước sang tuổi 100 và tròn 70 năm tuổi đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu "Một vị đại tướng mà đã vào sinh ra tử, chiến đấu ở những chiến trường hết sức khó khăn, là thế hệ cận vệ học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh nay đã sống trên 100 tuổi, đây là điều hết sức vui mừng..."

Đại tướng cũng thường xuyên được các chính khách hàng đầu trên thế giới đến thăm hỏi tại tư dinh của Đại tướng. Đại tướng được coi là một tượng đài sống và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, tầm ảnh hưởng lớn trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình

Sau 100 tuổi, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh ông đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống.111 Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2011, Truyền hình Quân đội nhân dân phát sóng hình ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều.112

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào hồi 18h09 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013,113 114 115 tại Viện quân y 108, Hà Nội, nơi ông tới điều trị từ năm 2009,115 hưởng thọ 103 tuổi (tuổi âm) và là Đại tướng Việt Nam sống thọ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay.

Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013. Ông được an táng tại quê hương Quảng Bình, theo ý nguyện của ông và gia đình.116 Địa điểm an táng là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, nằm cách đèo Ngang khoảng 4 km.117 Tại nơi ông an táng được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.

Các giải thưởng và danh hiệu

Huân chương

  • 1 Huân chương Sao Vàng (1992)118
  • 2 Huân chương Hồ Chí Minh119
  • Huân chương Quân công hạng nhất120 121
  • 6 Huân chương Chiến thắng hạng nhất.121

Huy chương

Huy hiệu

  • Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng,122

Các danh hiệu khác

  • Chủ tịch danh dự Hội Sử học Việt Nam trong 4 kỳ đại hội, từ đại hội lần thứ II tháng 5 năm 1988 đến đại hội V năm 2005.123 124
  • Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam.125
  • Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam.126 127
  • Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.128
  • Chủ tịch danh dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam.129

Các bí danh và bút danh

Bí danh

  • "Võ Giáp": Tên ghi trên bằng cử nhân Luật năm 1935.130 131
  • "Dương Hoài Nam": Bí danh hoạt động tại Trung Quốc từ ngày 3 tháng 5 năm 1940.51
  • "Văn": Do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt.132 Trong quân đội, ông thường được gọi thân mật là "Anh Văn". Bí danh "Văn" này được dùng phổ biến nhất, được ký dưới "Mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban chỉ huy lâm thời khu Giải phóng" ngày 12 tháng 8 năm 1945 và Mệnh lệnh số 1371/TK ngày 7 tháng 4 năm 1975.
  • "Hưng": Bí danh ký trong bức thư ngày 30 tháng 1 năm 1954 của ông gửi Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Chính trị bộ để trình bày về chủ trương tác chiến mới tại Điện Biên Phủ khi ông chuyển từ chiến thuật "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, thắng chắc".133
  • "Chiến": Bí danh trên điện đài vô tuyến dùng trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975.133

Bút danh

  • "Vân Đình" và "Hải Thanh": Dùng khi viết bài trên các tờ báo tiếng Việt "Hồn trẻ" và tiếng Pháp "Notre Voix" (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động) giai đoạn 1929-1930 và cuốn sách "Vấn đề dân cày" (viết chung với Trường Chinh năm 1938)133
  • "Hồng Nam": Dùng khi viết một số bài báo sau Cách mạng tháng Tám.133
  • "Chính Nghĩa": Bút danh tại một số bài bình luận quan trọng mang ý nghĩa chỉ đạo toàn quân của Bộ chỉ huy chiến dịch và Bộ Tổng tham mưu đọc trên Đài tiếng nói Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954.133

Đánh giá

Tại Việt Nam

Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:

Từ bên ngoài

Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam. Nhà sử học Derek Frisby gọi ông là kiến trúc sư của quân đội nhân dân Việt Nam, hoặc thậm chí có thể là của nước Việt Nam tồn tại như ngày nay.135

Ký giả nổi tiếng Oriana Fallaci, trong bài phỏng vấn nhan đề “Mỹ sẽ thua, tướng Giáp khẳng định” (Americans will lose, says General Giap), đăng trên báo Washington Post, 6/4/1969, mô tả Võ Nguyên Giáp như sau: "Đôi mắt của Giáp! Hẳn đây là đôi mắt thông minh nhất mà tôi từng được thấy. Sắc sảo, linh lợi, tươi vui, dữ dội – tất thảy mọi thứ. Một đôi mắt long lanh như hai tia sáng, xuyên thấu người ta tựa như hai lưỡi kiếm, ánh mắt đầy quyết đoán, uy nghi”. Fallaci cho rằng, dù ông Giáp đã khóc khi có tin Hồ Chí Minh từ trần (khoảng 1943, khi Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng Trung Quốc cầm tù), “nhưng không một điều gì trên thế giới có thể buộc được cặp mắt ấy đẫm lệ một lần nữa”. Võ Nguyên Giáp tin chắc rằng quân Mỹ sẽ phải rút dần khỏi Việt Nam, rồi họ sẽ phải từ bỏ cuộc chiến tranh vì nó ngày càng ngốn nhiều nguồn lực, đẩy Hoa Kỳ đến bờ vực thẳm của lạm phát. Tháng 11/1972, khi được Henry Kissinger cho phép phỏng vấn, Fallaci viết: "Câu hỏi đầu tiên của Kissinger là về tướng Giáp, “như đã bảo cô, tôi không bao giờ cho phỏng vấn riêng. Lý do tôi cho phép cô phỏng vẫn là do tôi đã đọc bài phỏng vấn tướng Giáp của cô. Rất hay. Ông Giáp là người thế nào nhỉ?" Bà trả lời: "Ông Giáp là một kẻ sĩ theo phong cách Gô loa… Giọng đều đều như đọc bài giảng… Tuy nhiên, những điều ông Giáp nói (vào năm 1969) bây giờ đã trở thành sự thật”136

Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), có nhận xét về tính cách của ông. Tướng Giáp dành trọn tình cảm của ông đến đất nước và toàn bộ sự hiến dâng đến Đảng Cộng sản, khát vọng lớn nhất cuộc đời ông là 2 mục tiêu: giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ của nước ngoài và thống nhất đất nước, do đó ông đã "dành trọn khát vọng và niềm kiêu hãnh vô bờ bến của mình vào hai mục tiêu này", và "bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ".48

Ngay cả sau này khi chiến tranh đã kết thúc, nhiều người phương Tây cho rằng ông là người vô cảm, bất chấp tổn thất để đạt được mục tiêu.137 Tướng Mỹ William Westmoreland, đối phương của ông trong chiến tranh Việt Nam, chỉ trích ông rằng "Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần. Sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng không tạo nên một thiên tài quân sự.".137 138 139 Phản bác nhận xét của Westmoreland về Võ Nguyên Giáp, nhà sử học Stanley Karnow chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa tướng Giáp và các tướng Mỹ: ông không phải là một người Mỹ đang đối đầu với một dân tộc xa lạ ở một xứ sở xa lạ. Bộ đội của ông, và những thường dân hỗ trợ họ, chiến đấu trên đất đai quê hương mình; họ tin tưởng rằng cuộc kháng chiến trường kỳ cuối cùng sẽ quét sạch lòng kiên nhẫn của quân thù và đưa họ đến mục đích cuối cùng là thống nhất tổ quốc. Chiến lược này đã giúp ông Giáp đánh bại người Pháp và nó sẽ lại phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống lại người Mỹ.

Nhà sử học Derek Frisby chỉ ra: tướng Giáp thừa hiểu một cuộc chiến kéo dài chắc chắn sẽ mang lại nhiều tổn thất nhưng điều đó không có nghĩa là một phe nào đó chắc chắn sẽ thắng hay thua; và chỉ cần quân đội Việt Nam còn tồn tại để tiếp tục chiến đấu thì ý niệm về Việt Nam sẽ tiếp tục sống trong tâm khảm của những người ủng hộ nó. Đó là bản chất của một cuộc chiến tranh cách mạng. Những lời chỉ trích của Westmoreland dành cho tướng Giáp lại chính là chìa khóa để hiểu tại sao viên tướng Mỹ đã không thể đánh bại Võ Nguyên Giáp.135 Theo Frisby, Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng sự ỷ lại của người phương Tây vào ưu thế vũ khí để đánh bại họ bằng những chiến thuật không ai ngờ tới. Một ví dụ tiêu biểu là trận Điện Biên Phủ, khi Võ Nguyên Giáp sử dụng những phương tiện thô sơ để đưa đại bác và pháo phòng không đi xuyên qua những vùng địa hình tưởng chừng không thể vượt qua được, và điều này đã khiến quân Pháp "chết điếng người".135

Đối với những chỉ trích từ phương Tây rằng ông là người vô cảm, chính bản thân Võ Nguyên Giáp đã từng trả lời một nhà báo Ý rằng: "Người phương Đông chúng tôi khác người phương Tây các ông. Chúng tôi đặt sự tồn vong của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên trái đất này. Sự sống hoặc cái chết của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, đối với đồng bào của chúng tôi, cũng là không đáng kể (đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc)". Ông cho biết: người Việt Nam sẽ sẵn sàng chịu bất kỳ hy sinh nào và chiến đấu tới cùng để giải phóng đất nước của họ từ quân đội nước ngoài, và ông cũng không ngoại lệ.140 141 142 Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp chia sẻ: phải chỉ huy một đội quân trang bị nghèo nàn chống lại những đội quân trang bị tối tân, không thể nào giành chiến thắng mà không cần phải hy sinh, ông không thể thay đổi điều đó mà chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa mức độ hy sinh. Ông đã ra quyết định ngừng Chiến dịch Điện Biên Phủ thêm 2 tháng để thay đổi phương án tác chiến do e ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều tổn thất. Sau một đêm lo lắng mất ngủ, ông kết luận "sẽ là tự sát nếu đưa bộ đội vào trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay địch", và ông kiên quyết ra lệnh ngừng tấn công dù rằng khi đó áp lực rất lớn và ông coi đó là "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời".143 Thượng tướng Trần Văn Trà nói rằng tướng Giáp "là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh"144

