Việt Trì
Thành phố trực thuộc tỉnh
Viet tri cua toi.jpg
Việt Trì nhìn từ trên cao
Địa lý
Tọa độ: 21°18′00″B 105°26′00″Đ / 21,29993°B 105,433388°ĐTọa độ: 21°18′00″B 105°26′00″Đ / 21,29993°B 105,433388°Đ
Diện tích 111,75 km2    1
Dân số (2013)  
 Tổng cộng 283.995 người 1
 Thành thị 74,14%
 Nông thôn 25,86%
 Mật độ 2.541 người/km²
Dân tộc Chủ yếu là Việt
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Đông Bắc
Tỉnh Phú Thọ
Thành lập 4/6/1962
 Chủ tịch HĐND Nguyễn Huy Hoàng
 Bí thư Thành ủy Nguyễn Huy Hoàng
Phân chia hành chính 13 phường, 10 xã
Website viettri.gov.vn

Việt Trì là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là đô thị trung tâm các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và là một trong 19 đô thị trung tâm của Việt Nam. Việt Trì là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là đô thị động lực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả vùng Tây Đông Bắc.

Được xem là đất phát tích, kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam, Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng. Nơi đây còn là thành phố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Đây cũng là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc).

Thành phố Việt Trì được biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc XHCN với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ... và còn được gọi là thành phố ngã ba sông vì nằm gần nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lôsông Đà thành sông Hồng.

Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc. Việt Trì được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 19 đô thị lớn nhất Việt Nam2 . Tháng ba âm lịch hàng năm, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, hàng triệu con cháu Lạc Hồng từ khắp cả nước lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh nằm tại địa phận thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - Việt Trì để thăm viếng tổ tiên.

Địa lý

Vị trí địa lý

Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang đại hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về phía Tây  là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía  Tây- Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.

Thành phố Việt Trì nằm ở phía đông của tỉnh Phú Thọ, phía bờ tả ngạn sông Hồng, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 350 km về phía Đông, cách thành phố cảng Hải Phòng 140 km về phía Tây Bắc.

Nằm ở Ngã ba Hạc, nơi có con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lôsông Đà xanh biếc thành dòng Sông Hồng huyền thoại; là đỉnh đầu của vùng Tam giác châu thổ Sông Hồng trù phú, lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt Nam. Vì thế, Việt Trì còn được biết đến với cái tên thân thương: Thành phố ngã ba sông.

Địa giới hành chính của Việt Trì như sau: phía bắc giáp các xã Phù Ninh, An Đạo, Vĩnh Phú huyện Phù Ninh; phía tây và tây nam giáp các xã Sơn Vi, Cao Xá, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn huyện Lâm Thao; phía nam giáp xã Cổ Đô, Tản Hồng, Châu Sơn huyện Ba Vì(Thành phố Hà Nội); phía đông giáp các xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, xã Bồ Sao, xã Cao Đại, xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường, xã Cao Phong, xã Đức Bác, xã Tứ Yên, xã Yên Thạch huyện Sông Lô(tỉnh Vĩnh Phúc).

Các điểm cực của thành phố này là:

  • Cực Bắc: Xóm Dầm - xã Kim Đức.
  • Cực Tây: Xóm Vàng - xã Chu Hóa.
  • Cực Nam: Khu Mộ Chu Hạ - Phường Bạch Hạc.
  • Cực Đông: Xóm Vinh Quang - xã Sông Lô.

Khí hậu

Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông lạnh sâu sắc với trên ba tháng nhiệt độ xuống dưới 18 độ C, nét đặc trưng của Miền Bắc Việt Nam.

  • Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C.
  • Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm.
  • Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%.

Lịch sử

Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây- Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính.

