Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Đình Túc (陳廷肅, 1818-1899), quê làng Hà Trung xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, quan đại thần nhà Nguyễn (thời Tự Đức), từng giữ các chức Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình), Hiệp biện Đại học sĩ. Trần Đình Túc là một trong những đại thần chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp, khi Pháp xâm lược Việt Nam.
Trần Đình Túc thi đỗ cử nhân năm 1842.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Đình Xu (1921-1969), bí danh Ba Đình, tên thật Trần Sinh là đại tá (1961) trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, liệt sĩ, nguyên Tư lệnh Quân khu Sài Gòn-Gia Định.
Trần Đình Xu quê làng Thuận Bài, xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, sinh ra trong gia đình nhà giáo, xuất thân thợ điện, giác ngộ cách mạng từ những năm 1940. Ông nhập ngũ vào tháng 8 năm 1945, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1947. Trong chiến tranh Đông Dương, ông giữ các chức vụ từ chỉ huy đại đội, chi đôi trưởng, Trung đoàn trưởng 306, Liên Trung đoàn trưởng 306 và 312, Tỉnh đội trưởng Gia Ninh.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Độ (23 tháng 9 năm 1923 – 9 tháng 8 năm 2002) là nhà quân sự, chính trị gia Việt Nam, và là Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Đông Phong (1887-2 tháng 5 năm 1908) là một trong chín học sinh Việt Nam đi du học đầu tiên trong Phong trào Đông Du đi theo Phan Bội Châu sang Yokohama, Nhật Bản. Vốn là con một gia đình giàu có ở Nghệ An, Trần Đông Phong đã từng quyên góp nhiều tiền bạc cho Phong trào Đông Du. Khi sang tới Nhật Bản, vì mong tin nhà gửi tiền sang cho Phong trào mà không thấy tới, Trần Đông Phong đã tự vẫn để tỏ lòng hổ thẹn với đồng chí của mình và thể hiện ý chí quyết tâm với phong trào Đông Du. Cảm kích trước nghĩa khí của Trần Đông Phong, Kỳ ngoại hầu Cường Để đã đích thân xây mộ phần cho Trần Đông Phong tại Tokyo và sau này chính Kỳ ngoại hầu cũng được chôn cất tại mộ phần này.
Trần Đông Phong sinh năm 1887 trong một nhà giàu có ở Thanh Chương, Nghệ An. Theo Đỗ Thông Minh trong Kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông Du, Trần Đông Phong từng quyên góp nhiều tiền bạc cho Phong trào Đông Du, vì vậy khi qua Nhật Bản, anh đã được Phan Bội Châu giao làm thủ quỹ cho nhóm sinh viên Đông Du. Tuy nhiên do nắm bắt được kế hoạch Đông Du của Phan Bội Châu, Chính quyền đô hộ Pháp tại Đông Dương đã chặn nguồn cung cấp tài chính từ trong nước sang Nhật Bản cho phong trào Đông Du, cả những lá thư của Trần Đông Phong gửi về cho gia đình về việc quyên góp tiền cũng bị giữ lại. Ngày 2 tháng 5 năm 1908, Trần Đông Phong vì quá lo lắng trước trách nhiệm nặng nề, lại cảm thấy hổ thẹn với đồng chí của mình vì tưởng rằng gia đình anh không chịu gửi tiền quyên góp cho phong trào đã quyết định tự vẫn ở chùa Toho-ji. Trần Đông Phong có để lại di thư như sau:
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Đức Anh Sơn (sinh ngày 16 tháng 9 năm 1967 tại Huế) là một nghiên cứu gia khoa học xã hội Việt Nam.
Trần Đức Anh Sơn được nhiều người biết đến với công trình nghiên cứu của ông về Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam ở khu vực này. Ông được New York Times mệnh danh là "Người săn bản đồ" trong một phỏng vấn năm 2017.