Giáo sư Fredrik Logevall nhận định, việc đánh bại 2 quân đội mạnh như Pháp và Mỹ không chỉ đơn giản là chấp nhận đánh đổi bằng tổn thất lớn. Võ Nguyên Giáp đã thành công trong việc tận dụng các lợi thế sẵn có như địa hình và sự ủng hộ của người dân để khắc chế ưu thế về hỏa lực và vũ khí của Pháp và Mỹ, ngoài ra ông và các đồng sự cũng tranh thủ được sự ủng hộ của những người dân Pháp, Mỹ phản đối chiến tranh.145 Nếu không có đường lối quân sự đúng đắn này thì dù Việt Nam có hy sinh nhiều tới đâu cũng chỉ là vô ích trước những kẻ thù mạnh như Pháp và Mỹ. Cecil B. Currey nhận xét: các tướng Pháp và Mỹ đều ỷ vào sự áp đảo của xe tăng, máy bay, pháo binh với suy nghĩ là cứ chiếm thật nhiều vùng đất thì sẽ thắng, họ đã không nắm được yếu tố căn bản của chiến tranh như Võ Nguyên Giáp. Ông có thể thua trong một số trận đánh, nhưng kết quả chung cuộc thì ông luôn thắng. Tư tưởng quân sự của Võ Nguyên Giáp vừa đúc rút từ lịch sử của Việt Nam, vừa chấm phá bằng những màu sắc từ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, của Tôn Tử, Napoleon, của Thomas Lawrence và nhiều người khác. Ông tạo nên những nét sáng tạo của chính mình trên tấm vải là Đảng và nhân dân của ông. Bức tranh hoàn toàn là của riêng ông - một kiệt tác nghệ thuật.146

Các đánh giá khác:

Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.

Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...154

Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Sách dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất bản.155

Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập ngày nay của họ. Khi ông mất, hàng chục chính phủ các nước đã gửi điện chia buồn. Tổng thống Uruguay, Jose Mujica gọi ông là "vị tướng huyền thoại", người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin rằng yếu tố con người chính là chìa khóa của thắng lợi".156 Bộ Ngoại giao Venezuela ra thông cáo khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người dân quốc gia Nam Mỹ này.149 Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - gọi ông là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria.".157

Các tác phẩm chính

Một số tác phẩm chính của Đại tướng như:158 159

  1. Tổng tập hồi ký"
  2. Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938;
  3. Đội quân giải phóng, 1950
  4. Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược, 1950
  5. Từ nhân dân mà ra, 1964;
  6. Điện Biên Phủ, 1964;
  7. Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
  8. Những năm tháng không thể nào quên, 1970
  9. Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
  10. Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà raNhững năm tháng không thể nào quên), 1977;
  11. Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
  12. Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
  13. Đường tới Điện Biên Phủ;
  14. Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
  15. Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.
  16. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, 2000
  17. Unforgettable Days, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2003;
  18. Dien Bien Phu, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2004;
  19. Fighting under Siege, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2004;

Gia đình riêng

Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944) (em gái bà Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941)) năm 1934 và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1939160 -2009), một tiến sĩ khoa học ngành Toán-lý đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.

Sau khi bà Quang Thái hy sinh, năm 1946, ông tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (1927), con gái của giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984). Ông bà có bốn người con, 2 gái và 2 trai

  1. Võ Hòa Bình (1951-), con gái.
  2. Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
  3. Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Sơn.
  4. Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Máy tính Truyền thông Hồng Nam.

Vinh danh

Ngày 08/11/2015, UBND tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của HĐND tỉnh Trà Vinh về đặt tên ông cho tuyến đường hai chiều từ cửa ngõ đi vào trung tâm nội ô Thành phố Trà Vinh161 Ngày 25/08/2014 nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp,Tỉnh uỷ Thái Nguyên quyết định đổi tên Quảng trường 20/08 thành Quảng Trường Võ Nguyên Giáp với diện tích 21ha.

Ngày 12 tháng 8 năm 2014, trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình đổi tên thành trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp.162

