Lâm Thao
—  Huyện  —
Quốc gia  Việt Nam
Vùng Đông Bắc
Tỉnh Phú Thọ
Huyện lị Thị trân Lâm Thao
Diện tích
 • Tổng cộng 37.72 mi2 (97.69 km2)
Dân số (2015)
 • Tổng cộng 140,000
 • Mật độ 3,710/mi2 (1,433/km2)
Múi giờ UTC + 7 (UTC+7)

Lâm Thao là một huyện đồng bằng- trung du của tỉnh Phú Thọ. Huyện lị là thị trấn Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây. Lâm Thao là huyện có kinh tế phát triển, dân cư đông.

Đây là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì – Bãi Bằng – Lâm Thao) nên đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch.1

Địa lý

Huyện Lâm Thao rộng 9769,11ha (diện tích năm 2008).

Vị trí địa lý: phía bắc giáp thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninhthành phố Việt Trì; phía nam và phía tây giáp huyện Tam Nông, phía đông giáp huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội.

Dân số

Dân số: 106.610 người

Hành chính

Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và hai thị trấn, trong đó có 3 xã miền núi(Hùng Sơn, Tiên Kiên, Xuân Lũng), 11 xã, thị trấn là Đồng Bằng. Là cửa ngõ giữa miền núi và Đồng Bằng, giữa nông thôn và thành thị, giao thông tương đối thuận tiện, có nhiều điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, là địa bàn thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa cung cấp cho các vùng khác. Đặc biệt với địa thế trên, Lâm Thao đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân bố các khu công nghiệp, là địa bàn hấp dẫn đối với các dự án đầu tư.

Gồm 2 thị trấn: Lâm Thao (huyện lị), Hùng Sơn và 12 xã: Bản Nguyên, Cao Xá, Hợp Hải, Kinh Kệ, Sơn Dương, Sơn Vi, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Xuân Huy, Xuân Lũng.

Lịch sử

Phủ Lâm Thao, gồm các huyện: Hạ Hoa (nay là Hạ Hòa), Hoa Khê (nay là Cẩm Khê), Sơn Vi (nay là huyện Lâm Thao),Thanh Ba, vốn thuộc tỉnh Sơn Tây, sau đưa sang tỉnh Phú Thọ. Ngày 8-9-1891, ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa. Ngày 5-6-1893, huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.

Sau năm 1975, huyện Lâm Thao có 18 xã: Bản Nguyên, Cao Mại, Cao Xá, Chu Hóa, Hà Thạch, Hợp Hải, Hy Cương, Kinh Kệ, Sơn Dương, Sơn Vi, Thạch Sơn, Thanh Đình, Thụy Vân, Tiên Kiên, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Xuân Huy, Xuân Lũng.

Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Lâm Thao sáp nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu (trừ xã Thụy Vân được sáp nhập về thành phố Việt Trì). Năm 1999, lại tách ra thành hai huyện như cũ.

Ngày 28-5-1997, chuyển xã Cao Mại thành thị trấn Lâm Thao - thị trấn huyện lị huyện Lâm Thao.

Ngày 1-4-2003, xã Hà Thạch được sáp nhập vào thị xã Phú Thọ.

Ngày 1-11-2004, thành lập thị trấn Hùng Sơn trên cơ sở 117,40 ha diện tích tự nhiên và 3.532 nhân khẩu của xã Hy Cương, 200,20 ha diện tích tự nhiên và 2.754 nhân khẩu của xã Tiên Kiên, 152,40 ha diện tích tự nhiên và 3.158 nhân khẩu của xã Chu Hóa.

Ngày 10-11-2006, 3 xã: Hy Cương, Chu Hóa và Thanh Đình được chuyển về thành phố Việt Trì.

Năm 2015, Lâm Thao được công nhận là huyện Nông thôn mới (là huyện nông thôn mới đầu tiên của các huyện miền núi phía Bắc)

Địa hình

Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng tiêu biểu của một vùng bán sơn địa, đất đai có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với địa hình phong phú đa dạng thuận lợi cho việc sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp, thuận lợi cho việc bố trí kế hoạch xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp.2

Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Kết quả thống kê năm 2008, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là: 9769,11ha phân theo ba loại đất chính, bao gồm: đất nông nghiệp: 5953,92ha; đất phi nông nghiệp: 3612,78ha; đất chưa sử dụng 202,41ha.

Tài nguyên nước: Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước phong phú đa dạng với các nguồn nước khác nhau như nước sông ngòi, hồ đầm nước ngầm và nước mưa hang năm. Nguồn nước sông ngòi (sông Hồng) có trữ lượng lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nước cho giao thông đường thủy, công nghiệp, xây dựng và các nhu cầu sinh hoạt khác.

Trên địa bàn huyện Lâm Thao có mỏ nước khoáng Tiên Kiên, đã được khai thác nhưng vẫn ở quy mô nhỏ, mỏ Cao Lanh và than bùn được phát hiện ở xã Xuân Lũng, Xuân Huy, thị trấn Hùng Sơn.1

Cơ sở sản xuất

Trên địa bàn huyện có CCN Sơn Vi(8,6 ha)3

Các làng nghề được cấp giấy chứng nhận4 :

Làng nghề ủ ấm Sơn Vy (xã Sơn Vy)

Làng nghề chăn nuôI chế biến rắn Tứ Xã (xã Tứ Xã)

Làng Tương Dục Mỹ (làng Dục Mỹ, xã Cao Xá)

Nhà máy Suppe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, nằm ở thị trấn Lâm Thao- Lâm Thao- Phú Thọ.

Chú thích

  1. ^ a ă “Cơ sở dữ liệu tỉnh Phú Thọ”. 
  2. ^ http://cosodulieucnntphutho.com.vn/index.php?r=huyen/detail&id=7.  |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ “Cụm công nghiệp Khu làng nghề SX hàng thủ công mỹ nghệ Sơn Vi, huyện Lâm Thao”. 
  4. ^ “Các làng nghề”. 

Tham khảo


(Nguồn: Wikipedia)