Nguyễn Quyết | |
---|---|
Tiểu sử | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 20 tháng 8, 1922 Kim Động, Hưng Yên, Liên bang Đông Dương |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Quân đội Nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1945-1992 |
Cấp bậc | Đại tướng |
Chỉ huy |
|
Tham chiến | Chiến dịch Mậu Thân 1968 Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 |
Khen thưởng | Huân chương Sao vàng ... |
Công việc khác | Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước |
Nguyễn Quyết (sinh năm 1922) là một nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị, nhà quân sự của Việt Nam.
Thân thế
Ông là người gốc họ Đào có tên là Đào Nguyễn Quyết, quá trình hoạt động công tác Ông có tên là Nguyễn Tiến Văn, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1922, quê tại thôn Dưỡng Phú, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động1 , tỉnh Hưng Yên. Ông là con út trong một gia đình 10 anh em.
Quá trình hoạt động trước năm 1945
Học hết tiểu học, năm 15 tuổi, Nguyễn Quyết lên Hà Nội làm việc và bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1939, ông được Đảng Cộng sản Đông Dương cử về xây dựng phong trào phản đế ở Hưng Yên. Đầu năm 1940, ông được kết nạp vào Đảng. Cuối năm 1941, ông tham gia lãnh đạo phong trào phản đế ở phía Nam Hưng Yên, năm 1943 là Tỉnh ủy viên tỉnh Hưng Yên.
Năm 1944, ông tham gia tại ban cán sự xây dựng phong trào phản đế ở Hà Nội, Thành ủy viên thành phố Hà Nội. Năm 1945, ông là Bí thư thành ủy Hà Nội, ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội.
Tham gia công tác chính trị quân đội
Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946, ông lần lượt giữ các chức vụ Ủy viên chính trị Ủy ban Quân sự Hà Nội, Chính trị viên Chi đội 2, Chính trị viên Chi đội 1, Chính trị viên Đại đoàn 31 chủ lực của Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam.
Từ tháng 1 năm 1947 đến tháng 5 năm 1948, ông lần lượt giữ các chức vụ Quân khu ủy Quân khu 5, Chính ủy Mặt trận Quảng Đà, Ủy viên quân sự trong Ủy ban Kháng chiến liên tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
Từ tháng 6 năm 1948 đến tháng 5 năm 1951, ông là Chính ủy Trung đoàn 108, rồi Trung đoàn 803.
Từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 6 năm 1952, ông được cử về học ở Tổng cục Chính trị. Từ năm 1953 đến năm 1954, ông trở về khu 5, giữ chức Quân khu ủy viên, Trưởng phòng Chính trị Quân khu 5, Liên khu ủy viên dự khuyết Liên khu 5.
Sau khi tập kết ra Bắc, từ tháng 12 năm 1954 đến tháng 10 năm 1955, ông là Chính ủy Sư đoàn 305.
Từ tháng 11 năm 1955 đến năm 1963, ông là quyền Chính ủy, rồi Chính ủy Quân khu Tả Ngạn, Bí thư Quân khu ủy.
Từ năm 1964 đến năm 1967, ông liên tục giữ các chức vụ Phó chính ủy, Chính ủy, Phó Bí thư Quân khu ủy Quân khu 3.
Từ năm 1968, ông là Chính ủy B8, Bí thư Đảng ủy B8, Phó chính ủy Quân khu Trị Thiên, Ủy viên thường vụ Khu ủy Trị Thiên.
Từ năm 1969 đến năm 1976, ông một lần nữa giữ chức Chính ủy Quân khu Tả Ngạn, Bí thư Quân khu ủy, rồi về Học viện Quân sự giữ chức Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy.
Từ năm 1977 đến năm 1986, ông trở lại Quân khu 3 giữ chức Tư lệnh Quân khu kiêm Chính ủy, Bí thư Quân khu ủy.
Từ tháng 4 năm 1986 đến tháng 11 năm 1987, ông giữ chức Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Từ năm 1987 đến năm 1991, là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương.
Từ năm 1977 đến năm 1991, là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương.
Từ năm 1976 dến năm 1991, ông liên tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, V, VI; Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VI.
Ông cũng là đại biểu Quốc hội khoá IV, V, VI. Ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khoá VI.
Ông nghỉ hưu từ năm 1992.
Lịch sử thụ phong quân hàm
Năm thụ phong | 1974 | 1980 | 1986 | 1990 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quân hàm | |||||||||||
Cấp bậc | Thiếu tướng | Trung tướng | Thượng tướng | Đại tướng | |||||||
Gia đình
Vợ ông là bà Võ Hoàng Mai, người Quảng Ngãi.
Ông là chú họ của Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Trọng Xuyên.
Chú thích
- ^ Cùng quê với Thượng tướng Hoàng Minh Thảo và Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên.
(Nguồn: Wikipedia)