Câu nói nổi tiếng

Chú thích

  1. ^ Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng Lao động lần thứ 15, Cục lưu trữ
  2. ^ The Pentagon Papers, Chapter 2, "U.S. Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1955", MEMORANDUM FOR THE PRESIDENT - Harry S. Truman President, trích "Recognition by the United States of the three legally constituted governments of Vietnam, Laos' and Cambodia appears desirable and in accordance with United States foreign policy for several reasons. Among them are: encouragement to national aspirations under non-Communist leadership for peoples of colonial areas in Southeast Asia; the establishment of stable non-Communist governments in areas adjacent to Communist China; support to a friendly country which is also a signatory to the North Atlantic Treaty; and as a demonstration of displeasure with Communist tactics which are obviously aimed at eventual domination of Asia, working under the guise of indigenous nationalism."
  3. ^ Theo tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong quyển sách Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam mà ông đã viết chiếm đóng lên miền Nam Việt Nam để điều khiển và kiểm soát thị trường kinh tế, nhân lực, sức lao động và tài nguyên ở vùng Đông Nam Á, Chi tiết bài phỏng vấn trên Youtube
  4. ^ "These states of capitalist countries were a thread not so much because they called themselves "socialist", but because they were competing capitalist powers and their market were largely closed to American business." - Sử gia Jonathan Neale
  5. ^ Tổng thống Sài Gòn cũ Nguyễn Văn Thiệu và con đường chiến bại (kỳ III), Báo Công an Nhân dân, 30/04/2010. Trích Nguyễn Văn Ngân, nguyên cố vấn đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
  6. ^ "For Reasons Of State", Noam Chomsky, Penguin Books India, 2003, ISBN 014303054X, 9780143030546, p. 31
  7. ^ "The Chomsky Reader", Noam Chomsky, Random House Digital, Inc., 2010, ISBN 0307772497, 9780307772497, p. 227
  8. ^ Denis Warner, Certain victory - How Hanoi won the war, Sheed Andrews and McMeel, Inc, 1978, tr. 110 (phỏng vấn của tác giả với Ngô Đình Diệm)
  9. ^ The Reunification of Vietnam, COMMUNIQUE OF THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF VIET-NAM on the Problem of Reunification and Elections (July 26, 1957), page 28, Vietnam bulletin - a weekly publication of the Embassy of Vietnam in United States, Special issue No.16, Available online In the last three years, the Government has declared many times that it will not miss any opportunity to achieve territorial reunification by free and peaceful means.
  10. ^ Kỳ 2: Tổng tuyển cử lần thứ hai của Quốc dân đồng bào Đỗ Hương - TTLTQGIII
  11. ^ Khoảng hơn 3.000 với vai trò chuyên gia huấn luyện về vũ khí và tác chiến phòng không.
    USSR ‘secret' Vietnam soldiers speak out, Russia Today, February 16, 2008.
  12. ^ a ă Qiang Zhai, Beijing and the Vietnam Conflict 1964-69: New Chinese Evidence, The Cold War in Asia, Cold War International History Project Bulletin, Issues 6-7, Washington DC: Woodrow Wilson International Center for Scholars, Winter 1996, trang 237.
  13. ^ Dirty Little Secrets of the Vietnam war
  14. ^ “China admits 320,000 troops fought in Vietnam”. Toledo Blade. Reuters. 16 tháng 5 năm 1989. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2013. 
  15. ^ Roy, Denny (1998). China's Foreign Relations. Rowman & Littlefield. tr. 27. ISBN 978-0847690138. 
  16. ^ China and Vietnam: The Politics of Asymmetry. Cambridge University Press 2006. Brantly Womack. P. 176
  17. ^ a ă â b c Aaron Ulrich (Editor); Edward FeuerHerd (Producer & Director). Heart of Darkness: The Vietnam War Chronicles 1945-1975 (Box set, Color, Dolby, DVD-Video, Full Screen, NTSC)|định dạng= cần |url= (trợ giúp) (Documentary). Koch Vision. Sự kiện xảy ra vào lúc 321 minutes. ISBN 1-4172-2920-9. 
  18. ^ Lewy, trang 78, lấy từ báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, đưa ra con số 220.357 tử trận từ năm 1965 đến 1974
  19. ^ Harry G. Summers Jr., Vietnam War Almanac (1985: New York: Facts on File Publications, 1985), tr. 113, được dùng bởi Jeffrey Record & Andrew W. Terrill trong Iraq and Vietnam: Differences, Similarities and Insights, (2004: Strategic Studies Institute)
  20. ^ Vietnam War Casualties
  21. ^ Toperczer, Istvan. MiG-21 Units of the Vietnam War. Osprey 2001, No. 29. pp.80-81
  22. ^ “CÔNG TÁC TÌM KIẾM, QUY TẬP HÀI CỐT LIỆT SĨ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO, Bộ Quốc phòng Việt Nam”. 
  23. ^ Dunnigan, James & Nofi, Albert: Dirty Little Secrets of the Vietnam War: Military Information You're Not Supposed to Know. St. Martin's Press, 2000, p. 284. ISBN 0-312-25282-X.
