Vĩnh Phúc
Tỉnh
Logo Vinh Phuc.PNG
Biểu trưng
Vòng xoay ở chỗ Bưu điện Vĩnh Phúc.jpg
Vòng xoay ở Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc
Địa lý
Tọa độ: 21°21′49″B 105°32′54″Đ / 21,363571°B 105,548401°ĐTọa độ: 21°21′49″B 105°32′54″Đ / 21,363571°B 105,548401°Đ
Diện tích 1.238,6 km²
Dân số (2014)  
 Tổng cộng 1.029.400 người1
 Mật độ 831 người/km²
Dân tộc Việt, Sán Dìu, Sán Chay, Cao Lan, Dao
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Tỉnh lỵ Thành phố Vĩnh Yên
Thành lập 12/2/2015
 Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Trì
 Chủ tịch HĐND Hoàng Thị Thúy Lan
 Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan
Phân chia hành chính 2 thành phố và 7 huyện
Mã hành chính VN-70
Mã bưu chính 28xxxx
Mã điện thoại 211
Biển số xe 88
Website http://www.vinhphuc.gov.vn/

Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam vốn bao gồm tỉnh Vĩnh Yêntỉnh Phúc Yên trước đây. Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm đóng miền Bắc giai đoạn 1946-1954, tỉnh này còn có tên gọi là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.100.838 người. Đây là tỉnh có vị trí nằm giữa trung tâm hình học của miền Bắc Việt Nam và là một trong số ít tỉnh thành của Việt Nam tự chủ được thu chi ngân sách từ năm 2003, là một trong những tỉnh thành luôn có đóng góp ngân sách lớn nhất ở miền Bắc sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hiện nay, vùng đất tỉnh Vĩnh Phúc chính là phần đất của tỉnh Vĩnh Yên cũ kết hợp với thị xã Phúc Yên, sau khi các huyện của tỉnh Phúc Yên cũ đã lần lượt sáp nhập vào thành phố Hà Nội là Đông Anh, Yên Lãng (nay đã hợp nhất lại với huyện Bình Xuyên thành huyện Mê Linh), Đa Phúc và Kim Anh (hai huyện này đã hợp lại thành một huyện Sóc Sơn)

Địa lý

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, có tọa độ: từ 21° 08’ (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°19' (tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) vĩ độ bắc; từ 105° 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ đông. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.231,76 km², dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 112 xã, 25 phường và thị trấn. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.

Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Hành chính

Vĩnh Phúc có 2 thành phố và 7 huyện:

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
Tên Dân số (người)2009 Hành chính
Thành phố (2)
Vĩnh Yên 94.294 7 phường, 2 xã
Phúc Yên 92.575 8 phường, 2 xã
Huyện (7)
Bình Xuyên 69.624 3 thị trấn, 10 xã
Tên Dân số (người)2009 Hành chính
Lập Thạch 92.575 2 thị trấn, 18 xã
Sông Lô 190.646 1 thị trấn, 16 xã
Tam Đảo 95.322 1 thị trấn, 8 xã
Tam Dương 92.624 1 thị trấn, 12 xã
Vĩnh Tường 146.382 3 thị trấn, 26 xã
Yên Lạc 109.472 1 thị trấn, 16 xã

Tỉnh Vĩnh Phúc có 137 đơn vị cấp xã gồm 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã. 33% dân số sống ở đô thị và 67% dân số sống ở nông thôn.

Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam.

Lịch sử

Biểu trưng tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Thời kỳ 12 sứ quân, nơi đây là địa bàn chiếm đóng của sứ quân Nguyễn Khoan.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 12 tháng 2 năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715 km², dân số 470.000 người, gồm 9 huyện: Bình Xuyên, Đa Phúc, Đông Anh, Kim Anh, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng.

Năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Bảo Đại đứng đầu mà đại diện là Thủ hiến Bắc Việt cũng hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành một tỉnh mới nhưng lại lấy tên là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Tên gọi này chỉ tồn tại đến giữa năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết và đất nước tạm thời bị chia đôi, theo đó chính quyền Quốc gia Việt Nam chuyển vào miền Nam.

Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957, lại trở về với tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 1 tháng 2 năm 1955, tái lập 2 thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên.

Ngày 7 tháng 6 năm 1957, thị trấn Bạch Hạc chuyển sang tỉnh Phú Thọ và hợp nhất với thị trấn Việt Trì để trở thành thị xã Việt Trì (nay là thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ).

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Hải Bối, Kim Nỗ, Nam Hồng, Nguyên Khê, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn), xã Kim Chung của huyện Yên Lãng, thôn Đoài xã Phù Lỗ (phía nam sông Cà Lồ) của huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.2 , tỉnh Vĩnh Yên đổi tên thành tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 26 tháng 6 năm 1976, chuyển thị xã Phúc Yên thành thị trấn Phúc Yên thuộc huyện Yên Lãng.

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc; hợp nhất 2 huyện Lập Thạch và Tam Dương thành huyện Tam Đảo; hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng thành huyện Mê Linh; hợp nhất 2 huyện Đa Phúc và Kim Anh thành huyện Sóc Sơn.3

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Sóc Sơn; thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên của huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội quản lý.4

Ngày 26 tháng 2 năm 1979, tái lập huyện Lập Thạch và sáp nhập phần còn lại của huyện Mê Linh (sau khi chuyển thị trấn Phúc Yên và 18 xã về Hà Nội quản lý) vào huyện Tam Đảo.5

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chuyển lại huyện Mê Linh đã lấy của thành phố Hà Nội năm 1978 về tỉnh Vĩnh Phú quản lý.6

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện: Vĩnh Tường và Yên Lạc.7

Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc Vĩnh Phú đổi lại tên tỉnh cũ là tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 19978 . Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Lập Thạch, Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Tháng 6 năm 1998, tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên.9

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia huyện Mê Linh thành huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên và hợp nhất 3 xã của huyện Lập Thạch, 4 xã của huyện Tam Dương, 1 xã của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên thành huyện Tam Đảo mới.10

Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố Vĩnh Yên.11

Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội.12

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, chia huyện Lập Thạch thành 2 huyện: Lập Thạch và Sông Lô13 .

Danh nhân

Đồng chí Kim Ngọc

Khí hậu

Nhiệt độ trung hàng năm là 24 °C,Vùng Tam Đảo, ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển có nhiệt độ trung bình năm là 18,4 °C. Tam Đảo có nhiệt độ hàng ngày thấp hơn vùng đồng bằng bắc bộ là 5 °C.

  • Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 mm đến 1.600 mm.

Trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm. Vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. *Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

  • Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 đến 1.800 giờ, trong đó, tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm ít nhất là tháng 3.
  • Chế độ gió: Trong năm có hai loại gió chính: Gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9; gió đông bắc: thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
  • Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung độ ẩm không có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với vùng trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi độ ẩm không khí được đo tại trạm Tam Đảo, vùng trung du được đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên.

Lượng bốc hơi: Bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm, lượng bốc hơi bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 là 107,58 mm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.

Đặc sản ẩm thực

Cá thính
  • Trà Hoa Vàng - Kim Hoa Trà (Tam Đảo)
  • Thịt bò tái kiến đốt,Rau Su su (Tam Đảo);
  • Cá thính,bánh nẳng,bánh gạo (Lập Thạch);
  • Rượu dừa:Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa (Yên Lạc);
  • Đậu rùa (Tuân Chính, Vĩnh Tường);
  • Dứa Tam Tương (Tam Dương);
  • Tép Dầu đầm vạc (Vĩnh yên);
  • Bánh trùng mật mía (Vĩnh Tường);
  • Bánh gio làng Tây Đình (Bình Xuyên);
  • Bánh ngõa Lũng Ngoại.
  • Cháo xe, bánh hòn (Hương Canh - Bình Xuyên);
  • Vó cần (Hương Canh - Bình Xuyên);

Kinh tế

Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu.

  • Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng.
  • Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông nghiệp (24,1%);
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 năm (1997-2004) là 16,6%.
  • Năm 2006, Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng. Với hàng trăm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư khoảng gần 600 triệu USD và 15.600 tỷ đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn.
  • Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây.
  • Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp-xây dựng 54,8%, dịch vụ 29,6%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 15,6%. Thu ngân sách 16.484 tỷ;thu nội địa là 11.638 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 2200 USD, tăng 15 lần so với năm 1997. Thu hút được 681 dự án, trong đó có 127 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.420,9 triệu USD và 554 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký 32.829,8 tỷ.
  • Đến năm 2012. Bối cảnh kinh tế thế giới,trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt được các thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%.Vĩnh Phúc thu hút được thêm 33 dự án, trong đó: 25 dự án DDI, với số vốn đầu tư đăng ký là 1.200 tỷ đồng giảm 37,5% về số dự án, giảm 29,5% về vốn đầu tư;8 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 180 triệu USD, tăng 33,3% về số dự án và tăng 88,2% số vốn so với năm 2011.Cơ cấu kinh tế năm 2012 công nghiệp-xây dưng 53,4%,Dich vụ 33,1%,nông,lâm,thủy sản 13,5%.GDP bình quân đầu người theo năm 51,16 tr/người(khoảng 2520 USD),tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5% theo chuẩn mới (năm 2013).Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 49.306,6 tỷ đồng,đứng thứ 7 của cả nước, đứng thứ 3 ở miền bắc sau Hà Nội,Hải Phòng về giá trị sản xuất công nghiệp.
  • Năm 2013.Tuy kinh tế khủng hoảng chạm đáy nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt kết hợp với những chính sách tháo gỡ khó khắn tích cực cho doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt được những kết quả khá ấn tượng và đầy hứa hẹn vào năm 2014. 2013, tốc độ tăng trưởng đạt 7,89%, đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sau Hà Nội(10.2%) và Bắc Ninh(8,25%). Kết quả năm 2013 số dự án thu hút (FDI, DDI) tăng cao so với năm 2012 và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể đã thu hút 42 dự án, trong đó gồm 21 dự án FDI, với tổng vồn đăng ký 314,8 triệu USD tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 157% kế hoạch; và 21 dự án DDI với 6.247 tỷ đồng vốn đăng ký, bằng 95% về số dự án và tăng 3,34 lần về vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 416% kế hoạch đề ra. Lũy kế đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 675 dự án còn hiệu lực, gồm 137 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2.767,6 triệu USD và 538 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 31.727 tỷ đồng.Lĩnh vực thu ngân sách nhà nước tăng cao so với cùng kỳ đạt 19.275 tỷ đồng tăng 45% so với năm 2012, thu nội địa đạt 15.700 tỷ đồng tăng 60%, với kết quả thu nội địa này Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và đứng thứ 5 cả nước. Cơ cấu kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60,39%, Dịch vụ 28,92%, Nông -lâm - ngư nghiệp giảm còn 10,09%. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 56,8 triệu đồng/người, tương đương 2.569 USD/người, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011, cao hơn 1,3 lần GDP bình quân đầu người của cả nước.
  • Năm 2014 tăng trưởng kinh tế 6,11% Cơ cấu kinh tế năm 2014 của tỉnh Vĩnh Phúc là: Khu vực I: 9,76%; khu vực II: 62,54%; khu vực III: 27,7% (năm 2013 tương ứng là: 10,09%; 63,55% và 26,36%). Năm 2014 (tính từ 21/12/2013 đến 20/12/2014) cấp mới 45 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 354,65 triệu USD và 12 dự án điều chỉnh, tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 74,8 triệu USD. Tổng cả cấp mới và điều chỉnh năm 2014 là 429,45 triệu USD. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 183 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 3.091,3 triệu USD, dự kiến sử dụng lao động 51.700 người. Năm 2014 (tính từ 21/12/2013 đến 20/12/2014) cấp mới 39 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.789,67 tỷ đồng và 07 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 1.577,6 tỷ đồng. Tổng số cấp mới và điều chỉnh là: 4.297,3 tỷ đồng. Lũy kế đến nay (20/12/2014): Toàn tỉnh có 575 dự án DDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 39.574 tỷ VND. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 dự kiến đạt 1.413 triệu USD, tăng 36,18% so năm trước. Trong đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.293 triệu USD, tăng 39,70 %; kinh tế trong nước 119,8 triệu USD, tăng 7,07%. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014 đạt 1.955,3 triệu USD, tăng 8,95% so với năm trư­ớc. Trong đó, kinh tế trong nước đạt 114,5 triệu USD, giảm 35,44%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.840,8 triệu USD, tăng13,82% so năm trước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng  chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị hàng nhập khẩu. Cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2014 xấp xỉ 21.000 tỷ đồng, vượt dự toán đề ra, tăng 6,42% so với năm 2013. Chi ngân sách địa phương đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi của tỉnh, dự kiến cả năm đạt 17.212,2 tỷ đồng vượt dự toán và tăng 14% so với năm 2013.
  • Các khu, cụm công nghiệp.

