Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nhà Hậu Lương (giản thể: 后梁; phồn thể: 後梁; bính âm: Hòu Liáng) (5 tháng 6 năm 907-923) là một trong năm triều đại của thời kỳ Ngũ đại Thập quốc của Trung Quốc. Triều đại này do Chu Ôn (còn gọi là Chu Toàn Trung) thành lập, đóng đô ở Biện Lương (Khai Phong).
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nhà Hậu Tấn (936-947) là một trong năm triều đại, gọi là Ngũ đại trong thời Ngũ đại Thập quốc (907-960) ở Trung Quốc.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Hậu Trần (Chữ Hán: 後陳朝) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam từ 1407 đến 1413 mà các sách sử vẫn chưa thống nhất cách gọi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư thì gọi là nhà Hậu Trần, còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thì hoàn toàn không nói đến cụm từ này mà chỉ thuật lại sự việc trong những năm đó. Ở đây, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư nên gọi là nhà Hậu Trần.
Nhà Hậu Trần do Giản Định đế - Trần Ngỗi thành lập tháng 10 âm lịch năm 1407 tại Ninh Bình sau khi nhà nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân đội nhà Minh xâm chiếm và tiêu diệt. Trong thời kỳ này, nước Đại Ngu bị nhà Minh đổi tên trở lại thành Giao Chỉ và chia thành 17 phủ, 5 châu và 12 vệ trực thuộc Ty Bố Chính.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nhà Hồ (chữ Hán: 胡朝, Hồ Triều) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nhà Kim hay triều Kim (tiếng Trung: 金朝; bính âm: Jīn Cháo; Hán-Việt: Kim triều, chữ Nữ Chân: /amba-an antʃu-un/ 1115-1234) là một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc. Người Nữ Chân nguyên là phiên thuộc của triều Liêu, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đả sau khi thống nhất các bộ lạc Nữ Chân, vào năm 1115 dựng nước đặt đô tại Hội Ninh phủ (nay thuộc A Thành, Hắc Long Giang), quốc hiệu là Đại Kim. Sau khi triều Kim lập quốc, cùng Bắc Tống định "Liên minh trên biển" nhằm giáp công Liêu, đến năm 1125 thì Kim diệt Liêu. Bắc Tống tiến đánh Liêu hai lần song đều thua, Kim thấy vậy liền xé bỏ hẹn ước với Bắc Tống, hai lần nam hạ Trung Nguyên, đến năm 1127 thì tiêu diệt Bắc Tống. Khi dời đô đến Trung Đô (nay thuộc Bắc Kinh), lãnh thổ Kim bao trùm Hoa Bắc, cùng khu vực Hoa Trung ở phía bắc Tần Lĩnh-Hoài Hà, khiến cho Tây Hạ cùng các bộ lạc Mạc Bắc như Tháp Tháp Nhi, Khắc Liệt phải thần phục, Nam Tống phải nhận là nước cháu (Tống gọi Kim là nước chú), xưng bá tại Đông Á.
Đến thời kỳ Kim Thế Tông và Kim Chương Tông, chính trị và văn hóa của Kim đạt đến đỉnh cao, song vào trung hậu kỳ Kim Chương Tông thì dần xuống dốc. Sức chiến đấu của quân Kim không ngừng suy giảm, thậm chí khi người thống trị tiến hành trao bổng lộc ở mức cao cho binh lính cũng không cản lại nổi. Quan hệ giữa người Nữ Chân và người Hán mãi không thể tìm được con đường thích hợp. Thời kỳ Hoàng đế Hoàn Nhan Vĩnh Tế và Kim Tuyên Tông, Kim bị Đại Mông Cổ Quốc mới nổi lên ở phía bắc xâm lược, trong khi nội bộ cũng có tranh đấu, vùng Sơn Đông-Hà Bắc có dân biến không dứt, cuối cùng buộc phải nam thiên Biện Kinh (nay là Khai Phong, Hà Nam). Sau đó, nhằm khôi phục thế lực, Kim lại giao chiến với Tây Hạ và Nam Tống, các bên đều tiêu hao thực lực. Năm 1234, do bị Mông Cổ và Nam Tống bắc nam hợp đánh, Kim diệt vong.