Hoàng Nghĩa Phú (chữ Hán: 黃義富, 14791 hay 14802 - ?), người xã Mạc Xá (Danh sách trạng nguyên chép là Lương Xá), huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội) sau chuyển sang ở xã Đan Khê, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên (nay là làng Đa Sĩ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)2 .
Hoàng Nghĩa Phú đỗ trạng nguyên khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 (1511), đời Lê Tương Dực2 3 . Ông làm quan đến tham tri chính sự, kiêm Đô ngự sử. Lúc mất, ông được phong làm phúc thần2 .
Trạng nguyên Hoàng Nghĩa Phú sinh năm Ất Tỵ (1485). Ngài là con trai trưởng của Tiến sĩ Hoàng Khắc Minh hiệu Thủy Hiên Tiên Sinh (1453-1534) là chắt trưởng của cụ Hoàng Trình Thanh (1411-1463) - Danh nhân đất nước, một trong mười nhà Nho có đức nghiệp lớn của nước ta dưới triều Lê. Ngài sinh ra ở làng Huyền Khê, sau đổi là Đan Sỹ (丹 俟), xã Trung Thanh Oai, tổng Thượng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên nay là làng Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ngay từ thuở nhỏ, Ngài đã bộc lộ bẩm tính thông minh. Lên 4 tuổi đã đọc kinh truyện chính văn. Lên 10 tuổi nổi tiếng là thần đồng.
Năm 16 tuổi Ngài dự thi Hương đỗ đầu, năm 17 tuổi Ngài vào kinh dự thi Hội trúng Tam trường. Vì còn ít tuổi nên Ngài được ở lại Quốc Tử giám học tập tiếp. Năm 20 tuổi Ngài được bổ đi làm Huấn đạo ở huyện Lệ Thủy. Năm Hồng Thuận thứ 3 khoa Tân Mùi (1511), Ngài dự thi đã đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (tức là Trạng nguyên), năm ấy Ngài 27 tuổi. Năm sau đó Ngài được bổ làm quan Hàn Lâm viện Hiệu lý suốt 23 năm từ 1511 đến 1533. Mãi đến đời vua Lê Trung Tung niên hiệu Nguyên Hòa năm thứ 2 (Giáp Ngọ - 1534) khi sự nghiệp trung hưng của nhà Lê bắt đầu, Ngài đã 50 tuổi được bổ làm Giám sát Ngự sử Binh bộ Tả Thị lang rồi thăng Đông các Đại học sỹ và tiếp tục làm quan đến Tham tri chính trị, Tham tri Chính phủ, dự bàn các công việc của triều đình nhà Lê trong sự nghiệp trung hưng đất nước. Trong hoàn cảnh bắt đầu sự nghiệp trung hưng một mặt phải đánh dẹp nhà Mạc, một mặt phải ổn định xã hội, thu phục lòng dân, Ngài đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình phò vua vực nước, như trong cuốc Từ điển nhân vật lịch sử, Nhà xuất bản……., trang 314 đã viết về Ngài: “Trong nước loạn lạc, Ông có công lo việc trị bình”.
Với tài học của quan Trạng nguyên, với con người biết liêm biết xỉ của nhà Nho chính trực, Ngài không bao giờ một mình vào triều yết kiến, nhưng rất cung kính ngữ nghiêm phép tắc triều đình, vì vậy nhà vua rất trọng dụng và Ngài được thăng tiến vượt bậc không theo thứ tự. Vua nhà Minh cũng đã từng khen ngợi Ngài là người thông thái.
Năm 64 tuổi (1548) Ngài dâng sớ xin lui về nghỉ hưu, phải 3 lần khẩn khoản nhà vua mới chuẩn cho. Ngài trở về sống với quê hương yên bình, với gia đình con cháu. Cũng như cha, ông, cụ nội, Ngài tận tụy với nước, thương mến chúng dân, tuân theo di chúc của cha, Ngài đã tặng hẳn cho nhân dân các làng Mạc Xá, Đồng Hoàng, Đồng Dương, Làng Thị,… thuộc tổng Đồng Dương hàng trăm mẫu ruộng mà triều đình đã ban cho gia đình Ngài làm bổng lộc lương ăn. Những khi mất mùa gia đình Ngài đều cấp phát tiền gạo cứu giúp dân nghèo. Vì vậy chẳng riêng nhân dân mấy làng được nhận ruộng đất mà xa gần đều vô cùng quý mến và biết ơn. Con trai Ngài, Tiến sĩ Hoàng Tế Mỹ (Mạc Đại Chính, khoa Mậu Tuất -1538) đỗ Tiến sĩ, làm quan Quốc Tử giám Tế tửu, tước Trân Khê hầu.
Ngài về nghỉ trong sự thanh thảnh của tâm của trí ở quê hương. Ngài không đau bệnh, ngày 21 tháng 1 năm Nhâm Tuất (1562), Ngài thanh thản quy tiên ở tuổi 78. Triều đình vô cùng thương tiếc và ghi ơn, đã truy phong Ngài Đặc tiến kim tử, Vinh lộc Đại phu, Thái tử thái bảo. Mộ Ngài và phu nhân an táng tại xứ Đường Dâu, trên cánh đồng của quê hương - nay là làng Đa Sỹ, đầu gối hướng Bắc nhìn về hướng Nam. Năm 2000, Ba Chi họ Hoàng đã xây lại mộ Ngài.
Chũng như nhân dân các làng thuộc phường Đồng Mai (quận Hà Đông) đã lập đền thờ cụ Hoàng Khắc Minh (1453-1534) từ mấy trăm năm nay. Nhân dân làng Đồng Dương (phường Đồng Mai, quận Hà Đông) lập đền thờ cả ba thế hệ nhà Ngài: cha Ngài là Tiến sĩ Hoàng Khắc Minh, Ngài và con Ngài là Tiến sĩ Hoàng Thế Mỹ. Trong hậu cung của ngôi đền thờ (nay là Đình thờ) trang nghiêm của làng Đồng Hoàng.
Ghi chú
- ^ Danh sách trạng nguyên
- ^ a ă â b Văn miếu Hà Nội: Văn bia số 11
- ^ Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Thực Lục - Quyển XV: Kỷ Nhà Lê - Tương Dực Đế
(Nguồn: Wikipedia)