  24. ^ Migs over North Vietnam: The Vietnam People's Air Force in Combat, 1965-75, Stackpole Military History
  25. ^ Điếu văn truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nguyễn Phú Trọng, báo ĐT CPVN cập nhật 08:16 SA, 13/10/2013
  26. ^ Quý Hiên (12 tháng 10 năm 2013). “Người cuối cùng của thế hệ vàng”. Báo điện tử Tiền phong. 
  27. ^ “Truyền thông Pháp ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 8 tháng 7 năm 2015. 
  28. ^ Thế giới ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  29. ^ Nguyễn Nhàn (8 tháng 10 năm 2013). “Truyền thông Pháp ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Báo điện tử VnExpress. 
  30. ^ Hoàng Điệp - Lam Giang - TTXVN (11 tháng 10 năm 2013). “Quốc tang anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp”. Báo Tuổi trẻ Online. 
  31. ^ Đại tá Nguyễn Huyên (12 tháng 10 năm 2013). “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Anh hùng dân tộc, vị tướng kiệt xuất của nhân loại”. Báo điện tử Hà Nội mới. 
  32. ^ “Vo Nguyen Giap: "Ma stratégie était celle de la paix"”. L'Humanité (bằng tiếng Pháp). 4 tháng 10 năm 2013. 
  33. ^ Vụ Lưu trữ VPTW (23 tháng 12 năm 2009). “Đồng chí Võ Nguyên Giáp”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2010. [liên kết hỏng]
  34. ^ Tướng Giáp và ngôi nhà bên dòng Kiến Giang của Phan Phương, đăng trên Dân Việt lúc 13:30 22/08/2011.
  35. ^ Kennedy Hickman. “Vietnam War:Vo Nguyen Giap”. militaryhistory. Truy cập 02 tháng 7 năm 2010.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  36. ^ “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ”. 22/08/2011 17:36. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  37. ^ Trần Văn (6 tháng 10 năm 2013). “Day dứt lời dặn lần cuối của Đại tướng”. VietNamNet. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013. quê mẹ ông Giáp ở xã Sơn Thủy  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  38. ^ Trung tướng Phạm Hồng Cư viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ Minh Châu Ghi theo lời kể của Trung tướng Phạm Hồng Cư, báo Thể thao & Văn hóa cập nhật 05/10/2013 00:00
  39. ^ Trần Mạnh Thường (22 tháng 8 năm 2011). “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những điều ít biết”. VnExpress. 
  40. ^ Võ Nguyên Giáp: Vị tướng giỏi ra đời vào mùa lũ Trần Huyền Thương - Vietnam+ (VietnamPlus) 02/08/2011 | 08:49:00
  41. ^ Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới 2013. Trang 40
  42. ^ Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới 2013. Trang 41
  43. ^ Võ Nguyên Giáp: Thuở học trò của vị Đại tướng - Vietnam+ (VietnamPlus) - 04/08/2011
  44. ^ Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới 2013. Trang 45
  45. ^ Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới 2013. Trang 46
  46. ^ “Đức Tùng và Tướng Giáp”. Hà Tĩnh Online. Truy cập 8 tháng 7 năm 2015. 
  47. ^ Nguyễn Thị Quang Thái - Người cộng sản kiên trung
  48. ^ a ă â Cecil B. Currey (2005). Victory at Any Cost: The Genius of Viet Nam's Gen. Vo Nguyen Giap. Potomac Books, Inc. tr. 317. 
  49. ^ “An Officer and a Gentleman: General Vo Nguyen Giap as Military Man and Poet”. 28/1/1999. Truy cập 29 tháng 5 năm 2008.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  50. ^ a ă Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới 2013. Trang 70 - 71
  51. ^ a ă Pác Bó – Cao Bằng trong trái tim Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quảng Uyên, ngày 7 tháng 10 năm 2013.
  52. ^ Cecil B. Currey, Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới, trang 104.
  53. ^ Cecil B. Currey, Chiến thắng bằng mọi giá, Nhà xuất bản Thế giới, trang 118.
  54. ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 8 NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 1945
  55. ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 30 NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 1945
  56. ^ Nhớ mãi về bác Bùi Lâm, Tạp chí Kiểm sát
  57. ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 33A NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 1945
  58. ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 36 NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 1945
  59. ^ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Lịch sử 12 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Thanh Hóa, 2008. Trang 169.
  60. ^ Bác Hồ trước họa "diệt cộng, cầm Hồ", 18/12/2011, Báo điện tử Quân đội nhân dân
  61. ^ Vietnam's History, Lonely Planet Travel
  62. ^ Những năm tháng không thể nào quên, Phần 4, Võ Nguyên Giáp
  63. ^ a ă Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 544 - 545
  64. ^ Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, Nhà xuất bản Trẻ, 2009. Trang 33.