  • Thời đại Hùng Vương, vùng Việt Trì - Bạch Hạc là trung tâm chính trị- kinh tế, được coi là kinh đô của Nhà nước Văn Lang.
  • Dưới thời thuộc Hán, vùng Việt Trì thuộc về huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ.
  • Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn và thời Tuỳ (thế kỷ III đến thế kỷ VI) thuộc huyện Gia Ninh, quận Tân Xương.
  • Đời Đường, vùng Việt Trì thuộc huyện Thừa Hóa, quận Phong Châu;
  • Thời Thập Nhị sứ quân (944-967), Việt Trì nằm trong khu vực chiếm giữ của tướng Kiều Công Hãn. Thời Lý - Trần, Việt Trì thuộc về châu Thao Giang, lộ Tam Giang.
  • Thời nhà Lê, Việt Trì là một thôn thuộc xã Bạch Hạc, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây.
  • Đầu thời Nguyễn, địa giới Việt Trì cơ bản vẫn giữ như thời Hậu Lê.
  • Năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong cả nước thành tỉnh. Thôn Việt Trì thuộc về xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đái; sau đổi thành phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây.
  • Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp xáo trộn lại các đơn vị hành chính cũ, lập ra những tỉnh mới nhỏ hơn trước để dễ quản lý và đàn áp. Việt Trì tách khỏi xã Bạch Hạc, trở thành một làng trong tổng Lâu Thượng, huyện Hạc Trì; còn xã Bạch Hạc vẫn nằm trong huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Nhận rõ Việt Trì là cửa ngõ án ngữ các tuyến đường giao thông thủy, bộ ở phía Bắc Việt Nam, không chỉ có vị trí quan trọng về mặt kinh tế mà còn là tiền đồn trọng điểm về quân sự.
  • Ngày 22 tháng 10 năm 1907, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị trấn Việt Trì và đặt trung tâm huyện lỵ Hạc Trì tại đây.
  • Cách mạng tháng 8-1945 thành công, Việt Trì thuộc liên xã Sông Lô bao gồm các xã: Lâu Hạ, Hạ Giáp, Thuần Lương, Việt Trì làng và Việt Trì phố.
  • Tháng 2 năm 1945, thị trấn Việt Trì được tái lập gồm ba khu phố: Thuần Lương, Việt Hưng và Việt Lợi.
  • Ngày 7 tháng 6 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định cho sáp nhập thị trấn Bạch Hạc thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc về thị trấn Việt Trì và chuyển thành thị xã Việt Trì.
  • Ngày 1 tháng 9 năm 1960, Chính phủ quyết định sáp nhập 4 xã: Minh Khai, Minh Phương, Lâu Thượng, Tân Dân của huyện Hạc Trì vào thị xã Việt Trì.
  • Ngày 4 tháng 6 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 65/CP thành lập thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ trên cơ sở thị xã Việt Trì. Cũng trong năm này, Chính phủ ra quyết định giải thể huyện Hạc Trì, chuyển 2 xã: Hùng Thao (nay là xã Cao Xá) và xã Thống Nhất (nay là xã Thụy Vân) nhập vào huyện Lâm Thao, những xã còn lại nhập vào Thành phố Việt Trì; chia xã Chính Nghĩa thành 2 phường: Tiên Cát và Vân Cơ; xã Minh Khai đổi tên thành xã Sông Lô.
  • Cũng trong ngày 26-1-1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Sau năm 1975; thành phố Việt Trì có 4 phường: Tân Dân, Thanh Miếu, Tiên Cát, Vân Cơ; thị trấn Bạch Hạc và 6 xã: Quất Thượng, Sông Lô, Minh Phương, Dữu Lâu, Lâu Thượng, Minh Nông.
  • Ngày 27 tháng 6 năm 1977, các xã: Quất Thượng, Lâu Thượng và Sông Lô hợp nhất thành xã Trưng Vương3 .
  • Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Các xã Vân Phú, Phượng Lâu của huyện Phù Ninh, xã Thụy Vân của huyện Lâm Thao, thôn Mộ Chu Hạ, thôn Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường sáp nhập về thành phố Việt Trì4 (các thôn Mộ Chu Hạ, Lang Đài được sáp nhập vào thị trấn Bạch Hạc).
  • Ngày 13 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định phân vạch địa giới xã, phường của Thành phố Việt Trì. Theo đó, giải thể thị trấn Bạch Hạc để thành lập phường Bạch Hạc; đồng thời chia lại các phường cũ, lập các phường mới: chia phường Thanh Miếu thành 2 phường: Thanh Miếu và Thọ Sơn; chia phường Vân Cơ thành 3 phường: Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ5 .
  • Ngày 11 tháng 10 năm 1986, chia xã Trưng Vương thành 2 xã: Sông Lô, Trưng Vương6 . Đến thời điểm này, thành phố Việt Trì gồm 8 phường: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân và 8 xã: Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú, Sông Lô,Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân.
  • Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khoá IX ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, thành phố Việt Trì tiếp tục là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá của tỉnh Phú Thọ7 .
  • Ngày 8 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 39/2002/NĐ-CP, thành lập phường Dữu Lâu (trên cơ sở giải thể xã Dữu Lâu) và phường Bến Gót (tách ra từ phường Thanh Miếu) thuộc thành phố Việt Trì8 .
  • Sau nhiều năm tập trung đầu tư xây dựng và phát triển, ngày 14 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 180/QĐ- TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 29 .
  • Ngày 10 tháng 11 năm 2006, 3 xã: Chu Hóa, Hy Cương, Thanh Đình của huyện Lâm Thao và 2 xã: Hùng Lô, Kim Đức của thuộc huyện Phù Ninh chuyển sang trực thuộc thành phố Việt Trì10 .
  • Ngày 29 tháng 5 năm 2008, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Đức thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây(cũ) về thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ quản lý theo Nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính giũa tỉnh Hà Tâytỉnh Phú Thọ11 .
  • Ngày 5 tháng 5 năm 2010, thành lập 3 phường: Minh Nông, Minh Phương và Vân Phú trên cơ sở 3 xã có tên tương ứng12 .
  • Ngày 4 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Phú Thọ13 .

