Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Tấn Dũng (tên thường gọi: Ba Dũng, sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949 tại Cà Mau) là một chính trị gia Việt Nam. Ông là Thủ tướng chính phủ thứ sáu của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006–2016). Từ năm 1997, ông cũng đồng thời là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa X, XI, XII, XIII thuộc đơn vị bầu cử khu vực 3 Thành phố Hải Phòng (huyện Tiên Lãng), Uỷ viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thi hành án phần tài sản vụ án EPCO - Minh Phụng từ năm 2002. Ông cũng từng giữ chức Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên tình trạng tham nhũng hầu như không có hướng giải quyết nên sau Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), ban này chuyển sang cho Bộ Chính trị quản lý, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông được Quốc hội bầu lên vị trí Thủ tướng Chính phủ từ ngày 27 tháng 6 năm 2006 sau khi Thủ tướng tiền nhiệm Phan Văn Khải quyết định về hưu năm 2006. Sau đó ông tái đắc cử nhiệm kì thứ 2 vào ngày 25 tháng 7 năm 2011. Ông là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam thuộc thế hệ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng là Thủ tướng trẻ nhất khi nhậm chức (57 tuổi). Tại Đại hội Đảng lần thứ XII ông xin không tái cử vào BCH Trung ương và được chấp nhận. Từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 ông thôi nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, nghỉ hưu theo chế độ.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Thái (1819-?) là một nho sĩ thời Nguyễn. Nguyễn Thái có quê là thôn Đan Lạc, xã, Thịnh Lạc, tổng Nộn Liễu, huyện Nam Đường, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ông đỗ Hương cống (thời Nguyễn gọi là Cử nhân) năm Đinh Mùi 1847, tức niên hiệu Tự Đức thứ 1, rồi đỗ Phó bảng năm Tân Hợi niên hiệu Tự Đức 4 1851. Tiếp theo, qua kỳ ân khoa năm đó, ông đỗ Hoàng giáp. Ông giữ các chức quan đó là Hàn lâm viện Trước tác, Tu thư Vân hải sở, Đốc học Quảng Ngãi, Giảng quan ở Kinh diên Khởi cư trú, Thị độc Học sĩ, Án sát sứ Hưng Yên.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Thái Bạt (chữ Hán: 阮泰拔, 1504-1527) là một danh sĩ thời Lê sơ. Ông từng đỗ thủ khoa, Tiến sĩ đệ nhị giáp (Hoàng giáp) khoa thi Canh Thìn (1520), niên hiệu Quang Thiệu thứ 5, đời vua Lê Chiêu Tông.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Thái Bình (14 tháng 1, 1948(1948-01-14) - 2 tháng 7, 1972) là một sinh viên phản chiến Việt Nam bị bắn chết tại phi trường Tân Sơn Nhất vì tội khủng bố sau khi khống chế một chiếc máy bay. Sau cái chết, anh trở thành một biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam vào thập niên 1970.