  65. ^ Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. trang 177, Nhà xuất bản Thế giới, 2013
  66. ^ Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, Nhà xuất bản Trẻ, 2009. Trang 113.
  67. ^ Mãi mãi ghi nhớ Quốc hội khoá I (17/05/2011), Thái Duy, Báo Đại Đoàn Kết, số ra ngày 17/05/2011, trích "Bọn phản động tưởng trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chúng cho là chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được."
  68. ^ a ă â Mãi mãi ghi nhớ Quốc hội khoá I (17/05/2011), Thái Duy, Báo Đại Đoàn Kết, số ra ngày 17/05/2011
  69. ^ Nohlen, D, Grotz, F & Hartmann, C (2001) Elections in Asia: A data handbook, Volume II, p. 324 ISBN 0-19-924959-8
  70. ^ Cựu Thủ tướng chính quyền được bảo quân đội Nhật Bản bảo hộ.
  71. ^ Một cơn gió bụi, Chương VI: Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước
  72. ^ Van kien Quoc hoi toan tap: Danh sách đại biểu Quốc hội khóa I, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946
  73. ^ Thông tin chi tiết đại biểu quốc hội khóa VII Võ Nguyên Giáp
  74. ^ Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, Nhà xuất bản Trẻ, 2009. Trang 99.
  75. ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 315
  76. ^ a ă David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 415, California: University of California Press, 2013
  77. ^ Phạm Văn Quyền (chủ biên). 60 năm Công an nhân dân Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân. 2006. trang 104.
  78. ^ Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới. Trang 177 -178
  79. ^ a ă Chiến thắng bằng mọi giá, trang 196-197, Cecil B. Currey, Nhà xuất bản Thế giới, 2013
  80. ^ Sắc lệnh số 110/SL của Chủ tịch nước: Sắc lệnh ông Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân, nay thụ cấp Đại tướng kể từ ngày ký sắc lệnh Chủ tịch Chính phủ ký 20/1/1948. Hình ảnh văn bản do gia đình cung cấp 9/10/2013
  81. ^ “Nhớ lễ phong tướng 60 năm trước” (Thông cáo báo chí). Đại tướng Võ Nguyên Giáp, báo Quân đội nhân dân. 2 tháng 1 năm 2008. Truy cập 21/12/2011.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  82. ^ Tướng Giáp - người phản đối chiến tranh, Pierre Asselin, Phó Giáo sư Lịch sử thuộc Đại học Hawaii Pacific, Hoa Kỳ, BBC online, 15:54 GMT - thứ hai, 28 tháng 10 năm 2013
  83. ^ “Kỷ niệm 60 năm Tướng Giáp nhận hàm”. BBC. 20 Tháng 4 2008 - Cập nhật 15h32 GMT. Truy cập 24/10/2013.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  84. ^ Trích từ sách "Lê Duẩn một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam" do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản 2002
  85. ^ James Fox. The Sunday Times magazine. 7-1972
  86. ^ Chương Tự bạch, hồi ký Đêm giữa ban ngày
  87. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù. Tr 337.
  88. ^ 'Chúng tôi chỉ là những con dê tế thần'”. BBC Vietnamese. Truy cập 21 tháng 2 năm 2015. 
  89. ^ Pierre Asselin là Phó Giáo sư Lịch sử tại Viện đại học Hawaii Thái bình dương, tác giả sách Một nền hòa bình cay đắng: Washington, Hà Nội và việc ký kết Hiệp định Paris (Chapel Hill: Nhà xuất bản Viện đại học North Carolina, 2002. Tiểu luận "Lê Duẩn, the American War, and the Creation of an Independent Vietnamese State"
  90. ^ Cold War History, Vol. 5, No. 4, November 2005, © Taylor & Francis
  91. ^ “Kỳ 3: Cuộc đấu tranh trong nội bộ”. BBC. Ngày 10 tháng 5 năm 2006. 
  92. ^ Ilya V. Gaiduk, The Soviet Union and the Vietnam War. Chicago. Ivan R. Dee Publishers, 1996, 67-68.
  93. ^ Merle L. Pribbenow II. Journal of Vietnamese Studies, Volume 3, Number 2, Summer 2008. General Võ Nguyên Giáp and the Mysterious Evolution of the Plan for the 1968 Tết Offensive
  94. ^ Bác Hồ với Tết Mậu Thân 1968 Hà Vy sưu tầm, báo Quân đội nhân dân cạp nhật 11/02/2013
  95. ^ Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, Tháng 1 - 1968 báo ĐT ĐCS VN cập nhật 14:21 | 21/09/2006
  96. ^ Chữ nhẫn của đại tướng Lê Đăng Doanh - Thời báo Kinh tế Sài gòn 10/10/2013
  97. ^ Đình Ngân (tổng hợp theo New York Times) (5 tháng 10 năm 2013). “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người thức thời”. Báo điện tử Vietnamnet. 
  98. ^ Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo sau này có lần phàn nàn: nếu Chiến dịch Trị Thiên được thực hiện theo kế hoạch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tức vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I thì đỡ được biết bao thương vong. Đây thì chỉ biết có tiến công và tiến công dưới mưa bom bão đạn, đến khi kiệt sức thì buộc phải dừng lại rồi bị phản kích...
  99. ^ Đồng chí Võ Nguyên Giáp Quá trình phát triển: Bộ Khoa học và Công nghệ
  100. ^ Lệnh 28-LCT ngày 7 tháng 2 năm 1980 của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng.
  101. ^ Victory at Any Cost: The Genius of Viet Nam's Gen. Vo Nguyen Giap, Cecil B. Currey, trang 231 ISBN 1612340105