Vĩnh Phúc là 1 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,được thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp. Và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

  • KCN Kim hoa
  • KCN Bình xuyên 1
  • KCN Bình Xuyên 2
  • KCN Bá Thiện 1
  • KCN Bá Thiện 2
  • KCN Sơn Lôi
  • KCN Khai Quang
  • KCN Chấn Hưng
  • KCN phúc yên (dự kiến xd trước 2015)
  • KCN nam Bình Xuyên (dự kiến xd trước 2015)
  • KCN Hội Hợp (dự kiến xd trước 2015)
  • KCN Vĩnh Tường (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Vĩnh Thịnh (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Tam Dương 1
  • KCN Tam Dương 2 (dự kiến xd trước 2015)
  • KCN Lập Thạch 1
  • KCN Lập Thạch 2(dự kiến xd trước 2015)
  • KCN Thái Hòa,Liễn Sơn,Liên Hòa (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Sông Lô 1 (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Sông Lô 2 (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • Cụm công nghiệp Hương Canh
  • Cụm công nghiệp Thanh Lãng
  • Cụm công nghiệp Lý Nhân
  • Cụm công nghiệp Vĩnh Sơn
  • Cụm công nghiệp Tân Tiến
  • Cụm công nghiệp Đồng Văn
  • Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lạc
  • Cụm công nghiệp Yên Đồng
  • Cụm công nghiệp Tề Lỗ

Và nhiều các cụm công nghiệp khác.

Hiện nay trên địa bàn đã có chủ đầu tư

  • KCN Kim Hoa
  • KCN Khai Quang
  • KCN Bình Xuyên
  • KCN Bình Xuyên II
  • KCN Bá Thiện
  • KCN Bá Thiện II
  • KCN Tam Dương II (Khu A, B)
  • KCN Chấn Hưng

Làng nghề truyền thống

  • Làng Gốm truyền thống Hương Canh
  • Làng Mộc truyền thống Hợp Lễ
  • Làng Mộc truyền thống Yên Lan
  • Làng Mộc truyền thống Thanh Lãng
  • Làng nghề mây tre đan thôn mới–Cao Phong
  • Làng Đá truyền thống Hải Lựu
  • Làng Mây tre đan truyền thống Triệu Xá
  • Làng Mây tre đan truyền thống Xuân Lan
  • Làng nghề cơ khí vận tải đường thuỷ Việt An
  • Làng Rắn truyền thống Vĩnh Sơn
  • Làng rèn truyền thống Bàn Mạch
  • Làng Làng Mộc truyền thống Vân Giang
  • Làng Mộc truyền thống Văn Hà
  • Làng Mộc truyền thống Thủ Độ
  • Làng Mộc truyền thống Bích Chu
  • Làng mộc truyền thống Vĩnh Đông
  • Làng Mộc truyền thống Vĩnh Đoài
  • Làng Mộc truyền thống Lũng Hạ
  • Làng chế biến tơ nhựa Tảo Phú
  • Làng chế biến bông vải sợi thôn gia
  • Làng tái chế nhựa Đông Mẫu
  • Làng mộc truyền thống Vĩnh Trung
  • Làng Bún Bánh truyền thống Hòa Loan

Y tế

Một số mốc thời gian của ngành y tế Vĩnh Phúc

  • Năm 1997 Vĩnh Phúc có 4,6 bác sĩ/10 nghìn dân; 8,1% trạm y tế có Bác sĩ.
  • Đến năm 2012. Vĩnh phúc đã đạt tỷ lệ 7,5 bác sĩ/10nghìn dân; 87,6% trạm y tế có Bác sĩ,bình quân đạt 24 giường bệnh/10nghìn dân
  • Sau 15 năm tái lập tỉnh:sự nghiệp chăm sóc,bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tỉnh có nhiều tiến bộ vượt bực,các chương trình y tế quốc gia triển khai có hiểu quả. Đến nay, Vĩnh phúc đã có 132/137 xã,phường,thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và 100% trạm y tế được đầu tư kiên cố.   
  • Hiện nay trên toàn tỉnh có 17 bệnh viện với quy mô 3.090 giường bệnh; 37 phòng khám đa khoa khu vực và 139 trạm y tế xã/phường. Một doanh nghiệp của Singapore đang đầu tư Bệnh viện chăm sóc sức khỏe khá lớn và hiện đại. Tỉnh đang đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện sản nhi tỉnh tầm cỡ khu vực...

Vĩnh Phúc có 1 bệnh viện tuyến TW,6 bệnh viện trực thuộc tỉnh,9 bệnh viện cấp huyện và nhiều phòng khám,trung tâm y tế. Các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và trung ương (không kể bệnh viên tư, cấp huyện,phòng khám,trung tâm y tế):

Danh sách các bệnh viện tuyến TƯ, tỉnh.

  • Bệnh viện 74 Trung ương (trực thuộc TW).
  • Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Bệnh viện Đa Khoa KV Phúc Yên.
  • Bệnh viện quân y 109.
  • Bệnh viện giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc (BV ngành)
  • Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt (BV tư nhân).
  • Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc.
  • Bệnh viện Phục hồi chức năng Vĩnh Phúc.
  • Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Bệnh viện tâm thần Vĩnh Phúc.

Giáo dục

Trong những năm qua ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc là một trong những tỉnh,thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước, 3 năm liền (2012, 2013 và 2014) Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trung bình thi đại học. Năm 2013, học sinh Vĩnh Phúc đạt 1 huy chương bạc Olympic Toán, 1 huy chương đồng Olympic sinh học quốc tế, 49 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Năm 2014 học sinh Vĩnh Phúc đứng thứ 6 cả nước về số giải trong kỳ thi học sinh giỏi 2014 với 67 giải, tiếp tục khẳng định vị trí số 1 toàn quốc về điểm trung bình 3 môn thi đại học

.Là một trong 5 tỉnh đầu tiên của cả nước được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.Từ một tỉnh mới với mô hình giáo dục nhỏ nay Vĩnh Phúc đã có một số trường Đại học và Cao đẳng quy mô như trường ĐHSP Hà Nội II, trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, trường CĐSP Vĩnh Phúc, CĐ Việt Đức và sắp tới đây sẽ có một số trường ĐH được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm và là tỉnh đi đầu cả nước về phát triển đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng người lao động, tăng sức cạnh tranh thị trường lao động. Bằng chứng là hàng loạt các trường TC, CĐ nghề ra đời.

