Tỉnh Bình Phước
Tỉnh
Biểu Trưng tỉnh Bình Phước.png
Biểu trưng tỉnh Bình Phước
Địa lý
Tọa độ: 11°45′21″B 106°43′11″Đ / 11,755781°B 106,719818°ĐTọa độ: 11°45′21″B 106°43′11″Đ / 11,755781°B 106,719818°Đ
Diện tích 6.871,5 km²
Dân số (2014)  
 Tổng cộng 932.000 người1
 Thành thị 382.000
 Nông thôn 550.000
 Mật độ 136 người/km²
Dân tộc

Việt, Xtiêng,

Khmer, Nùng, Tày
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Vùng

Đông Nam Bộ (địa lý)

Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị)
Tỉnh lỵ Thị xã Đồng Xoài
Thành lập 1997
 Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Trăm
 Chủ tịch HĐND Trần Tuệ Hiền
 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi
Phân chia hành chính 3 thị xã, 8 huyện
Mã hành chính VN-58
Mã bưu chính 83xxxx
Mã điện thoại 271
Biển số xe 93
Website Tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền nam. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741. Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.2

Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Khmer, và Xtiêng, một số ít người Hoa, Nùng, Tày,...3 vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Xtiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Khmer.3

Địa lý

Vị trí

Bình Phước là một tỉnh ở phía Bắc của vùng Đông Nam Bộ4 . Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia.

Địa hình

Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam bộ, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng nhưng độ cao và độ dốc biến động lớn, phân bố không đều, phong phú về địa mạo, một số nơi địa hình bị chia cắt, gồm dạng địa hình đồng bằng và bán đồng bằng, trung du, đồi bát úp, núi thấp, cao nguyên thấp. Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình không phức tạp, phần lớn diện tích tỉnh Bình Phước là đồi đất đỏ bazan nối tiếp nhau, có địa hình tương đối thoải lượng sóng nhẹ với đỉnh bằng. Độ cao trung bình chung của tỉnh không vượt quá 200 m.

Tài nguyên khoáng sản

Bình Phước có 13 loại đất, phần lớn nằm trên tầng bazan và phù sa cổ, diện tích lớn nhất là đất đỏ bazan chiếm khoảng 40%, nâu vàng trên bazan chiếm khoảng 15%, đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm khoảng 15%, đất nâu vàng trên phù sa cổ chiếm 11%, đất đỏ vàng trên đá phiến chiếm khoảng 10%. Trong đó đất chất lượng cao trở lên chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm gồm nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng, cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh4 .

Khí hậu

Nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn, ngược lại vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm không khí giảm, thời tiết thường nóng, Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C - 26,2 °C.4

Thủy văn

Bình Phước có địa hình tương đối cao, là nơi bắt nguồn của nhiều sông, suối, có mạng lưới sông suối khá dày đặc 0,7 - 0,8 km/km2, lớn nhất là sông Bé, sông Đồng Naisông Sài Gòn, các sông suối ở Bình Phước đều thuộc hệ thống sông Đồng Nai do vậy chế độ thủy văn của Bình Phước ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực miền Đông Nam Bộ. Hầu hết các hồ tự nhiên đều có diện tích nhỏ, một số hồ nhân tạo phục vụ cho các công trình thủy điện hoặc lấy nước sản xuất và sinh hoạt có diện tích khá lớn là hồ Thác Mơ, hồ Sóc Miêng, hồ Cần Đơn, và đặc biệt là hồ thủy lợi Phước Hòa còn có tác dụng điều phối nguồn nước dồi dào từ sông Bé bổ sung nước cho hồ Dầu Tiếng giúp điều phối nước chống xâm nhập mặn cho sông Sài Gònsông Vàm Cỏ.

Giao thông

Trên địa bàn tỉnh giao thông được thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, hầu hết được nhựa hóa. Với các tuyến đường chính như Quốc lộ 13 từ cầu Tham Rớt đi theo hướng Nam – Bắc qua trung tâm huyện Chơn Thành, Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư với tổng chiều dài là 79,90 km, Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước về Thành phố Hồ Chí Minh với 112,70 km5 .