  102. ^ “Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 58/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1984 về việc thành lập Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010. 
  103. ^ Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 58/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1984 về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch
  104. ^ Nguyễn Thúy Quỳnh (28 tháng 8 năm 2011). “Hai mươi năm làm cần vụ cho tướng Giáp”. Báo điện tử Tiền phong. 
  105. ^ Tóm tắt tiểu sử đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp TTXVN 05/10/2013 | 18:09:00
  106. ^ Kiểm điểm vụ PMU18 và báo cáo Đại hội X báo Tuổi Trẻ 13/04/2006 03:16 (GMT + 7)
  107. ^ Đại tướng, doanh nhân, và... chuyện mít Việt ra thế giới Bình Nguyễn - Nghĩa Nam, báo Tiền Phong 09:42, 30/09/2007
  108. ^ Tướng Giáp phản đối việc phá Hội trường Ba Đình BBC 05 Tháng 11 2007 - Cập nhật 12h55 GMT
  109. ^ “Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết bài về giáo dục”. Vietnamnet. 10 tháng 9 năm 2007. 
  110. ^ Tướng Giáp đề nghị dừng dự án bauxite BBC 18 Tháng 1 2009 - Cập nhật 06h12 GMT
  111. ^ Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi bầu cử BĐT ĐCSVN 14:23 | 22/05/2011
  112. ^ Lãnh đạo Bộ Quốc phòng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Nguyễn Tấn Tuân, QĐND, 25/07/2011
  113. ^ Vietnam's General Vo Nguyen Giap dies BBC cập nhật 18:53 GMT 4/10/2013
  114. ^ International: Legendary Vietnam Gen. Vo Nguyen Giap Dies at 102 MARGIE MASON & CHRIS BRUMMITT Associated Press, HANOI, Vietnam 4/10/2013 (AP)
  115. ^ a ă Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời Nguyễn Hưng - Quý Đoàn - Hoàng Thùy, VnExpress 4/10/2013
  116. ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình Nguyễn Hưng, VnExpress 5/10/2013
  117. ^ Đã thống nhất nơi an táng Đại tướng. Trần Văn, báo Vietnamnet 07/10/2013
  118. ^ “Những chuyện chưa biết về các kỷ vật của tướng lĩnh Việt Nam. Bài 8: Vị đại tướng đầu tiên và những kỷ vật vô giá” (Thông cáo báo chí). Bá Kiên - Trần Dương, báo Tiền Phong. 00:00, 22/12/2004. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2013.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  119. ^ “Giới thiệu về huân chương Hồ Chí Minh(Aspx). Ban thi đua - Khen thưởng Trung ương. 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2013. Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và cũng là người được tặng thưởng lần hai (lần thứ nhất năm 1950 và lần thứ hai năm 1979).  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  120. ^ Sắc lệnh phong hàm Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Chủ tịch Hồ Chí Minh RadioVN
  121. ^ a ă Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Nhà chỉ huy quân sự tài ba Tạp chí Thi đua Khen thưởng.
  122. ^ TTXVN (ngày 28 tháng 10 năm 2010). “Trao tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp huy hiệu 70 năm tuổi Đảng”. Báo Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010. 
  123. ^ “Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam qua các kỳ Đại hội”. Website Hội Khoa Học Lịch sử Việt Nam. 7 tháng 11 năm 2010. 
  124. ^ Trọng Thành (6 tháng 10 năm 2013). “Huyền thoại Võ Nguyên Giáp qua góc nhìn sử học”. Đài phát thanh quốc tế Pháp tiếng Việt. 
  125. ^ Hương Lê (12 tháng 10 năm 2013). “Đại tướng là Chủ tịch danh dự muôn đời của chúng tôi”. Quảng Bình Online. 
  126. ^ P.T (12 tháng 10 năm 2013). “Lãnh đạo TƯ Hội Khuyến học viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Dân trí. 
  127. ^ “Giới thiệu hội khuyến học Việt Nam”. Trung ương hội khuyến học Việt Nam. 
  128. ^ Nhớ kỷ niệm được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh Phong, Thừa Thiên Huế Online cập nhật 14/10/2013 11:01
  129. ^ THU HÀ (ghi) (7 tháng 10 năm 2013). “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người “truyền lửa” cho sự nghiệp giáo dục”. Quân đội nhân dân Online. 
  130. ^ Những dấu mốc cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tuổi Trẻ, ngày 13 tháng 10 năm 2013.
  131. ^ Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh của các tư lệnh!, Tiền Phong, ngày 05 tháng 10 năm 2013.
  132. ^ Cecil B. Currey & Cecil R. Currey (1997), Victory at Any Cost: The Genius of Viet Nam's Gen. Vo Nguyen Giap, ISBN 1-57488-194-9, Page 55.
  133. ^ a ă â b c Tiên Long (9 tháng 10 năm 2013). “Những cái tên trong cuộc đời Tướng Giáp”. Báo điện tử VnExpress. 
  134. ^ Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vẫn nguyên vẹn người lính thời binh lửa báo Diễn đàn Doanh nghiệp Cập nhật lúc 05:24 - Thứ năm, 06/09/2007 bản lưu 18/9/2008
  135. ^ a ă â b Gabriel Domínguez Vo Nguyen Giap - 'A master of revolutionary war' Deutsche Welle, 07.10.2013