Đại học - Học viện - Cao đẳng - THCN

  • Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (cơ sở Vĩnh Yên)
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (cơ sở Vĩnh Phúc).
  • Trường Đại học Trưng Vương
  • Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp
  • Học viện kỹ thuật quân sự (cơ sở Vĩnh Yên)
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên
  • Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Vĩnh Phúc(Đang xây dựng hạ tầng của trường ĐH,dự kiến được nâng cấp lên ĐH trước 2015)
  • Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc (tiền thân là CĐSP Vĩnh Phúc)
  • Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
  • Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp
  • Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1
  • Trường Trung cấp Công nghệ Vĩnh Phúc
  • Trường Trung cấp Kinh doanh và Quản lý Tâm Tín
  • Trường Trung cấp Kỹ thuật Vĩnh Phúc
  • Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc
  • Trường Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc
  • Hệ Trung cấp trong Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
  • Hệ Trung cấp trong Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc

Di tích - danh thắng

Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như khu danh thắng Tây Thiên với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (là một trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam cùng với Yên Tử và Đà Lạt), khu nghỉ mát Tam Đảo, tháp Bình Sơn, đền Gia Loan - chùa Biện Sơn,… là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,… Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm hồ ở những địa thế đẹp có thể phát triển thành điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Tháp Bình Sơn

Lễ hội

  • Hội bơi trải Tứ Yên (Tứ Yên,huyện Sông Lô) vào 2 ngày 25, 26 tháng 5 âm lịch hàng năm.
  • Lễ hội Tứ dân chi nghiệp (xã Đại Đồng-Vĩnh Tường) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng.
  • Lễ hội Đúc Bụt làng Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh – huyện Tam Dương) vào mồng 8 tháng giêng dân làng tổ chức lễ hội đúc "Bụt" tại đình làng.
  • Lễ hội đền Gia Loan - chùa Biện Sơn tôn vinh tướng quân Nguyễn Khoan thời 12 sứ quân.
  • Lễ hội Đả cầu cướp phết diễn ra chiều ngày 7 tháng giêng hàng năm tại đền Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch.
  • Lễ hội chọi trâu Hải Lựu ở xã Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc.
  • Hội vật làng Hà (xã Hồ Sơn,Tam Đảo) diễn ra vào mồng 7 tháng Giêng.
  • Lễ hội Tây Thiên (xã Đại Đình,Tam Đảo)vào 15/2 âm lịch. Là một trong 3 lễ hội lớn nhất miền Bắc.
  • Lễ hội Kéo Song (Hương Canh, Bình Xuyên) mùng 3 – 5 âm lịch.(Tết Nguyên Đán).
  • Lễ hội Đình Thổ Tang diễn ra vào 10 tháng giêng.
  • Lễ hội đền Ngự Dội (xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Tường) vào ngày 14, 15 tháng giêng.
  • Lễ hội đền Ngô Tướng Công (thị xã Phúc Yên) vào 9 tháng Giêng.
  • Lễ hội Đền Thính (xã Tam Hồng, Yên Lạc) vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
  • Lễ hội chợ Rưng (thị trấn Tứ Trưng, Vĩnh Tường) vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm.
  • Lễ hội vật, Đánh cờ người làng Hoàng Chung xã Đồng Ích ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Danh sách lịch sử cấp quốc gia

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
  • Ở huyện Lập Thạch
  • Đền thờ Lưỡng Quốc Tiến Sĩ Triệu Thái
  • Ở huyện Vĩnh Tường:

Chùa Tùng Vân,Đình Thổ Tang, Đình Bích Chu, Đình Thủ Độ, Đình Cam Giá, Đền Phú Đa, Đình Hòa Loan, Cụm di tích thờ Lê Ngọc Chinh (đền Ngòi, đình Đông, đình Nam), Đền Đuông, Chùa Thượng Trưng, Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Hoa Dương,Đình - chùa Vĩnh Sơn, Đình Sông Kênh, Đình Tuân Lộ.

  • Ở huyện Yên Lạc:

Đền Thính, Đền Tranh, Đền Đồng Lạc, Đình Yên Lạc, Đình Hùng Vĩ, Chùa Tiền Môn, Chùa Đại An, Đình Tri Chỉ, Đình Yên Nội, Chùa Biện Sơn, Di tích khảo cổ học Đồng Đậu.

  • Ở tx Phúc Yên:

Chiến khu Ngọc Thanh, Chùa Bảo Sơn, Đình Khả Do, Đình Cao Quang, Đền Ngô Miễn, Đình Đạm Xuyên, Đình Sen Hồ, Đền Trần Nguyên Hãn, Đền Đỗ Khắc Chung, Chùa Vĩnh Phúc, Đình Tây Hạ, Chùa Đông Lai, Đền Triệu Thái, Đình Ngõa, Đình Đình Chu, Đình Thạch Trục, Đình Tiên Lữ.

  • Ở huyện Sông Lô

Tháp Bình Sơn

  • Ở huyện Bình Xuyên:

Đình Hương Canh, Đình Ngọc Canh, Đình Tiên Hường, Chùa Kính Phúc, Đền Xuân Lãng, Chùa Quảng Hựu, Đền Thánh Mẫu, Đình Mộ Đạo - Đình Bảo Đức - Đình Đại Phúc, Chùa Can Bi, Đình Quất Lưu.

Khu thắng cảnh Tây Thiên (Đền Mẫu Sinh-Đền Cô, Đền Cậu-Đền Thượng-Đền Thõng-Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên)

  • Ở huyện Tam Dương

Đình Thứa Thượng, Đình Phú Vinh

Ở tp Vĩnh Yên:

Đình Đông Đạo, Chùa Tích Sơn, Chua Ha.

Khu, điểm du lịch nổi tiếng

  • Khu du lịch Tam Đảo.
  • Khu du lịch Hồ Đại Lải
    Hồ Đại Lải
  • Khu du lịch Đầm Vạc.
  • Khu di tích đền Gia Loan - chùa Biện Sơn
  • Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
  • Làng gốm Hương Canh.
  • Tháp Bình Sơn.
  • Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức.
  • Đền thờ tả tướng quốcTrần Nguyên Hãn.

