Kim Động | |||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Địa lý | |||
Dân số | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Tỉnh | Hưng Yên | ||
Phân chia hành chính |
|
Kim Động là huyện nằm ở rìa phía Tây Tây Nam của tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Địa lý
Kim Động là huyện đồng bằng Bắc Bộ. Huyện Kim Động nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía Nam giáp thành phố Hưng Yên, phía Đông Nam giáp huyện Tiên Lữ, phía Đông Bắc giáp huyện Ân Thi, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Khoái Châu. Phía Tây giáp huyện Phú Xuyên của thành phố Hà Nội. Phía Tây Nam giáp huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa huyện thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Trên địa bàn huyện có các sông nhỏ như: sông Bần, sông Kim Ngưu,... chảy qua. Diện tích tự nhiên của huyện Kim Động là 102,85 km².
Dân số, theo thống kê năm 1999, là 126.000 người. Đến tháng 8 năm 2013 dân số là: 111.417 người.
Hành chính
Huyện Kim Động có huyện lỵ là Lương Bằng (thành lập ngày 22-3-2002 trên cơ sở xã Lương Bằng cũ) và các xã: Chính Nghĩa, Đồng Thanh, Đức Hợp, Hiệp Cường, Hùng An, Mai Động, Nghĩa Dân, Ngọc Thanh, Nhân La, Phạm Ngũ Lão, Phú Thịnh, Song Mai, Thọ Vinh, Toàn Thắng, Vĩnh Xá, Vũ Xá.
Sau năm 1975, huyện Kim Động có 22 xã: Bảo Khê, Chính Nghĩa, Đồng Thanh, Đức Hợp, Hiến Nam, Hiệp Cường, Hùng An, Hùng Cường, Lam Sơn, Lương Bằng, Mai Động, Nghĩa Dân, Ngọc Thanh, Nhân La, Phạm Ngũ Lão, Phú Cường, Phú Thịnh, Song Mai, Thọ Vinh, Toàn Thắng, Vĩnh Xá, Vũ Xá.
Ngày 4 tháng 1 năm 1982, hai xã Hiến Nam và Lam Sơn được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, xã Bảo Khê được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013, các xã Hùng Cường, Phú Cường được sáp nhập vào thành phố Hưng Yên.
Ngoài ra có một xã nữa là Đằng Châu không rõ cách Đồng Thanh mấy cây số. Xã Đằng Châu là nơi Phạm Bạch Hổ đóng giữ.
Giao thông
- Đường bộ: quốc lộ 39 (từ Khoái Châu sang) và quốc lộ 38 (từ Ân Thi lại), gặp nhau ở phía bắc huyện, rồi nằm trùng lên nhau, chạy xuyên giữa huyện, qua Lương Bằng, sang thành phố Hưng Yên mới tách nhau ra.
- Đường thủy: sông Hồng.
Tham khảo
(Nguồn: Wikipedia)