Như vậy, đến thời điểm này, thành phố Việt Trì có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường là: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ và Dữu Lâu, Tân Dân, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú và 10 xã gồm: Sông Lô,Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân, Tân Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương.

Dự kiến năm 2020, các xã Sông Lô, Trưng Vương và Phượng Lâu sẽ trở thành 3 phường có tên tương ứng theo quy hoạch chung thành phố Việt Trì đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Dân số

Thành phố Việt Trì hiện nay có 11.175,11ha diện tích tự nhiên và 283.995 người(năm 2013)14 .

Các đơn vị hành chính

Thành phố Việt Trì có 23 phường, xã trực thuộc, bao gồm:

  • 13 phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Dữu Lâu, Gia Cẩm, Minh Nông, Minh Phương, Nông Trang, Tân Dân, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân Cơ, Vân Phú.
  • 10 xã: Chu Hóa, Hùng Lô, Hy Cương, Kim Đức, Phượng Lâu, Sông Lô, Tân Đức, Thanh Đình, Thụy Vân, Trưng Vương.

Danh sách các đơn vị hành chính15 16

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích

(km2)

Dân số

(người)

Mật độ
1 Phường Bạch Hạc 4.5 7.346 1.632
2 Phường Bến Gót 2.56 5.823 2.274
3 Phường Dữu Lâu 6.31 7.994 1.267
4 Phường Gia Cẩm17 1.94 18.000 9.278
5 Phường Minh Nông18 5.89 8.531 1.448
6 Phường Minh Phương19 3.15 7.198 2.285
7 Phường Nông Trang 1.92 15.986 8.280
8 Phường Tân Dân20 1.34 8.827 6.587
9 Phường Thanh Miếu 2.08 10.789 5.187
10 Phường Thọ Sơn 1.00 6.544 6.544
11 Phường Tiên Cát21 3.55 13.500 3.803
12 Phường Vân Cơ 1.00 1.475 1.475
13 Phường Vân Phú22 9.23 14.044 1524
14 Xã Chu Hóa 9.31 5.338 573
15 Xã Hùng Lô23 1.98 6.230 3.192
16 Xã Hy Cương24 7.03 4.760 677
17 Xã Kim Đức25 8.89 7.382 830
18 Xã Phượng Lâu 5.27 4.110 780
19 Xã Sông Lô26 5.36 5.032 937
20 Xã Tân Đức 4.54 2.721 599
21 Xã Thanh Đình27 7.90 7.628 965
22 Xã Thụy Vân28 9.86 14.200 1.440
23 Xã Trưng Vương 5.72 7.396 1.293
  • Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km²; số liệu năm 1999.

Kinh tế

Việt Trì là thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam. Thành phố có nhiều tiềm năng phát triển công, nông, thương nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp phát triển gồm có: hóa chất, giấy, may mặc,...

Trên địa bàn thành phố tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty có quy mô sản xuất công nghiệp với tỷ trọng lớn, hằng năm đóng góp một lượng lớn nguồn ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho nhiều lao động cũng như một số khu đô thị mới như khu đô thị Minh Phương, khu đô thị Bắc Việt Trì, khu đô thị Nam Việt Trì, khu đô thị Tây Nam Việt Trì, khu đô thị Minh Phương - Thụy Vân, khu đô thị Nam Đồng Mạ, khu đô thị Vườn đồi Ong Vàng, khu đô thị Trầm Sào, khu đô thị Nam Đồng Lạc Ngàn, khu đô thị Hòa Phong...

Các khu, cụm công nghiệp tại Việt Trì

  • Khu công nghiệp Thụy Vân
  • Cụm công nghiệp Bạch Hạc
  • Cụm công nghiệp nam Việt Trì
  • Cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu I
  • Cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu II