Các tuyến xe buýt

  • VP01: Bồ Sao – Mê Linh Plaza: xã Bồ Sao (Vĩnh Tường) – Ngã ba Vĩnh Tường – Hợp Thịnh(Điểm giao tuyến 04) – Vĩnh Yên – Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart - KCN Khai Quang – BX Vĩnh Yên mới(Điểm giao tuyến 03,04,05,06,07) BigC Vĩnh Phúc – Hương Canh(Đàm cả)(Điểm giao tuyến 08,09) – Phúc Yên – Mê Linh Plaza (Điểm giao Tuyến 07,56,58 Hà nội).
  • VP03: Vĩnh Yên – Lập Thạch – Sông Lô: BX Vĩnh Yên(mới) - KCN Khai Quang – Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart - Bưu điện Tỉnh – Ngã Tư Quán Tiên – Hoàng Lâu – Hoàng Đan – Cầu Gạo – Tiên Lữ - TT Lập Thạch – Nhạo Sơn – Tam Sơn – Bến Phà Then.
  • VP04: Vĩnh Yên – Vĩnh Tường: Cao Đại – Tân Cương – TT GDTX Vĩnh Tường (TT Thổ Tang) – Trường thpt Lê Xoay - TT Vĩnh Tường – Vũ Di – Tề Lỗ - Nhà máy Gạch Đoàn Kết – Cây xăng Hợp Thịnh – Quán Tiên - Bưu điện Tỉnh - Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart - KCN Khai Quang - BX Vĩnh Yên(mới).
  • VP05: Vĩnh Yên – Yên Lạc – Vĩnh Thịnh: BX Vĩnh Yên(mới) - KCN Khai Quang – Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart – Bưu điện Tỉnh – Ngã Tư Quán Tiên – Đồng Cương – Minh Tân – TT Yên Lạc – Dốc Lũng Hạ - Trường thpt Yên Lạc 2 – Liên Châu – Đại Tự - Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) – TT Tứ Trưng (Vĩnh Tường) – TT Vĩnh Tường – Trường thpt Đội Cấn (thpt Hồ Xuân Hương) – Bến phà Vĩnh Thịnh.
  • VP06: Vĩnh Yên – Tam Dương – Lập Thạch: BX Vĩnh Yên(mới) - KCN Khai Quang – Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart – Bưu điện Tỉnh – Ngã ba Tam Dương – Thanh Vân – Đạo Tú – TT Hợp Hòa – Bồ Lý – Cầu Trang.
  • VP07: Vĩnh Yên – Tam Đảo: BX Vĩnh Yên(mới) - KCN Khai Quang - Tôn Đức Thắng - Mê Linh - Trần Phú - Chùa Hà Tiên - QL 2B – Kim Long(giao điểm xe 09) - Hợp Châu – Hồ Sơn - Tam Quan – Đại Đình – Đạo Trù – Bồ Lý.
  • VP08: Vũ Di – KCN Bá Thiện – ĐHSP II - Thanh Tước: BX TT Vĩnh Tường(Điểm giao tuyến 05) – Thị trấn Tứ Trưng – Yên Đồng – Tam Hồng – TT Yên Lạc – Cầu Trắng (Nguyệt Đức) – Thanh Lãng – QL2 (Đầm cả) (Điểm giao tuyến 01 và 09) – KCN Bình Xuyên – KCN Bá Thiện – Hồ Đại Lải – Xuân Hòa – ĐHSP HN II – Phúc Yên – Thanh Tước (Điểm giao tuyến 58 Hà nội)
  • VP09: Vĩnh Tường – Quang Hà – Phúc Yên 2: Xã Kim Xá – Chợ Vàng (Hoàng Đan) (Điểm giao tuyến 03) – TT Hợp Hòa (Ngã tư Me) (Điểm giao tuyến 06) – Hướng Đạo – Kim Long – Quang Hà – TT Hương Canh – QL2 (Điểm giao tuyến 01 và 08) – Phúc Yên – Thanh Tước (Điểm giao tuyến 58 Hà nội)

Tỉnh kết nghĩa

  • Tỉnh Chungcheongbuk (Hàn Quốc).
  • Tỉnh Luang Namtha (Lào).
  • Tỉnh U-đôm- xay, (Lào).
  • Tỉnh Phông- xa-lỳ (Lào).
  • Tỉnh Bến Tre - Việt Nam.
  • ......

Thể dục, thể thao

  • Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc Nằm bên quốc lộ số 2, ngay ngã ba đường vào tp.Vĩnh Yên là nơi tổ chức các hoạt động thể thao và văn hóa-xã hội của tỉnh. Đây cũng là nơi tổ chức các sự kiện thể thao mang tầm quốc gia,quốc tế như: diễn ra môn đá cầu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003,VTV Cup, Salonpas cup, giải bóng chuyền Nữ thế giới, gần đây nhất là giải Eximbank cúp và giải bóng chuyền Nam Asian cup.
  • Sân Golf Tam Đảo Golf Resort là sân golf 27 hố, là một trong sân golf quốc tế xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Đây là nơi tổ chức các giải đấu trong nước,quốc tế như: Giải vô địch Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo - Vòng loại MercedesTrophy(2011),Giải vô địch thường niên Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo,Giải Tập đoàn VC Group,Giải thường niên Câu lạc bộ Hà Nội,Giải golf vô địch JBAV Kogyo Bukai lần 3 Golf Competition(2011),Giải golf mùa Xuân Câu lạc bộ golf Nữ Hà Nôi(2011),Giải golf Johnnie Walker Blue Label Trophy,...
  • Ngoài ra,Vĩnh phúc còn có Sân Golf Đầm Vạc Golf Club và các trung tâm thể dục thể thao khác tại các huyện, thị xã để phục vụ cho hoạt động thể dục,thể thao của người dân trong tỉnh.

Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Vĩnh Phúc

Cùng với hệ thống chợ truyền thống thì hệ thống siêu thị, tttm trên địa bàn Vĩnh Phúc khá sôi động và đầy đủ các thương hiệu lớn, phục vụ nhu cầu mua sắm và góp phần nâng cao phong cách tiêu dùng mua sắm người dân trong tỉnh.

  • Siêu thị Big C
  • Siêu thị Co.op Mart
  • Siêu thị An Phú
  • Siêu thị Media Mart
  • Siêu thị điện máy HC
  • Trung tâm điện máy Chất Mai
  • Siêu thị sách Nguyễn Văn Cừ
  • TTTM Soiva Plaza
  • Chợ - Trung tâm thương mại Vĩnh Yên
  • Chợ - Trung tâm thương mại Yên Lạc
  • Chợ - Trung tâm thương mại Vĩnh Tường
  • Chợ - Trung tâm thương mại Tam Dương
  • Siêu thị điện máy Pico
  • Siêu thị điện máy Trần Anh
  • Siêu thị điện máy Hương Anh
  • Chợ - Trung tâm thương mại Hương Canh - Bình Xuyên
  • Trung tâm thế giới di động, Điện Máy Xanh, Viettel Store, Viễn thông A, VinPro trên địa bàn Vĩnh Yên, Phúc Yên.

Hệ thống sân golf và resort.

Vĩnh Phúc có nhiều sân golf và resort đẳng cấp 3 - 5 sao, phục vụ nhu cầu khách du lịch nghỉ dưỡng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là thị trường Hà Nội và các chuyên gia nước ngoài sống - làm việc tại Vĩnh Phúc. Trong quy hoạch Vĩnh Phúc sẽ có 12 sân Golf xây dựng dọc theo chân núi Tam Đảo đất bạc màu và một số khu vực đầm lầy khác trong tỉnh.