Ngoài ra, các tuyến đường khác như tỉnh lộ 741 kết nối trung tâm tỉnh với các huyện Đồng Phú, Phước Long, các tuyến đường liên huyện đã được láng nhựa, gần 90% đường đến trung tâm các xã đã được láng nhựa, các tuyến đường nối với tỉnh Tây Ninh, tỉnh Lâm Đồng đã được láng nhựa rất thuận tiện cho giao thông. Đường nối với tỉnh Đồng Nai cũng được nâng cấp mở rộng5 .

Tháng 11 năm 2012, Về doanh thu vận tải hành khách tháng này ước thực hiện 48,94 tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng 10, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước6 . Doanh thu vận tải hàng hoá tháng này ước thực hiện 30,38 tỷ đồng, tăng 3,3% so tháng trước và tăng 15,5% so cùng kỳ năm 20116 .

Dự kiến đến năm 2020-2025 sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua Cửa khẩu Hoa Lư với tuyến đường sắt đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Tuyến đường xuyên Á sẽ nối với các nước Campuchia, Lào, Myanma, Malaysia, Thái Lan thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và người qua lại giữa các nước trong khu vực5 .

Lịch sử - Hành chính - Dân cư

Lịch sử hình thành

Nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc lúc này Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một7 .

Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước. Ngày 30 tháng 1 năm 1971, Trung ương Cục miền Nam thành lập phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập7 .

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa VI, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một, Bình Phước và 3 xã thuộc huyện Thủ Đức, chia thành 7 huyện, thị và 1 thị xã. Ngày 9 tháng 2 năm 1978, huyện Bình Long được chia thành 2 huyện là Bình Long và Lộc Ninh8 . Ngày 4 tháng 7 năm 1988, huyện Phước Long chia thành 2 huyện là Phước Long và Bù Đăng9 . Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước, lúc này tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 5 huyện phía Bắc của tỉnh Sông Bé: Bình Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phước Long7 .

Ngày 26 tháng 12 năm 1997, Chính phủ Ban hành Nghị định 119/1997/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã thuộc các huyện Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước10 .

Ngày 18 tháng 3 năm 1998, Chính phủ Ban hành Nghị định 16/1998/NĐ-CP thành lập xã thuộc các huyện Lộc Ninh, Bình Long và Phước Long, tỉnh Bình Phước11 .

Ngày 1 tháng 9 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 90/1999/NĐ-CP thành lập thị xã Đồng Xoài trên cơ sở tách ra từ huyện Đồng Phú12 .

Ngày 5 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2002/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Phước Long, Bù Đăng, Bình Long, Đồng Phú, tỉnh Bình Phước13 .

Ngày 20 tháng 2 năm 2003, Chính phủ Ban hành nghị định số 17/2003 NĐ-CP thành lập huyện Chơn Thành và Bù Đốp được tách ra từ huyện Bình Long và Lộc Ninh14 . Ngày 1 tháng 5 năm 2003, hai huyện Chơn Thành và Bù Đốp chính thức đi vào hoạt động. Tỉnh Bình Phước có 8 huyện, thị, 94 xã phường và thị trấn.

Ngày 16 tháng 5 năm 2005, Chính phủ ban hành nghị định 60/2005/NĐ-CP thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng Bù Đốp, tỉnh Bình Phước15 .

Ngày 28 tháng 3 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã phường để thành lập xã, phường thuộc các huyện Bình Long, Phước Long, Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước16 .

Ngày 1 tháng 3 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2008/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước17

Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 14/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện Bù Đăng và Chơn Thành18 .

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, chia huyện Bình Long thành thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản; chia huyện Phước Long thành thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập19 .

Ngày 11 tháng 5 năm 2015, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập huyện Phú Riềng tách ra từ huyện Bù Gia Mập.