Giáo dục

Các trường trung học phổ thông tại Việt Trì

  • Trường Trung học phổ thông Chuyên Hùng Vương (Số 1, Ngách 2, Ngõ 70, Đ.Hàn Thuyên, P.Tân Dân).
  • Trường Trung học phổ thông Việt Trì (Đ. Lê Quý Đôn - P. Gia Cẩm).
  • Trường Trung học phổ thông Dân lập Nguyễn Tất Thành (Đ.Nguyễn Tất Thành - P. Gia Cẩm).
  • Trường Trung học phổ thông Công nghiệp Việt Trì (Khu đô thị Nam Đồng Mạ - P. Thanh Miếu).
  • Trường PT Herman Gmeiner (Đ. Châu Phong - P. Dữu Lâu).
  • Trường Trung học phổ thông Kỹ thuật Việt Trì (Đ.Hùng Vương, P.Vân Phú).
  • Trường Trung học phổ thông Dân Lập Vũ Thê Lang (Đ. Châu Phong - P.Tân Dân).
  • Trường Trung học phổ thông Dân lập Lê Quý Đôn (KĐT Vườn đồi Ong Vang - P. Dữu Lâu).
  • Trường Trung học phổ thông Dân Lập Trần Phú (Đ.Lý Tự Trọng - P.Thanh Miếu).
Bệnh viện ĐK Phú Thọ

Các trường đại học

  • Trường Đại học Hùng Vương (Cơ sở 1, Đ. Nguyễn Tất Thành - P. Nông Trang)
  • Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì (Cơ sở 2, Đ.Tiên Sơn - P.Tiên Cát)
  • Trường Đại học Dự bị dân tộc Trung ương (Số 19 Đ.Trần Phú- P.Tân Dân)29

Các trường cao đẳng

  • Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm (Đ.Nguyễn Tất Thành - P.Tân Dân)
  • Cao đẳng Dược Fushico (Đ.Hùng Vương - P.Gia Cẩm)
  • Cao đẳng Nghề Phú Thọ (Đ.Hùng Vương - P.Vân Phú)
  • Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ (Đ.Nguyễn Tất Thành - P.Thọ Sơn)

Các trường trung cấp

  • Trường Trung cấp nghề và công nghệ vận tải Phú Thọ (Đ.Trần Nguyên Hãn - P.Thanh Miếu)
  • Trường Trung cấp Nghiệp vụ sông Hồng (Đ.Vũ Duệ - P.Nông Trang)
  • Trường Trung cấp Nghề HẺMAN GMEINER (KĐT Vườn đồi Ong Vang - Phường Dữu Lâu)

Các trường tiểu học

- Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Khu 6B- P. Nông Trang-Việt Trì)

- Trường Tiểu học Gia Cẩm (Gia Cẩm-Việt Trì-Phú Thọ)

  • Trung tâm BTTEMCTT Việt Trì
  • Trường TH Bạch Hạc
  • Trường TH Chính Nghĩa
  • Trường TH Chu Hóa
  • Trường TH Dữu Lâu
    • Trường TH Hòa Bình
    • Trường TH Hy Cương
    • Trường TH Kim Đức
    • Trường TH Minh Nông
    • Trường TH Minh Phương
    • Trường TH Phượng Lâu
    • Trường TH Sông Lô
    • Trường TH Tân Dân
    • Trường TH Tân Đức
    • Trường TH Thanh Miếu
    • Trường TH Thanh Đình
    • Trường TH Thọ Sơn
    • Trường TH Thống Nhất
    • Trường TH Thụy Vân
    • Trường TH Tiên Cát
    • Trường TH Tiên Dung
    • Trường TH Trưng Vương
    • Trường TH Vân Cơ
    • Trường TH Vân Phú
    • Trường TH Hùng Lô

Y tế

  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (Đ.Nguyễn Tất Thành - P.Tân Dân): Quy mô 1.300 giường bệnh30
  • Bệnh viện Xây dựng Việt Trì (Đ.Long Châu Sa - P.Thọ Sơn)
  • Bệnh viện Y học cổ truyền (Đ.Trần Phú - P.Gia Cẩm)
  • Bệnh viện Mắt (Đ Nguyễn Du - Phường Nông Trang)
  • Bệnh viên Công An tỉnh Phú Thọ (Đ.Trần Phú - Phường Dữu Lâu)31
  • Bệnh viện Tâm thần (đang xây) (P.Vân Phú)
  • Bệnh viện Nhi (đang xây) (X.Phượng Lâu)

Giao thông

Việt trì với vai trò là thành phố công nghiệp, vị trí là thành phố ngã 3 sông và đang phấn đấu trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn nên trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Nhiều tuyến đường được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới theo đúng tiêu chuẩn đường nội thị đảm bảo giao thông luôn được thông suốt. Việc vận chuyển hàng hoá thuận lợi trên cả đường ôtô, đường sắt, đường sông,...

Thành phố Việt Trì có các hệ thống cảng sông: Cảng Bạch Hạc(Phường Bạch Hạc), Cảng Việt Trì(Phường Bến Gót), Cảng Dữu Lâu (Phường Dữu Lâu).

Thành phố Việt Trì có quốc lộ 2 nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc, đồng thời còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua nơi này.

