Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989) là Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976), Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Huỳnh Thiện Lộc (1910 - 1953) là một kỹ sư nông nghiệp, nhà tư bản dân tộc và chính trị gia Việt Nam.
Huỳnh Thiện Lộc sinh năm 1910 tại tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) trong một gia đình đại điền chủ.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước người Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1946-1947) và Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (giai đoạn từ 31 tháng 5 đến 21 tháng 9 năm 1946), trước đó ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Khải Định (chữ Hán: 啓定帝; 8 tháng 10 năm 1885 – 6 tháng 11 năm 1925), tên khai sinh Nguyễn Phúc Bửu Đảo (阮福寶嶹), là vị hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Hoằng Tông (阮弘宗).
Khải Định bị đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời, cờ bạc. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông còn rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng tộc truyền thống và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Khúc Hạo (chữ Hán: 曲顥; trị vì: 907-917) hoặc Khúc Thừa Hạo , được suy tôn là Khúc Trung Chủ, là con của Khúc Thừa Dụ. Quê hương của cha con Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo nay được cho là làng Cúc Bồ xã Kiến Quốc huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.
Cha của ông là Khúc Thừa Dụ vốn xuất thân từ gia đình hào tộc, nhân nhà Đường loạn, quân đội nhà Đường không thể kiểm soát nước Việt, Khúc Thừa Dụ được dân chúng suy tôn làm chúa, và tự xưng là Tiết độ sứ, trực tiếp cai trị nước Việt. Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay làm Tiết độ sứ, ông đã có vai trò quan trọng trong việc kiến thiết nền móng một nước Việt tự chủ; thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, trung lập khi ở Trung Quốc thời ấy có hai nước là Nam Hán và Lương.