Hành chính

Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính, bao gồm 3 thị xã7 20 : Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và 8 huyện: Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng, Phú Riềng tỉnh lỵ đặt tại thị xã Đồng Xoài:

Ðơn vị hành chính cấp Huyện Thị xã
Đồng Xoài
Thị xã
Bình Long
Thị xã
Phước Long
Huyện
Bù Đăng
Huyện
Bù Đốp
Huyện
Bù Gia Mập
Huyện
Chơn Thành
Huyện
Đồng Phú
Huyện
Hớn Quản
Huyện
Lộc Ninh
Huyện
Phú Riềng
Diện tích (km²) 168,47 126,28 118,83 1.503 377,5 1.061,16 389,49 935,4 663,79 853,95 674,97
Dân số (người) 95.82021 57.590 50.019 131.296 45.253 147.967 72.907 86.896 95.681 115.268 92.016
Mật độ dân số (người/km²) 516 456 421 87 120 85 161 93 144 135 87
Số đơn vị hành chính 5 phường và 3 xã 4 phường và 2 xã 5 phường và 2 xã 1 thị trấn và 15 xã 1 thị trấn và 6 xã 8 xã 1 thị trấn và 8 xã 1 thị trấn và 10 xã 13 xã 1 thị trấn và 15 xã 10 xã
Thời gian thành lập 01/09/1999 11/08/2009 11/08/2009 1988 20/02/2003 11/08/2009 20/02/2003 11-3-1977 11/08/2009 09/02/1978 11/05/2015
Nguồn: Website tỉnh Bình Phước

Dân số

Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 533.200
1996 551.400
1997 572.600
1998 608.100
1999 652.300
2000 682.900
2001 707.900
2002 732.600
2003 754.600
2004 777.400
2005 799.600
2006 819.000
2007 838.300
2008 858.000
2009 875.000
2010 888.200
2011 905.300
Nguồn:22

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt gần 905.300 người, mật độ dân số đạt 132 người/km²23 Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 152.100 người, chiếm 28% dân số toàn tỉnh24 , dân số sống tại nông thôn đạt 753.200 người, chiếm 72% dân số25 . Dân số nam đạt 456.900 người26 , trong khi đó nữ đạt 448.400 người27 . Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 13,7 ‰28

Thành phần dân tộc

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có sự cộng cư của 41 dân tộc anh em. bao các dân tộc Kinh, Stieng, Khmer, Mnông, Hoa, Tày, Nùng... trong đó dân tộc thiểu số đông nhất là Stieng.

Tôn giáo

Đại bộ phận dân cư trong tỉnh là không theo tôn giao nào. Công giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất, tiếp đến là Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài.

Căn cứ kháng chiến tại huyện Lộc Ninh

Kinh tế

Huyện Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước

Nông nghiệp

Năm 2012 toàn tỉnh gieo trồng được 48,22 nghìn ha, đạt 99,9% kế hoạch năm, giảm 2,42% so cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 ước đạt 65,47 nghìn tấn, đạt 105,4% kế hoạch năm, tăng 9,75% so với cùng kỳ năm 201129 .

Ước tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2012, toàn tỉnh có 15.934 con trâu, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2011. Bò có 40.348 con, giảm 9,3%. heo 224.006 con, tăng 11,5%. gia cầm 3.368 ngàn con, tăng 1,3%. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2012 ước 1.260 tấn, giảm 19,6%, bò 4.852 tấn, tăng 19,8%, heo 33.225 tấn, tăng 9,9%; gia cầm 13.404 tấn, tăng 3,3%; so cùng kỳ năm 201129 .

Lâm nghiệp

Ước tính năm 2012, diện tích rừng được chăm sóc bảo vệ 26,95 km2, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh là 115 ha, đạt kế hoạch, bằng năm 2011, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 32.183 ha, đạt kế hoạch, giảm 1,9% so với năm 2011. Tính đến 31 tháng 10 năm 2012, các ngành chức năng đã phát hiện 65 vụ khai thác rừng trái phép, 213 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật, 178 vụ mua, bán, cất giữ, chế biến kinh doanh lâm sản trái pháp luật, 79 vụ phá rừng làm thiệt hại 35,42 ha rừng30 .

Thị xã Bình Long, thuộc Bình Phước

Công nghiệp

Tháng 11 năm 2012, Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, công nghiệp chế biến tăng 4,8% và tăng 19,5%, sản xuất và phân phối điện, nước tăng 2,4% và tăng 17,6%31 .

Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2012, có 19 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 116,2 tỷ đồng, bằng 100% về số doanh nghiệp và 118,8% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Lũy kế 11 tháng năm 2012, thu hút được 430 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 1.618,8 tỷ đồng, giảm 29,2% về số doanh nghiệp và 56,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 201131 .

Tháng 11 năm 2012, Giá trị thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước gần 175,9 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng năm 2012, tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 1.160,7 tỷ đồng, đạt 59,7% kế hoạch năm, trong đó cấp tỉnh 719,5 tỷ đồng, đạt 57,9% kế hoạch năm và cấp huyện 441,2 tỷ đồng, đạt 62,9% kế hoạch năm. Tháng 10 tháng 2012, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 52% (820,2 tỷ đồng) kế hoạch năm31 .

Nội thương

Bình Long thuộc tỉnh Bình Phước

Tháng 11 năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước thực hiện 1.618,7 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng 10 và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, kinh tế nhà nước ước 59,1 tỷ đồng, bằng 100% so với tháng 10 và tăng 34% so cùng kỳ năm trước, kinh tế cá thể ước 1.052,7 tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 15,5%, kinh tế tư nhân 504,4 tỷ đồng, tăng 0,1% và tăng 13,8%, kinh tế tập thể ước 2,5 tỷ đồng, bằng 100% và tăng 39,7%29 . Chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,29% so cùng kỳ năm 2011 và tăng 11,51% so với tháng 12 năm 2011, chỉ số giá bình quân 11 tháng năm 2012 tăng 9,38% so với bình quân cùng kỳ năm 201131 .

Ngoại thương

Trong 11 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện được 550.696 ngàn USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 11 năm 2012, ước thực hiện 56.776 ngàn USD, tăng 1,5% so tháng trước và giảm 14,1% so cùng kỳ năm 2011. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kinh tế nhà nước ước thực hiện 16.490 ngàn USD, chiếm 29%, tăng 12,8% so tháng trước và giảm 12,9% so với cùng kỳ, kinh tế tư nhân 29.536 ngàn USD, chiếm 52%, giảm 5,9% so tháng trước và giảm 25,9% so với cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 10.750 ngàn USD, chiếm 18,9%, tăng 8,5% so tháng trước và tăng 47,4% so với cùng kỳ. Trong đó, Hạt điều nhân ước thực hiện 1.417 tấn (trị giá 9.280 ngàn USD), Mủ cao su thành phẩm ước thực hiện 11.050 tấn (trị giá 32.618 ngàn USD), Hàng nông sản khác ước thực hiện 2.370 ngàn USD, Hàng dệt may ước thực hiện 1.359 ngàn USD, Hàng điện tử ước thực hiện 3.000 ngàn USD, sản phẩm bằng gỗ ước thực hiện 2.066 ngàn USD, Hàng hóa khác ước thực hiện 4.440 ngàn USD5 .

Cũng trong 11 tháng năm 2012, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện được 103.939 ngàn USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 11 năm 2012 ước thực hiện 14.810 ngàn USD, tăng 11,8% so tháng trước và tăng 43,7% so cùng kỳ năm trước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kinh tế nhà nước ước không thực hiện, kinh tế tư nhân 5.098 ngàn USD chiếm 34,4%, giảm 16,3% so tháng trước và giảm 15,4% so với cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 9.712 ngàn USD chiếm 65,6%, tăng 35,7% so tháng trước và tăng 126,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vải may mặc ước thực hiện 4.900 ngàn USD, hàng điện tử ước thực hiện 2.600 ngàn USD, hàng hóa khác ước thực hiện 7.212 ngàn USD5 .

Văn hóa - Xã hội

Du lịch

Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng Nam Trung Bộ sang vùng hạ Tây Nam Bộ do đó cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Bình Phước tương đối đa dạng với những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái còn được bảo tồn nguyên vẹn.... tạo thành các khu vực có khả năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.