Các tuyến đường chính ở Việt Trì

  • Đường Hùng Vương: là con đường dài và đẹp nhất thành phố Việt Trì, đây là đường quốc lộ 2 bắt đầu từ cầu Việt Trì tới ngã ba Đền Hùng rẽ vào tới cổng chính Đền Hùng với tổng chiều dài là 19,7 km, ở giữa là dải phân cách có hệ thống đèn cao áp và đèn trang trí cùng với rất nhiều các biển quảng cáo, các pa-nô, áp phích tạo nên sự rực rỡ cho con đường về đêm.
  • Đường Nguyễn Tất Thành đoạn Công viên Văn Lang
    Đường Nguyễn Tất Thành: có điểm đầu giao với đường Hùng Vương tại ngã năm phường Bến Gót đến phường Vân Phú, chiều dài toàn tuyến là 11 km. Hầu hết các cơ quan của tỉnh Phú Thọ nằm trên con đường này.
  • Đường Âu Cơ: đây nguyên là đường đê Sông Lô, phần lớn chạy qua xã Sông Lô, xã Trưng Vương, P. Dữu Lâu, xã Phượng Lâu, xã Hùng Lô. Điểm đầu nối với đường Hùng Vương ở địa phận xã Sông Lô - cách cầu Việt Trì 300m, điểm cuối là cổng chợ Xốm - xã Hùng Lô, tổng chiều dài 17,1 km.
  • Đường Lạc Long Quân: dài 16,5 km, nguyên đây là 2/3 của đường Sông Thao cũ, bắt đầu từ cầu Việt Trì (xã Sông Lô) đến ngã ba chợ Nú (P. Minh Nông) rẽ lên đê sông Thao đến hết xã Thụy Vân, ranh giới thành phố Việt Trì với huyện Lâm Thao.
  • Đường Nguyệt Cư : dài 2 km, đây là 1/3 của đường Sông Thao cũ, bắt đầu từ ngã ba chợ Nú (P. Minh Nông) từ đường Lạc Long Quân đến ngã ba Vân Cơ (P. Vân Cơ) nối với đường Hùng Vương.
  • Đường Tiên Dung: là tuyến đường nối từ đường Trần Phú, trước cổng Bảo tàng Hùng Vương đến đường Hai Bà Trưng, đây là con đường chạy ven công viên Văn Lang - điểm nhấn của thành phố Việt Trì. Con đường này nằm trên địa bàn P.Tiên Cát.
  • Đường Trần Nguyên Hãn: kéo dài từ đường Lạc Long Quân đến đường Vũ Thê Lang, nằm trên địa bàn hai phường là Thanh Miếu và Bến Gót.
  • Đường Mai An Tiêm: kéo dài từ đường Nguyễn Tất Thành đến đường Thiều Hoa.
  • Đường Hai Bà Trưng: nối từ đường Lạc Long Quân đến đường Nguyễn Tất Thành và sẽ nối với đường Vũ Thê Lang, đây là con đường nằm trên địa bàn P.Thọ Sơn và xã Trưng Vương.
  • Đường Trần Phú: là con đường nối từ đường Lạc Long Quân đến đường Âu Cơ tại bến phà Đức Bác (P. Dữu Lâu) với tổng chiều dài là 6 km. Con đường này chạy qua các phường Tiên Cát, Gia Cẩm, Tân Dân và Dữu Lâu.
  • Đường Châu Phong: nối từ đường Hùng Vương đến đường Trần Phú với tổng chiều dài khoảng 3,5 km, đi qua các phường Gia Cẩm, Tân Dân.
  • Đường Quang Trung: nối từ đường Hùng Vương đến đường Trần Phú với tổng chiều dài 2 km. Điều đặc sắc của con đường này là ở giữa có dải phân cách rộng, có đường dạo, con đường này chạy qua các phường là Gia Cẩm, Nông Trang, Tân Dân và Dữu Lâu. Nhưng không hiểu thành phố thế nào mà lại đổi tên thành đường Quang Trung, khi mà tên con đường này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Trì, trong khi hàng quán ở đây vẫn lấy tên Hoà Phong.
  • Đường Nguyễn Du: nối từ đường Hùng Vương đến đường Trần Phú, đi qua các phường là Nông Trang, Tân Dân và Dữu Lâu.
  • Đường Đại Nải: là con đường ngắn nhất thành phố, bắt đầu từ đường Hùng Vương đến đường Nguyệt Cư, với chiều dài khoảng 300m với vài chục số nhà, trên con đường này có điểm nhấn là Nhà máy Dệt Vĩnh Phú rất nổi tiếng.
  • Đường Vũ Thê Lang: bắt đầu từ đường Trần Phú đến đường Nguyến Tất Thành, con đường này có hình vòng cung dài 5 km đi qua các phường xã là Dữu Lâu, Trưng Vương, Thanh Miếu, Sông Lô, Bến Gót.
  • Đường Tản Viên: nối từ đường Hùng Vương đến đường Âu Cơ đi qua các phường Vân Cơ, Dữu Lâu.
  • Đường Trần Toại: nối tờ đường Hùng Vương đến đường Nguyễn Tất Thành đi trong phường Vân Phú.
  • Đường Trường Chinh: nối từ đường Hùng Vương đến Khu công nghiệp Thuỵ Vân qua phường Vân Phú và xã Thuỵ Vân.
  • Đường Từ Diên: nối từ đường Hùng Vương(Khách sạn Hoàng Long) đến đường Phù Đổng, qua phường Vân Phú và xã Phương Lâu.
  • Đường Lạc Hồng: nối từ đường Hùng Vương đến hết xã Hy Cương, vốn là QL 32C, đây là con đường đặc biệt đi qua đền Quốc Tổ Lạc Long Quân.
  • Đường Lữ Gia: nối từ đường Trường Chinh(trường CĐ.Nghề) đến đường Hùng Vương(cổng vào Đền Hùng), qua phường Vân Phú và xã Hy Cương.
  • Đường Văn Lang: chính là đoạn quốc lộ 2 chạy qua xã Kim Đức và xã Hy Cương, khi mà đường Hùng Vương đến cổng biểu tượng đền Hùng rẽ quặt vào trong phía đền Hùng thì đoạn còn lại của quốc lộ 2 chạy qua thành phố Việt Trì lấy tên là Văn Lang, với chiều dài khoảng 700m đến hết địa phận thành phố.
  • Đường Bạch Hạc, đường Nhị Hà và đường Trần Nhật Duật là ba con đường chính chạy trên địa bàn Phường Bạch Hạc.