  136. ^ Lê Đỗ Huy (20 tháng 11 năm 2013). “Tướng Giáp đã tiên liệu mọi chuyện”. Báo điện tử Vietnamnet. 
  137. ^ a ă Joseph R. Gregory (ngày 4 tháng 10 năm 2013). “Gen. Vo Nguyen Giap, Who Ousted U.S. From Vietnam, Is Dead”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013. 
  138. ^ David Lamb (ngày 4 tháng 10 năm 2013). “Vo Nguyen Giap dies at 102; Vietnamese general led North to victory”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013. 
  139. ^ James Hookway (ngày 4 tháng 10 năm 2013). “Vietnamese Military Mastermind Gen. Giap Dies”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013. Such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius 
  140. ^ Vo Nguyen Giap obituary: Vietnamese general Vo Nguyen Giap dies - latimes.com
  141. ^ The Fall of Dien Bien Phu | History Today
  142. ^ Legendary Vietnam Gen. Vo Nguyen Giap Dies | TIME.com
  143. ^ Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Chương 4: Quyết định khó khăn nhất
  144. ^ James Hookway (ngày 5 tháng 10 năm 2013). “Võ Nguyên Giáp - người làm chuyển dịch dòng chảy lịch sử”. TUỔI TRẺ ONLINE. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013. 
  145. ^ a ă Bài phỏng vấn giáo sư Fredrik Logevall của đài CNN về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  146. ^ Cecil B. Currey, Chiến thắng bằng mọi giá, Nhà xuất bản Thế giới, trang 236
  147. ^ a ă â b Trần Chiến Thắng (23 tháng 12 năm 2007). “Võ Nguyên Giáp”. Báo Tuổi trẻ Cuối tuần. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010. 
  148. ^ Nguyên bản "He doesn't so much stand out from other generals in history as he stands tall among them." dịch "stands tall among them" là "đứng cao hơn hẳn họ".
  149. ^ a ă â Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong mắt các học giả quốc tế Song Long, VnExpress 5/10/2013
  150. ^ a ă Võ Nguyên Giáp - người làm chuyển dịch dòng chảy lịch sử - Chính trị - Xã hội - Tuổi Trẻ Online
  151. ^ Chiến thắng bằng mọi giá. Cecil B Currey, Nhà xuất bản Thế giới, năm 2013. Chương 23: Đánh giá
  152. ^ http://spartacus-educational.com/VNgiap.htm
  153. ^ Chiến thắng bằng mọi giá, trang 156, Cecil B. Currey, Nhà xuất bản Thế giới, 2013
  154. ^ 60 Years of Asian Heroes: General Vo Nguyen Giap
  155. ^ Dương Trung Quốc (21.8.2010, 11:39 (GMT + 7)). “Về vị Đại tướng tròn 100 tuổi”. Lao động (báo). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2011.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  156. ^ 'Tướng Giáp từ trần là tổn thất với Venezuela'”. VnExpress.net. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013. 
  157. ^ “‘Tướng Giáp là một nhà chiến lược quân sự vĩ đại’”. baophuyen.com.vn. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013. 
  158. ^ Sách hay về Tướng Giáp - VietNamNet
  159. ^ Tổng tập hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Quân đội nhân dân Đặng Việt Thủy QĐND - Thứ sáu, 03/12/2010
  160. ^ Theo thông tin trong bài Ngôi nhà hạnh phúc Võ Nguyên Giáp - Quang Thái của tướng Phạm Hồng Cư đăng trên Vietnamnet, hồi 04:51 ngày 09/10/2013
  161. ^ “Trà Vinh có tên đường Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thiện Thành”. 
  162. ^ Lệ Giang (ngày 12 tháng 8 năm 2014). “Trường Chuyên Quảng Bình mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Giáo dục Việt Nam (Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015. 
  163. ^ “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Báo Dân trí. Ngày 7 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010. 
  164. ^ Gặp lại người mã hoá bức điện mật lịch sử
  165. ^ Người mã hoá bức điện mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  166. ^ Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới. trang 414
  167. ^ a ă â “Cuộc đối thoại lịch sử: Tướng Giáp và Nguyên Bộ trưởng QP Mỹ”. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. 27/08/11 11:22. Truy cập 24/3/2015.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  168. ^ “Những bức ảnh chấn động một thời về chiến tranh VN: Trả lời phỏng vấn của nhà báo Wilfred Graham Burchett năm 1966” (Thông cáo báo chí). báo Đất Việt. 15:17, 19/09/2011. Bản gốc lưu trữ 19/11/2012. Truy cập 24/10/2013.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archivedate=, |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  169. ^ Phim tài liệu: Indochina People's War in Colour. History Channel, tập 2
  170. ^ Jame Fox. The Sunday Times Magazine, 7-1972
  171. ^ http://thethaovanhoa.vn/gallery/xa-hoi/nhung-cau-noi-bat-hu-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-n20160823170409462.htm
  172. ^ https://www.nytimes.com/2017/05/26/opinion/sunday/david-and-goliath-in-vietnam.html?_r=0

(Nguồn: Wikipedia)