  • Flamminggo Đại Lải resort.
  • Sông Hồng thủ đô resort.
  • Tam Đảo Belvedere resort.
  • Paradise Đại Lải resort
  • FLC Vĩnh Thịnh Resort
  • Tam Đảo Golf and resort.
  • Sân golf Đầm Vạc
  • Sân golf Ngôi sao Đại Lải
  • Sân golf Flamingo Đại Lải

Các công trình văn hóa tiêu biểu

Các công trình văn hóa tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc là những công trình văn hóa kiến trúc mang nét đặc trưng văn hóa riêng có của đất và người Vĩnh Phúc, mỗi người con Vĩnh Phúc lấy đó làm tự hào và là nơi mà du khách không thể bỏ qua mỗi khi đặt chân đến đây cho dù chỉ để có được cho mình 1 nháy hình.

  • Quảng trường, công viên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc
  • Rạp ngoài trời Hoàng Quy
  • Rạp chiếu phim 19/05
  • Bảo tàng Vĩnh Phúc.
  • Nhà hát Chèo Vĩnh Phúc
  • Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc
  • Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chùa Hà Tiên (Tp Vĩnh Yên)
  • Tháp Bình Sơn(Sông Lô)
  • Nhà thờ đá Tam Đảo
  • Đền Thính - Yên Lạc
  • Đền bà chúa Thượng Ngàn
  • Tháp Truyền hình Tam Đảo.
  • Thiền viện trúc lâm Tây Thiên
  • Thiền viện trúc lâm An Tâm
  • Thiền viện trúc lâm Tuệ Đức
  • Đại bảo tháp Madala Kim Cương Thừa
  • Cáp treo Tây Thiên.

Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 26 tháng 10 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1883/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch:

Phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31.860ha, được giới hạn như sau:

– Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương;

– Phía Nam giáp huyện Yên Lạc;

– Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và huyện Vĩnh Tường;

– Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và Thủ đô Hà Nội.

2. Tính chất:

– Là trung tâm chính trị – hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc;

– Là một trong những trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước với các ngành chủ đạo là: Công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo – khoa học và du lịch – nghỉ dưỡng;

– Là trung tâm văn hóa, đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cả nước và quốc tế;

– Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

3. Quy mô dân số:

a) Năm 2020 là 660.000 người;

b) Năm 2030 là 1.000.000 người.

4. Quy mô đất đai:

– Đến năm 2020, đất xây dựng đô thị là 19.330ha, trong đó đất dân dụng là 11.420ha, chỉ tiêu 173m2/người và đất ngoài dân dụng là 7.910ha;

– Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị là 31.860ha, trong đó đất dân dụng là 14.500ha, chỉ tiêu 145m2/người; đất ngoài dân dụng là 10.570ha và đất khác: 6.790ha.

5. Định hướng phát triển không gian đến năm 2030:

a) Hướng phát triển đô thị

– Gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội, lấy thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên làm trung tâm, từ đó mở rộng phạm vi đô thị hóa ra các vùng lân cận;

– Xây dựng đô thị tập trung, đa cực, kết nối với các khu chức năng dựa trên hệ thống giao thông công cộng hiện đại và đồng bộ;

– Phát triển đồng tâm, tạo vành đai xanh ven đô và các hành lang xanh cách ly bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị;

– Hình thành trục không gian xanh Bắc – Nam với chức năng là trục giao thông, kiến trúc cảnh quan, thoát nước gắn kết với các di tích văn hóa lịch sử và các công trình phục vụ quan trọng của đô thị Vĩnh Phúc.

b) Cấu trúc đô thị và phân khu chức năng

– Các trọng điểm đô thị gồm:

+ Trọng điểm cấp thành phố: Khu trung tâm thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên;

+ Các trọng điểm cấp khu vực: Trọng điểm khu vực phía Bắc; trọng điểm khu vực phía Nam tại điểm giao cắt đường vành đai 2 và trục không gian Bắc Nam; trọng điểm phía Tây Bắc tại điểm giao cắt đường vành đai 2 và trục hướng tâm Lập Thạch – Đầm Vạc và trọng điểm Đông Nam tại điểm giao cắt đường vành đai 2 và trục xuyên tâm Phúc Yên – Hương Canh – Vĩnh Yên;

+ Các trọng điểm khác: Trọng điểm giáo dục, giao lưu ở phía Bắc thành phố Vĩnh Yên và ở thị xã Phúc Yên; trọng điểm lưu thông hàng hóa phía Đông Tây thành phố Vĩnh Yên; trọng điểm du lịch nghỉ ngơi hồ Đầm Vạc và Đại Lải; trọng điểm nước và cây xanh phía Nam thành phố Vĩnh Yên.

– Các trục gồm:

+ Trục liên kết vùng: Đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với Lào Cai; đường vành đai 5 Hà Nội nối Thái Nguyên, Sơn Tây và đường sắt Hà Nội – Lào Cai;

+ Trục liên kết đô thị: Quốc lộ 2B, quốc lộ 2C nối Tam Đảo, Hợp Hòa với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc; tỉnh lộ 305 nối với Lập Thạch, Yên Lạc; các trục đường phố nối thành phố Vĩnh Yên – thị xã Phúc Yên;

+ Trục vành đai: Đường vành đai số 1 (trung tâm); đường vành đai số 2 (kết nối với trọng điểm khu vực) và vành đai số 3; đường vành đai 4,5 và số 5 Hà Nội;

+ Trục đô thị là trục nối kết giữa các khu phố hiện có với các khu đô thị mới;

+ Trục không gian Bắc Nam: Tam Đảo – Vĩnh Yên và Sông Hồng;

+ Trục giao thông công cộng trong đô thị kết nối các trọng điểm cấp thành phố với các trọng điểm cấp khu vực và các trọng điểm khác.

– Ba vùng chức năng gồm: Vùng các khu trung tâm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, vùng các khu dân cư và vùng các khu công nghiệp tập trung phía Tây Bắc và phía Đông Bắc, Đông Nam của đô thị Vĩnh Phúc.

6. Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng đến năm 2030:

a) Quy hoạch khu dân dụng

Diện tích đất dân dụng là 14.500ha bằng 45,5% đất đô thị bao gồm:

– Đất xây dựng các khu ở diện tích khoảng 9.570ha;

– Đất các trung tâm phục vụ công cộng diện tích khoảng 1.880ha: Tại khu vực thành phố Vĩnh Yên, bố trí trung tâm tổng hợp của Tỉnh; trung tâm công cộng của đô thị Vĩnh Phúc tại Đầm Vạc và các trung tâm phục vụ cấp khu vực diện tích đất khoảng 820ha; tại khu vực thị xã Phúc Yên; bố trí trung tâm tổng hợp của đô thị Vĩnh Phúc và các trung tâm phục vụ cấp khu vực diện tích đất khoảng 470ha; tại khu vực Nam thành phố Vĩnh Yên, bố trí các trung tâm phục vụ công cộng cấp đô thị và khu vực diện tích đất khoảng 460ha và khu vực Bắc Vĩnh Yên (Khu vực Gia Khánh) bố trí các trung tâm phục vụ công cộng cấp đô thị và khu vực diện tích đất khoảng 130ha;

– Đất cây xanh, thể dục thể thao bố trí tại các khu ở của đô thị, có diện tích khoảng 620ha.

– Đất giao thông đô thị có diện tích khoảng 2.430ha.

b) Quy hoạch khu chức năng ngoài dân dụng

Các khu chức năng ngoài khu dân dụng có diện tích 10.570ha bằng 33,2% đất đô thị, gồm:

– Các khu công nghiệp:

+ Diện tích đất các khu công nghiệp là 5.020ha bao gồm các khu công nghiệp đã hình thành và các khu công nghiệp dự kiến, bố trí tại khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đông Nam của Đô thị Vĩnh Phúc;

+ Giữa các khu công nghiệp và dân dụng bố trí hành lang xanh cách ly và hệ thống giao thông công cộng, có chiều rộng phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

– Các khu trung tâm chuyên ngành:

+ Các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có diện tích 1.502ha, bố trí tại các khu vực trung tâm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và trục không gian xanh Bắc Nam;

+ Các cơ sở y tế điều dưỡng có diện tích là 89,50ha bố trí tại thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Tam Dương và huyện Yên Lạc;

+ Các cơ sở du lịch có diện tích 170ha bố trí tại khu vực Đầm Vạc thành phố Vĩnh Yên và hồ Đại Lải thị xã Phúc Yên;

+ Các khu cây xanh, mặt nước, công viên và thể dục thể thao có tổng diện tích 2.278,5ha gồm: Trục cây xanh Bắc Nam, vành đai xanh, hành lang xanh ven các sông, kênh dẫn nước và các trục đường giao thông chính của đô thị, mặt nước thoáng và các công viên từ cấp đô thị có diện tích 2.162,1ha; các trung tâm thể dục thể thao: 116,4ha gồm: Khu liên hợp thể thao quốc gia ở thành phố Vĩnh Yên 40ha và các trung tâm thể thao cấp vùng và đô thị ở thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên 76,4ha.

– Giao thông đối ngoại và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối có diện tích: 1.160ha, trong đó đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối khoảng 70ha và đất giao thông đối ngoại khoảng 1.090ha.

– Đất quốc phòng: Khoảng 350ha bố trí theo Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng.

c) Quy hoạch các loại đất khác

Diện tích đất khác là 6.790ha, chiếm 21,30% đất đô thị bao gồm: Đất nông nghiệp, mặt nước và đất dự trữ phát triển.

7. Thiết kế đô thị:

a) Nguyên tắc chung

Xây dựng đô thị Vĩnh Phúc trở thành đô thị đẹp, hài hòa với thiên nhiên, đặc biệt là trục không gian xanh Bắc Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư có thể tiếp cận dễ dàng các di tích văn hóa, lịch sử và môi trường đô thị thông qua mạng lưới giao thông công cộng.

b) Bố cục không gian kiến trúc – cảnh quan

– Hệ thống các vùng cảnh quan gồm:

+ Các khu cơ quan hành chính Vĩnh Yên; trung tâm Phúc Yên, Đầm Vạc, khu thương mại văn phòng nhà ở và khu chợ Vĩnh Yên;

+ Các khu nhà ở đô thị, khu nhà ở vùng đồi; khu nhà vườn và khu làng xóm nông thôn;

+ Các khu công nghiệp.

– Hệ thống các trục không gian gồm:

+ Trục không gian xanh Bắc Nam (LRT – Lignht Rail Transit – Tàu điện nhẹ đô thị); trục BRT (Bus Rapid Transit – xe buýt nhanh);

+ Trục cửa ngõ đô thị: Quốc lộ 2A, quốc lộ 2B, quốc lộ 2C;

+ Trục sông ngòi và cây xanh dọc các sông: Phan, Cà Lồ, Phó Đáy và các kênh dẫn nước.

– Hệ thống các đầu mối gồm:

+ Đầu mối thương mại, dịch vụ công cộng: Khu thương mại văn phòng Bắc Đầm Vạc, trung tâm Vĩnh Yên, trung tâm Phúc Yên, khu vực quanh ga LRT và BRT;

+ Đầu mối nghỉ ngơi thư giãn: Các công viên văn hóa nghỉ ngơi công cộng; công viên thể thao, các công viên vườn hoa khu vực;

+ Đầu mối du lịch nghỉ dưỡng: Khu vực quanh Đầm Vạc và khu vực hồ Đại Lải.

8. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đến năm 2030:

a) Giao thông

– Mạng lưới đường bộ:

+ Giao thông đối ngoại: Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; đường trục chính: Quốc lộ 2A, đường tránh quốc lộ 2A, quốc lộ 2B, quốc lộ 2C, quốc lộ 23, đường vành đai 4,5 và đường vành đai 5 Hà Nội;

+ Giao thông đô thị gồm: 9 đường hướng tâm nối với trung tâm Vĩnh Yên, các đầu mối, 3 đường vành đai và các đường phố.

– Giao thông công cộng:

+ Mạng lưới đường giao thông công cộng gồm Đường sắt khổ rộng Hà Nội – Lào Cai; tuyến LRT xuyên Vĩnh Yên theo hướng Bắc Nam; tuyến đường sắt hiện hữu được cải tạo nâng cấp;

+ LRT: Tuyến LRT xuyên Vĩnh Yên theo hướng Bắc Nam;

+ Xe buýt gồm: Tuyến BRT (Phúc Yên – Vĩnh Yên); tuyến Vĩnh Yên – Tam Đảo; Vĩnh Yên – Chợ Chang; Vĩnh Yên – Tam Sơn; Vĩnh Yên – Việt Trì; Vĩnh Yên – Hà Nội; tuyến vành đai ngoài, vành đai giữa và vành đai trong.

b) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

– Quy hoạch thủy lợi:

+ Thoát nước cưỡng bức ra sông Hồng bằng bơm; trữ nước bằng hồ chứa; xây dựng và cải tạo sông;

+ Xây dựng các công trình thủy lợi tại 3 lưu vực chính: Lưu vực thượng lưu sông Phan: Lưu vực xung quanh Vĩnh Yên và lưu vực sông Cà Lồ;

+ Cải tạo các sông Phan, sông Cà Lồ và nhánh sông Cà Lồ cụt trong khu vực đô thị.