Các con phố chính

P. Trần Nhật Duật, P. Phong Châu, P. Đoàn Kết, P. Kiến Thiết, P. Hoa Long, P. Thạch Khanh, P. Việt Hưng, P. Nguyễn Văn Dốc, P. Lý Tự Trọng, P. Đồi Cam, P. Thanh Hà, P. Long Châu Sa, P. Tam Long, P. Gát, P. Sông Thao P. Minh Lang, P. Tân Xương, P. Bảo Hoa, P. Tiên Sơn, P. Tiên Phú, P. Làng Cả, P. Hàm Nghi, P. Hà Chương, P. Lê Quý Đôn, P. Phan Chu Trinh, P. Hà Liễu, P. Kim Đồng, P. Võ Thị Sáu, P. Lê Văn Tám, P. Nguyễn Thái Học, P. Hoàng Hoa Thám, P. Nguyễn Quang Bích, P. Đinh Tiên Hoàng, P. Vũ Duệ, P. Xuân Nương, P. Tản Đà, P. Đặng Minh Khiêm, P. Đinh Công Tuấn, P. Đỗ Nhuận, P. Tân Việt, P. Nguyễn Thị Minh Khai, P. Thiều Hoa, P. Hàn Thuyên, P. Đồi Giàm, P. Ngô Tất Tố, P. Tô Vĩnh Diện,P. Hồ Xuân Hương,P. Lê Đồng, P. Đông Sơn, P. Gò Mun, P.Nguyễn Trãi, P.Đốc Ngữ, P.Lâm Thắng, P.Lăng Cẩm, P.Lê Đồng, P.Ngọc Hoa, P.Quế Hoa, P.Đồi Xuôi, P.Hoa Vương, P.Hùng Quốc Vương, P.Sau Da, P.Chu Văn An, P.Đào Duy Kỳ, P.Tân Thuận, P.Tân Bình, P.Tân Xuân, P.Tân Thành, P.Văn Cao, P.Nguyễn Đốc Bật, P.Tiền Phong, P.Anh Dũng, P.30/4, P.Hồng Hà,...

Khu DTLS Đền Hùng

 An ninh quốc Phòng

Bộ tư lệnh Quân khu 2 đóng tại thành phố Việt Trì có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng Tây Bắc Việt Nam và bảo vệ thủ đô Hà Nội từ phía tây và tây bắc. Quân khu bao gồm các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên và Lai Châulà một trong 7 quân khu trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam

Danh lam thắng cảnh - Văn hóa- Du lịch

Thành phố Việt Trì là trung tâm du lịch của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu di tích lịch sử Đền Hùng nổi tiếng hàng năm đón trên 6 triệu lượt khách hành hương về đây vào mỗi dịp 10/3(ÂL) và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp khác.