Các điểm tiềm năng du lịch nổi bật

- Hồ suối Lam: ở khu vực xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước
- Thác số 4: ở khu vực Quản Lợi,huyện Hớn Quản
- Hồ Sóc Xiêm: ở khu vực Lợi Hưng,huyện Hớn Quản
- Tràng Cỏ Bàu Lạch: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng
- Khu vực Bà Rá - Thác Mơ: ở khu vực Thị xã Phước Long - Bình Phước
- Thác Dakmai: ở khu vực Thị xã Phước Long
- Thác Đứng: ở khu vực xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng
- Thác Voi: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng
- Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên: ở khu vực huyện Bù Đăng và Đồng Phú
- Đập Bà Mụ: ở khu vực huyện Đồng Phú
- Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: ở khu vực xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập
- Cầu 38: ở khu vực xã Minh Hưng và Đức Liễu, huyện Bù Đăng

Di tích

-Căn cứ Quân uỷ Bộ Chỉ huy các lực lượng giải phóng Miền nam Việt Nam: ở khu vực huyện Lộc Ninh;
-Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (Nhà Giao Tế): ở khu vực huyện Lộc Ninh
-Sân bay Quân sự Lộc Ninh ở khu vực huyện Lộc Ninh;
-Tổng kho nhiên liệu VK98 (xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh) và Tổng kho nhiên liệu VK99 (xã Lộc Hoà, huyện Lộc Ninh).
-Di tích mộ tập thể 3000 người ở khu vực phường An Lộc, Thị xã Bình Long.
-Di tích lịch sử cách mạng ở Núi Bà Rá bao gồm nhà tù Bà Rá t hời kỳ chống Pháp và nghĩa trang liệt sĩ thời kỳ chống Mỹ và: ở khu vực Thị xã Phước Long
-Địa điểm ghi dấu cuộc nổi dậy của người S’tiêng: ở khu vực xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập
-Sóc Bom Bo: ở khu vực huyện Bù Đăng là di tích đã đi vào bài hát Tiếng chày trên sóc bom bo
-Phú Riềng Đỏ - Nơi thành lập Chi bộ Đông dương Cộng sản Đảng: ở khu vực huyện Đồng Phú.

Các di tích quan trọng khác của Bình Phước như

-Chùa Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh)
-Dinh tỉnh trưởng Bình Long (phường Phú Đức,Thị xã Bình Long)
-Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định (xã Sơn Giang, Thị xã Phước Long).
-Đình thần Hưng Long (thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành).
-Thành tròn An Khương (xã An Khương, huyện Hớn Quản).
-Thành tròn Lộc Tấn 2 (xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh).
-Chốt chặn Tàu Ô, Xóm Ruộng (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành)
-Trường Quốc Quang (An Lộc B): phường Phú Thịnh, Thị xã Bình Long.
-Làng Công tra Lộc Thiện (xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh)
-Nhà máy chế biến mủ tờ (Cty Cao su Lộc Ninh).
-Cụm kiến trúc cổ người Pháp (xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh).
-Cầu Đaklung (thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long).
-Giếng nước Lộc Ninh (thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh)….
-Bến đò Thôn I (trên Sông Đồng Nai)

Lễ Hội

-Lễ hội cầu mưa: là một lễ hội có tầm quan trọng nhất đối với cuộc sống của người dân tộc S'Tiêng.
-Lễ hội miếu Bà Rá: là lễ hội tưởng niệm các tù chính trị và các liệt sĩ đã hy sinh ở đây. Hàng năm vào ngày 1 - 4/3 âm lịch, đông đảo khách thập phương du lịch trong và ngoài tỉnh hành hương về đây để tưởng niệm và cầu tài lộc, sức khoẻ
-Tết mừng lúa mới của người M’Nông (lễ Cơm mới): là tết lớn nhất của người M'Nông, diễn ra vào đầu vụ thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch.
-Lễ Tết Chol Chnăm Thmây: diễn ra từ 13-15 tháng 3 Âm lịch, là lễ hội đón Tết cổ truyền của người Khmer.
-Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn’’ của dân tộc ta.
-Lễ hội đâm trâu mừng được mùa.
-Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới: Đây là lễ hội cổ truyền của người S’tiêng có từ lâu đời diễn ra hàng năm vào thời điểm thu hoạch mùa màng xong (từ tháng 10 đến 12).

