Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nhà Nguyễn (Chữ Nôm: 家阮, Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống nhà Thanh tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1839 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, Đại Việt Nam, năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Kiểu đổi quốc hiệu là Đại Nam. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Triều Nguyễn trải qua hai giai đoạn chính:
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Mãn Châu Quốc (tiếng Trung: 滿洲國; bính âm: Mǎnzhōuguó; tiếng Nhật: 満州国, chuyển tự Manshū-koku) hay từ năm 1934 trở đi là Đại Mãn Châu Đế quốc (tiếng Trung: 大滿洲帝國; bính âm: Dà Mǎnzhōu Dìguó; tiếng Nhật: 大满州帝国, chuyển tự Dai Manshū Teikoku) là chính phủ bảo hộ do Đế quốc Nhật Bản lập nên, cai trị trên danh nghĩa Mãn Châu và phía đông Nội Mông, do các quan chức nhà Thanh cũ tạo ra với sự giúp đỡ của Đế quốc Nhật Bản vào năm 1932. Quốc gia này do Đế quốc Nhật thành lập và điều hành, cùng với Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh (hay Đế quốc Mãn Châu), nhiếp chính và là hoàng đế trên danh nghĩa. Chính quyền Mãn Châu Quốc bị hủy bỏ vào năm 1945 sau sự thất bại của Đế quốc Nhật vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy có tên như vậy, người Mãn chỉ là một phần thiểu số ở Mãn Châu Quốc, còn nhóm dân tộc đa số là người Hán. Ngoài ra còn có người Triều Tiên, Nhật, Mông Cổ và những nhóm thiểu số khác. Khu vực Mông Cổ ở phía tây Mãn Châu Quốc có chế độ cai trị hơi khác do truyền thống của người Mông Cổ ở đó.
Nhiều nhà sử học xem Mãn Châu Quốc là chính phủ bù nhìn hay thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản vì sự hiện diện số đông của quân đội Nhật và sự quản lý chặt chẽ về quản lý chính quyền, cộng với sự tàn bạo trong thời chiến của Nhật đối với người dân địa phương ở Mãn Châu Quốc. Giới sử học giáo khoa chính thống của Trung Quốc và Đài Loan nhắc đến quốc gia này với tên "Ngụy Mãn Châu Quốc" hoặc "ngụy Mãn" để nhấn mạnh tính chất bù nhìn phục vụ cho chủ nghĩa ly khai và mưu đồ tách riêng, chia cắt lâu dài quốc gia của quân xâm lược Nhật.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", theo Điều 2, Hiến pháp 2013. Đây là sự kết hợp của hai kiểu Nhà nước: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nhà Tần 秦朝 (221 TCN - 206 TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tần (Qín, tạm đọc là Chin), có thể là một nguồn gốc của từ "China" trong các ngôn ngữ Tây phương. Việc thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN dưới thời Tần Thuỷ Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc, một giai đoạn chỉ chấm dứt cùng với sự kết thúc của nhà Thanh năm 1912. Nhà Tần đã để lại một di sản trung ương tập quyền và một hệ thống quan liêu sẽ được áp dụng vào những triều đại kế tiếp sau này. Tuy nhiên nhà Tần cũng chấm dứt truyền thống tự do tư tưởng có từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc bằng việc áp dụng các biện pháp cai trị của Pháp gia và đàn áp tất cả các trường phái tư tưởng khác.