1.Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này. Khu di tích lịch sử được coi là trung tâm lớn nhất của Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương. Tối ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.32 Tính đến thời điểm này, "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là di sản duy nhất ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh.33

Khu di tích gồm các khu vực chính: Đền Hạ, Đền Trung, Chùa Thiền Quang, Đền Thượng, Lăng Vua Hùng, Đền Giếng, Đền Mẫu Âu Cơ(xã Hy Cương), Đền Lạc Long Quân(xã Chu Hóa) và rất nhiều các di tích lịch sử gắn liền với thời kỳ Hùng Vương nằm rải rác trên địa bàn thành phố.

(Xem chi tiết Khu di tích lịch sử Đền Hùng)

Hát Xoan

2.Hát xoan

Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.34

Trên địa bàn thành phố Việt Trì hiện có bốn phường xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét nằm ở hai xã Kim Đức và Phượng Lâu. Các di tích lịch sử gắn liền với loại hình nghệ thuật này nằm trên địa bàn Việt Trì như: Đình An Thái, Đình Thét, Đình làng Kim Đới, miếu Lãi Lèn...

(Xem chi tiết Hát xoan)

3.Các di tích lịch sử-văn hóa:35

Phường Bạch Hạc: Đền Mộ Chu Thượng, Đền Mộ Chu Hạ, Đền Lang Đài, Đền Mẫu Tam Giang Thượng, Đền Quách A Nương, Đền Tam Giang, Chùa Đại Bi.

Phường Bến Gót: Hoa Long Tự, Đình làng Việt Trì.

Phường Thanh Miếu: Đình Tràng Đông, Đình Tràng Nam

Phường Tiên Cát: Lầu Kén Rể, Đền Tiên, Đền Chi Cát, Chùa Phúc Long.

Phường Nông Trang: Đình Nông Trang.

Phường Dữu Lâu: Đình Dữu Lâu, Đình Bảo Đà, Đình Hương Trầm, Đình Miếu Quế Trạo.

Phường Vân Cơ: Đình Nghè.

Phường Vân Phú: Hương Long Tự, Đình Phú Nham, Văn Long Tự, Đền Văn Luông, Chùa Thông.

Phường Minh Nông: Đàn Tịch Điền, Chùa Khánh Nguyên,

Phường Minh Phương: Đền Chùa Phương Châu, Đình Phú Hữu, Miếu Bà Tốc, Tiên Phú Tự, Đình Phú Nông,Chùa Linh Quang, Chùa Thiên Phúc

Phường Tân Dân: Chùa Mậu Xi.

Xã Phượng Lâu: Mộ Trần Toại, Đình Vũ Thị Thục Nương,Đình Nghè, Đình Phượng Lâu, Đình Phượng An, Rừng Cấm, Đình An Thái.

Xã Hùng Lô: Đình Hùng Lô.

Xã Kim Đức: Đình Hội, Đình Cháy, Đình làng Kim Đới, Đình Thét, Miếu Lãi Lèn.

Xã Chu Hóa: Đình Đông, Đền Lạc Long Quân.

Xã Thanh Đình: Đình Thanh Đình, Gò Giữa, Gò Dạ, Gò De, Gò Ghệ, Gò Tế Thánh, Lảu Quân, Oa Nhà Nít, Oa Bàn Cờ, Rừng Quân, Đồi Nhà Sàn, Đồi Nhà Bò, Chùa Rối, Ao Rối.

Xã Hy Cương: Đền Hạ, Đền Trung, Chùa Thiền Quang, Đền Thượng, Lăng Vua Hùng, Đền Giếng, Am Đường Tự, Đình Cổ Tích, Đền Mẫu Âu Cơ.

Xã Thụy Vân: Đình chùa Nỗ Lực, Thượng Lâm Tự, Phúc Lâm Tự, Đền Thượng Thụy Vân, Đền Mẫu Thụy Vân, Đền Thượng Cẩm Đội.

Trưng Vương: A Ốc Tự, Đình đền Hương Lan, Thiên Cổ Miếu, Miếu Cây Da Bò, Miếu Xóm Uơm, Bối Linh Tự, Đình Nội Lâu Thượng, Đình Ngoại Lâu Thượng.

Xã Sông Lô: Đình Hòa Phong, Đình chùa Chàng Vàng, Chùa Bảo Ngạn, Đình Trần Hưng Đạo, Đình Đoàn Kết, Đình Trung Hậu, Miếu Trần Hưng Đạo, Quế Lâm Tự.

4.Các di tích khảo cổ học

Có 3 di tích khảo cổ học lớn nằm trên địa bàn thành phố là: Di chỉ khảo cổ học Làng Cả (phường Thọ Sơn), Khu khảo cổ học Gò Mã Lao (phường Minh Nông), Khu di chỉ khảo cổ Gò De (xã Thanh Đình)

5.Các bảo tàng

Bảo tàng Hùng Vương (Đ. Trần Phú - P.Gia Cẩm - TP. Việt Trì)

Bảo tàng Hùng Vương (KDTLS Đền Hùng - Xã Hy Cương - TP. Việt Trì)

Bảo tàng Quân khu II (Đ. Hùng Vương - P.Vân Phú - TP. Việt Trì)

Đặc sản

Về ẩm thực, xưa Việt Trì nổi tiếng với cá Anh Vũ, một loại cá nước ngọt chỉ thấy xuất hiện tại ngã ba sông. Hiện nay, những quán cá lăng sông và thịt chó đang hấp dẫn du khách đến với thành phố ngã ba sông.

