Sông Thao
Một đoạn sông Thao.jpg
Ảnh chụp một đoạn sông Thao tại bến đò Chí Chủ, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Đặc điểm
Dài 910 km1
Lưu vực 51800 km² (Trung Quốc: 39800 km², Việt Nam: 12000 km²)1
Dòng chảy
Thượng nguồn Nguy Sơn, Vân Nam, Trung Quốc
Địa lý
Các quốc gia lưu vực Trung Quốc, Việt Nam

Sông Thao là dòng chính của sông Hồng, bắt nguồn từ Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, vào Việt Nam ở tỉnh Lào Cai, chảy đến ngã ba Hạc ở Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thì hợp lưu với sông Đàsông Lô. Tại Việt Nam, sông chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ.

Khi qua tỉnh Yên Bái, sông có bốn phụ lưu lớn là ngòi Thia, ngòi Hút, ngòi Lâu và ngòi Lao. Lượng nước theo năm bình quân là 24,2 tỉ m³, cực đại là 41 m³ và cực tiểu là 18,4 m³ (đo tại Yên Bái). Trong ba nhánh lớn của sông Hồng, sông Thao tuy có diện tích lưu vực xấp xỉ sông Đà nhưng có lượng dòng chảy nhỏ nhất (chỉ chiếm 19%, trong khi sông Lô là 25,4%, sông Đà là 42%). Núi Phan Xi Păng đóng vai trò đường phân nước giữa sông Đà với sông Thao, còn dãy núi Con Voi - chạy gần như song song với sông Thao - là đường phân nước giữa sông Thao với sông Lô.1 Lưu lượng nước của sông thay đổi thất thường; vào mùa khô lưu lượng giảm xuống rất thấp so với mức trung bình, gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và cho sinh hoạt của người dân.2

Bãi bồi mùa nước cạn

Phù sa sông Thao có màu đỏ vì chứa nhiều ô xít sắt.1

tỉnh Đồng Nai cũng có một con sông tên là sông Thao.3

Trong văn học và nghệ thuật

Sông Thao được nhắc đến trong một số tác phẩm văn học - nghệ thuật như bài thơ "Sông Thao" của Nguyễn Duy (tập thơ Mẹ và em, 1980),4 bài hát "Du kích sông Thao" (1949) của Đỗ Nhuận hoặc trong câu hát ru:

Sông Thao nước đục người đen

Ai lên phố Ẻn thì quên đường về.5

Tham khảo

  1. ^ a ă â b “Giới thiệu chung về hệ thống lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình(PDF). Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014. 
  2. ^ “Tài nguyên nước”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái. Ngày 24 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014. 
  3. ^ “Quyết định của tỉnh Đồng Nai về quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2020”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. 2012. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014. 
  4. ^ "Sông Thao"”. Chuyên trang Văn học Quê nhà - Báo điện tử Tổ Quốc. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014. 
  5. ^ Điền Ngọc Phách (ngày 17 tháng 8 năm 2013). “Ai lên "Phố Ẻn"”. Báo Phú Thọ. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014. 

(Nguồn: Wikipedia)