Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Quang Toản (chữ Hán: 阮光纘, 1783 – 1802) hay Cảnh Thịnh hoàng đế (景盛皇帝), là con trai thứ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông lên ngôi tháng 8 năm 1792 khi mới 9 tuổi, sau khi Nguyễn Huệ mất, năm sau đổi niên hiệu thành Cảnh Thịnh. Tháng 8 năm 1801 ông đổi niên hiệu thành Bảo Hưng. Nguyễn Quang Toản là Hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn nhánh Nguyễn Huệ và cũng là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại này.
Cảnh Thịnh sau khi lên ngôi thì bị họ ngoại chuyên quyền, trong đó có cậu họ là Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Vua Quang Toản nhỏ tuổi, không có kinh nghiệm nên không giữ được việc triều chính, làm cho các đại thần quay sang giết hại lẫn nhau dẫn đến nội bộ lục đục, triều chính suy vi và đây là cơ hội cho Nguyễn Ánh tấn công để giành lại chính quyền chỉ sau một thời gian rất ngắn.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Quý Cảnh (1669-1743) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Quý Đức (chữ Hán: 阮貴德, 1648 -1720), húy là Tộ (祚), tự Bản Nhân (体仁) hiệu Đường Hiên (堂軒); là nhà thơ, nhà giáo, nhà sử học, nhà chính trị Việt Nam thời Lê trung hưng
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Quyền (1869–1941) là một chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại. Ông là một trong những sáng lập viên của phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
Nguyễn Quyền, hiệu là Đông Đường, sinh năm 1869, quê tại làng Thượng Trì (tục gọi là làng Đìa), Thượng Mão, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Do ông từng đỗ Tú tài khoa Tân Mão năm 1891, được bổ làm Huấn đạo tỉnh Lạng Sơn, nên người đương thời thường gọi ông là Huấn Quyền.