Nguyễn Hữu Thọ
NguyenHuuTho.jpg
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ
Chức vụ
Quyền Chủ tịch nước Việt Nam
Nhiệm kỳ 30 tháng 3 năm 1980 – 4 tháng 7 năm 1981
1 năm, 96 ngày
Tiền nhiệm Tôn Đức Thắng
Vị trí Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Phó Chủ tịch nước Việt Nam
Nhiệm kỳ 25 tháng 4 năm 1976 – 19 tháng 7 năm 1992
16 năm, 85 ngày
Vị trí Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Nhiệm kỳ 26 tháng 4 năm 1981 – 19 tháng 4 năm 1987
5 năm, 358 ngày
Vị trí Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Nhiệm kỳ 8 tháng 6 năm 1969 – 2 tháng 7 năm 1976
7 năm, 24 ngày
Kế nhiệm Hợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Vị trí FNL Flag.svg Nam Việt Nam
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhiệm kỳ 2 tháng 11 năm 1988 – 17 tháng 8 năm 1994
5 năm, 288 ngày
Tiền nhiệm Huỳnh Tấn Phát
Kế nhiệm Lê Quang Đạo
Thông tin chung
Sinh 10 tháng 7, 1910
Chợ Lớn, Đông Dương thuộc Pháp
Mất 24 tháng 12, 1996 (86 tuổi)
TP.HCM, Việt Nam

Nguyễn Hữu Thọ (10 tháng 7 năm 1910 - 24 tháng 12 năm 1996) là một luật sư, chính khách Việt Nam. Ông là Phó Chủ tịch nước của Việt Nam (1976-1980) và Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (giai đoạn từ 30 tháng 3 năm 1980 cho đến 4 tháng 7 năm 1981), sau đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1980-1992), Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa VII, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1988-1994). Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ông là Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tiểu sử

Ông sinh tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An)1 . Năm 1930, ông học luật tại Pháp và trở về nước năm 1933. Hành nghề luật sư khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ông luôn bảo vệ công lý, bênh vực người dân vô tội trước tòa án thực dân. Năm 1947, ông đã vận động hàng trăm luật sư, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo, nhà báo... ký tên vào bản Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn gửi Chính phủ Pháp, đòi Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ Việt Nam do Việt Minh lãnh đạo. Năm 1948, ông tham gia Mặt trận Liên Việt và năm sau được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông hoạt động trong phong trào trí thức và bị Pháp bắt tháng 6 năm 1950, bị giam ở Lai Châu rồi Sơn Tây cho đến tháng 11 năm 1952. Sau đó ông lại tham gia phong trào đấu tranh hợp pháp, đòi hòa bình ở Sài Gòn - Chợ Lớn, là Phó chủ tịch Phong trào hòa bình Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1954, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và bị giam tại Phú Yên.

Cuối tháng 11 năm 1961, luật sư Nguyễn Hữu Thọ về đến bắc Tây Ninh. Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch.[cần dẫn nguồn]

Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập vào tháng 6 năm 1969, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn.2

Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất.[cần dẫn nguồn]

Tháng 4 năm 1980, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước cho đến tháng 7 năm 1981.[cần dẫn nguồn]

Năm 1981, ông là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho đến năm 1987, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm 1988. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước khóa VII, VIII.3

Ông được thưởng Huân chương Sao vàng năm 1993.3

Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996.[cần dẫn nguồn]

Tác phẩm

  • "Gắn bó với dân tộc, với nhân dân, với cách mạng". Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996

Các công trình gắn liền với tên tuổi Nguyễn Hữu Thọ

Đường phố

Tên của ông được đặt cho các đường phố ở Hà Nội (nối Giải Phóng với đường Linh Đường), thành phố Hồ Chí Minh (nối Khánh Hội - cầu Bà Chiêm), Đà Nẵng (nối Nguyễn Tri Phương đến Võ Chí Công), Điện Biên Phủ (quốc lộ 12 đến điểm cắt Bế Văn Đàn),...

Trường học

Tên của ông được đặt cho ngôi trường lớn ở quê hương ông (Bến Lức) THPT Nguyễn Hữu Thọ gần nhà văn hóa Bến lức.

Ngoài ra, Đền thờ Nguyễn Hữu Thọ đã được xây dựng ở quê hương ông nằm giữa nhà văn hóa huyện và ngôi trường mang tên ông.

Tham khảo

  1. ^ “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Nhà trí thức yêu nước vĩ đại”. SGGPO. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010. 
  2. ^ “Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam (1969-1976)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013. 
  3. ^ a ă “Quyết định số 111/KT/CTN ngày 28 tháng 6 năm 1993 của Chủ tịch nước về việc điều chỉnh mức tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lên Huân chương Sao Vàng cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013. 

(Nguồn: Wikipedia)