– Cốt nền:

+ Cốt nền khống chế theo các dòng sông Phan, sông Cà Lồ và nhánh sông Cà Lồ cụt theo mực nước lũ thiết kế khi có mưa lớn nhất và mực nước lũ thiết kế khi có mưa tần suất 1% và chiều cao an toàn;

+ Cốt nền khống chế tại các khu vực phát triển mới được xác định bằng cốt nền tại thời điểm thoát nước mưa cộng thêm thủy lực từ nơi tính đến nơi thoát. Cốt nền nhà máy và công trình quan trọng được nâng thêm +0,5m.

– Thoát nước mưa:

+ Khu đô thị phát triển mới: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng;

+ Khu vực nội thị: Hệ thống thoát nước mưa đảm bảo thoát nhanh đồng thời phát huy tác dụng các hồ chứa nước, khu cây xanh, vui chơi để giữ nước tạm, giảm thiểu ngập úng cục bộ do mưa.

c) Cấp nước

– Chỉ tiêu cấp nước theo tiêu chuẩn đô thị loại I;

– Nhu cầu lượng nước cấp: 140.465 m3/ngày đêm đến năm 2020 và 326.218 m3/ngày đêm đến năm 2030.

– Nguồn nước và trạm xử lý nước cấp:

+ Nguồn nước: Từ sông Lô, hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm;

+ Trạm thu nước với nhà máy nước mới gần cửa sông Lô Qtr = 375.500 m3/ngày đêm. Giữ nguyên các nhà máy nước ở Vĩnh Yên và Phúc Yên.

– Mạng lưới phân phối nước:

+ Đường chính dẫn nước từ nhà máy nước sông Lô đến bể phân phối gồm 2 tuyến: Phía Bắc D = Ф1.300 – Ф1.000; phía Nam D = Ф1.200 – Ф900;

+ Các bể phân phối tại Vĩnh Yên, Nam Vĩnh Yên, Gia Khánh, Phúc Yên, đảm bảo lượng nước cấp theo thiết kế có dung tích và quy mô hợp lý;

+ Các đường ống phân phối theo mạng vòng, kết nối với các đường ống hiện có ở thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên với đường kính Ф200 – Ф700.

d) Cấp điện

– Tổng phụ tải là 1.600 MW;

– Trạm biến thế gồm: Trạm 220kV hiện có với lưới 220kV, trạm 220kV mới với lưới 220kV, trạm 110kV với lưới 110kV hiện có và trạm 110kV với lưới 110kV mới.

đ) Thông tin liên lạc

– Dung lượng thuê bao đối với khu ở: 100 m2/máy, công nghiệp 300 m2/máy;

– Dung lượng tính toán cho các khu vực thành phố Vĩnh Yên 146.800 máy, Nam thành phố Vĩnh Yên 53.900 máy, Gia Khánh 39.200 máy, thị xã Phúc Yên 126.700 máy.

e) Xử lý chất thải, vệ sinh môi trường

– Xử lý nước thải:

+ Chỉ tiêu nước thải: Năm 2020 là 38.000 m3/ngày đêm và năm 2030 là 157.000 m3/ngày đêm;

+ Xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung tại 5 khu vực phía Tây, Nam, Đông Bắc thành phố Vĩnh Yên, trung tâm thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên, mỗi khu vực có dân số khoảng 200.000 người;

+ Bố trí trạm xử lý tập trung tại hạ lưu của mỗi phân khu và gần với sông lớn: Sông Phan, sông Cầu Bồn, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy …;

+ Xây dựng ống thoát nước thải Ф150 – Ф1.200.

– Xử lý chất thải rắn:

+ Lượng chất thải rắn: Năm 2020 là 900 tấn/ngày và năm 2030 là 2.850 tấn/ngày;

+ Xây dựng 4 trạm xử lý đốt, trong đó có 3 trạm trong khu vực đô thị. Quy mô xây dựng một cơ sở xử lý đốt khoảng 4 – 5ha;

+ Bố trí các bãi chôn lấp theo đúng quy chuẩn xây dựng bảo đảm vệ sinh môi trường cho đô thị.

g) Công viên nghĩa trang

– Nhu cầu đất xây dựng đến năm 2030 là 200ha;

– Địa điểm xây dựng: Khu vực huyện Tam Đảo: 100ha; khu vực huyện Bình Xuyên: 100ha.

9. Đánh giá môi trường chiến lược:

a) Xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường

Có biện pháp xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay để bảo đảm an toàn cho các nguồn nước cấp cho sinh hoạt, tưới tiêu và môi trường không khí, đặc biệt bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái.

b) Các biện pháp giảm thiểu tác động của môi trường

– Giám sát, xử lý các vi phạm ô nhiễm;

– Đánh giá tác động môi trường đối với từng dự án;

– Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

c) Bảo vệ môi trường

Có các giải pháp phù hợp, bảo vệ môi trường đất, không khí, tiếng ồn, môi trường nước, chất thải rắn.

10. Quy hoạch ngắn hạn đến năm 2020:

a) Các chương trình và dự án ưu tiên phát triển đô thị

– Các dự án công trình cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đô thị;

– Dự án tổ chức giao thông công cộng;

– Dự án bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu;

– Các dự án phát triển đất.

b) Các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch

– Thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng thể chế, bộ máy quản lý quy hoạch đô thị cấp Tỉnh;

– Áp dụng các giải pháp huy động các nguồn lực và đảm bảo nguồn vốn.

Tham khảo

  1. ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015. 
  2. ^ Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành
  3. ^ Quyết định 178-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú
  4. ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch địa giới thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phú
  5. ^ Quyết định 71-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới huyện Tam Đảo và huyện Vĩnh Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phú
  6. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới thành phố Hà Tĩnh và tỉnh Vĩnh Phú
  7. ^ Nghị định 63-CP năm 1995 về việc chia huyện Vĩnh Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phú
  8. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  9. ^ Nghị định 36/1998/NĐ-CP về việc chia tách huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc thành huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên
  10. ^ Nghị định 153/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
  11. ^ Nghị định 146/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
  12. ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
  13. ^ Nghị định 09/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện sông lô, tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Wikipedia)