Đô thị loại 1

Thành phố Việt Trì trở thành đô thị loại I vào năm 2012. Thành phố đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng diện tích, tăng quy mô dân số, sáp nhập một số xã của huyện Lâm Thao, Phù Ninh về Việt Trì, nâng cấp một số xã lên phường; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm như: Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm Dịch vụ thương mại tổng hợp; quy hoạch chi tiết khu du lịch - dịch vụ Nam Ðền Hùng; quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố. Tập trung xây dựng nhiều tuyến đường quan trọng như đường Nguyễn Tất Thành kéo dài và hạ tầng kỹ thuật hai bên đường, đường Hai Bà Trưng kéo dài, đường Phù Ðổng nối TP Việt Trì với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường Trường Chinh, đường từ Khu công nghiệp Thụy Vân đi các xã Thanh Ðình, Chu Hóa, đường Vũ Thê Lang và dự án xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải đô thị.

Ðến nay, thành phố đang thực hiện đầu tư 207 công trình, trong đó có 144 công trình chuyển tiếp, 63 công trình triển khai mới, tổng giá trị xây lắp đạt hơn 500 tỷ đồng; triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng 91 dự án, trong đó có 59 dự án chuyển tiếp, 32 dự án mới và đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 18 dự án lớn với tổng số tiền bồi thường hơn 312 tỷ đồng.

Công viên Văn Lang

Kinh tế của thành ph ố tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân đạt 5,71%/năm, giá trị tăng thêm bình quân đầu người/năm đạt 62,75 triệu đồng (tương đương 2.924 USD), tăng 2,35 lần so với năm 2010.36

Việt Trì về đêm

Ngày 04 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ

Tham khảo

  1. ^ a ă GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
  2. ^ “Nguồn về việc Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương đầu tư Việt Trì trở thành một trong 11 đô thị lớn của cả nước”. 
  3. ^ Quyết định 134-BT năm 1977 về việc hợp nhất xã thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú
  4. ^ Quyết định 178-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú
  5. ^ Quyết định 10-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới một số xã, phường thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú
  6. ^ Quyết định 125/HĐBT năm 1986 về việc chia xã Trưng Vương của thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Vĩnh Phú
  7. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  8. ^ Nghị định 39/2002/NĐ-CP về việc thành lập các phường thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  9. ^ Quyết định 180/2004/QĐ-TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại II do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  10. ^ Nghị định 133/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh để mở rộng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  11. ^ Nghị quyết số 14/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tâytỉnh Phú Thọ do Quốc hội ban hành
  12. ^ Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2010 thành lập các phường: Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  13. ^ Quyết định 528/QĐ-TTg năm 2012 công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  14. ^ “người”. 
  15. ^ “http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-21-NQ-CP-thanh-lap-cac-phuong-Minh-Phuong-Minh-Nong-vb104999.aspx”. 
  16. ^ “http://www.viettri.gov.vn/vt/d15970”. 
  17. ^ “Phường Gia Cẩm”. 
  18. ^ “Phường Minh Nông 2010”. 
  19. ^ “Phường Minh Phương 2010”. 
  20. ^ “Phường Tân Dân năm 2015”. 
  21. ^ “Phường Tiên Cát 1999”. 
  22. ^ “Phường Vân Phú 2015”. 
  23. ^ “Xã Hùng Lô 2006”. 
  24. ^ “Xã Hy Cương”. 
  25. ^ “Xã Kim Đức 2006”. 
  26. ^ “Dân số xã Sông Lô 2015”. 
  27. ^ “Xã Thanh Đình 2015”. 
  28. ^ “Thụy Vân 2015”. 
  29. ^ “http://www.viettri.gov.vn/vt/GIoI-THIeU-CHUNG-Ve-THaNH-PHo-VIeT-TRi-t15918-7777.html”. 
  30. ^ “Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ”. 
  31. ^ “Công bố quyết định thành lập Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và Bệnh viện Công an tỉnh”. 
  32. ^ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”. 
  33. ^ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được vinh danh”. 
  34. ^ hát xoan được công nhận Di sản phi vật thể của nhân loại
  35. ^ “Bản đồ các điểm du lịch Việt Trì”. 
  36. ^ “Nâng tầm đô thị Việt Trì”. 

(Nguồn: Wikipedia)