Ngoài ra ở Bình Phước còn có các lễ hội khác như:

-Lễ Bỏ Mả
-Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch)
-Lễ cúng Ông Bà hay còn gọi là lễ Dolta (cúng lúa mới)
-Lễ dâng y Katina (rằm tháng 10)
-Lễ dâng y Phật
-Lễ Vu Lan Báo Hiếu(tháng 7)
-Lễ Hoa Đăng

Giáo dục

Năm học 2011 đến 2012 toàn tỉnh có 429 trường học và 6.558 lớp. Toàn tỉnh có 26/111 xã, phường, thị trấn được huyện, thị xã công nhận phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%. Đặc biệt năm học vừa qua tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp giảm chỉ còn 0,5% (giảm so với các năm trước từ 2-3%)32 .

Năm học 2012 đến 2013 toàn tỉnh có 447 trường và 7.823 lớp, 217.476 học sinh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại các trường trên toàn tỉnh đạt 15.304 cán bộ. Về cơ sở vật chất không xảy ra tình trạng thiếu trường, lớp, không có lớp học ca 3. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường, lớp học33 .

Chú thích

  1. ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015. 
  2. ^ Tổng quan Bình Phước, Cổng thông tin tỉnh Bình Phước.
  3. ^ a ă Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch, Trang Tin Tức Bình Phước.
  4. ^ a ă â Vị trí địa lý của Tỉnh Bình Phước, Theo Trang Chính phủ.
  5. ^ a ă â b c Trên địa bàn tỉnh giao thông được thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, hầu hết được nhựa hóa., Cổng thông tin Bình Phước.
  6. ^ a ă Tình hình vận tải tại Bình Phước vào tháng 11 năm 2012 , Theo cục thống kê Bình Phước.
  7. ^ a ă â b Bình Phước lịch sử hình thành và phát triển, Theo Website Bình Phước.
  8. ^ Quyết định 34-CP năm 1978 về việc thành lập huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Sông Bé do Hội đồng Chính phủ ban hành
  9. ^ Quyết định 112-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, huyện thuộc tỉnh Sông Bé do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  10. ^ Nghị định 119/1997/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã thuộc các huyện Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng, Bình Phước
  11. ^ Nghị định 16/1998/NĐ-CP thành lập xã thuộc các huyện Lộc Ninh, Bình Long và Phước Long, tỉnh Bình Phước
  12. ^ Nghị định 90/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Đồng Xoài và các phường, xã thuộc thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
  13. ^ Nghị định 36/2002/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Phước Long, Bù Đăng, Bình Long, Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
  14. ^ Nghị định 17/2003/NĐ-CP về việc thành lập các huyện Chơn Thành, Bù Đốp thuộc tỉnh Bình Phước
  15. ^ Nghị định 60/2005/NĐ-CP thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
  16. ^ Nghị định 49/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã phường để thành lập phường thuộc các huyện Bình Long, Phước Long, Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
  17. ^ Nghị định 22/2008/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập thuộc huyện Lộc Ninh, Phước Long Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
  18. ^ Nghị định 14/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện Bù Đăng và Chơn Thành
  19. ^ Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long và thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước do Chính phủ ban hành
  20. ^ Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, Theo trang Chính phủ.
  21. ^ Vài nét về Thị xã Đồng Xoài, Phòng Giáo dục và Đào Tạo thị xã Đồng Xoài.
  22. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  23. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  24. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  25. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  26. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  27. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  28. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  29. ^ a ă â Tình hình nông nghiệp tháng 11 năm 2012, Cục thống kê Bình Phước.
  30. ^ Tình hình Lâm Nghiệp của Bình Phước trong năm 2012, Cục thống kê Bình Phước.
  31. ^ a ă â b Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11/2012, Cuc thống kê Bình Phước.
  32. ^ Tình hình KTXH tháng 8 năm 2012, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước.
  33. ^ Tình hình KTXH tháng 9 năm 2012, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước.

(Nguồn: Wikipedia)