Vũ Hán
武汉
—  Phó tỉnh cấp thị  —
Từ trên xuống: Vũ Hán và sông Dương Tử, Hoàng Hạc lâu, tòa nhà hải quan Vũ Hán, và Vũ Hán Trường Giang đại kiều
Từ trên xuống: Vũ Hán và sông Dương Tử, Hoàng Hạc lâu, tòa nhà hải quan Vũ Hán, và Vũ Hán Trường Giang đại kiều
Ấn chương chính thức của Vũ Hán
Ấn chương
Vị trí trong tỉnh Hồ Bắc
Vị trí trong tỉnh Hồ Bắc
Vũ Hán trên bản đồ Trung Quốc
Vũ Hán
Vũ Hán
Vị trí tại Trung Quốc
Tọa độ: 29°58′20″B 113°53′29″Đ / 29,97222°B 113,89139°Đ
Quốc gia Trung Quốc
Tỉnh Hồ Bắc
Đơn vị cấp huyện 13
Đơn vị cấp hương 153
Định cư 223 TCN
Chính quyền
 • Bí thư thành ủy Ngô Siêu (吴超)
 • Thị trưởng Vạn Dũng (万勇)
Diện tích
 • Phó tỉnh cấp thị 8.467,11 km2 (326,917 mi2)
 • Đô thị 1.557 km2 (601 mi2)
Dân số (2017)
 • Phó tỉnh cấp thị 1,089.29 vạn
 • Đô thị 6.660.000
 • Mật độ đô thị 4,300/km2 (11,000/mi2)
 • Hạng 8
 • Các dân tộc chính Hán - 99%
Thiểu số - 1%
Múi giờ Giờ chuẩn Trung Quốc (UTC+8)
Mã bưu chính 430000 - 430400
Mã điện thoại +86/27
Thành phố kết nghĩa Duisburg, Galați, Kiev, Khartoum, Ōita, Bordeaux, Manchester, Christchurch, Ashdod, Arnhem, St. Pölten, Pittsburgh, Bangkok, St. Louis, Győr, Kópavogur, Swansea, İzmir sửa dữ liệu
Biển số xe 鄂A
鄂O (cảnh sát và quan chức)
ISO 3166-2 cn-??
GDP (2008) 396,0 tỷ CNY (13)
- trên đầu người 44.000 CNY
HDI (2005) ?
Trang web http://www.wuhan.gov.cn
Cây biểu trưng: Thủy sam;Hoa biểu trưng: Hoa mai
Cổ kính và hiện đại.

Vũ Hán (tiếng Hoa giản thể: 武汉; tiếng Hoa phồn thể: 武漢; pinyin: Wǔhàn; phát âm: ) là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc. Thành phố nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán (Hán Thủy), là trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc nối với các thành phố lớn trong Trung Quốc đại lục. Vì có vị trí then chốt trong giao thông nội địa, Vũ Hán được đặt tên "Chicago của Trung Quốc".[1][2]

Trong thập niên 1920, Vũ Hán là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo chống lại Tưởng Giới Thạch,[3] và sau đó là thủ đô năm 1937 trong cuộc chiến tranh kháng Nhật.[4][5]

Lịch sử

3000 năm trước đã có dân cư sinh sống ở đây. Vào thời nhà Hán, Hàm Dương là một cảng tấp nập. Thế kỷ III, các thành được xây dựng để bảo vệ Hàm Dương (206) và Vũ Xương (223), năm 223 được xem là năm thành lập Vũ Hán.

Năm 223, Hoàng Hạc lâu (黄鹤楼) được xây dựng trên khu Vũ Xương của sông Dương Tử. Thôi Hiệu (崔颢), một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường, đã thăm ngôi làng và viết bài thơ "Hoàng Hạc Lâu" nổi tiếng vào thế kỷ VIII, nhờ bài thơ này địa danh này đã nổi tiếng khắp Trung Quốc. Thành phố từ lâu được xem là trung tâm nghệ thuật (thi họa) và học thuật. Dưới triều nhà Nguyên (Nguyên-Mông), 600 năm trước đây, Hán Khẩu là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Quốc.

Địa lý

Vùng đô thị bao gồm 3 khu: Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương. Tên gọi Vũ Hán lấy từ tên của ba khu này, trong đó Vũ lấy từ tên của khu đầu tiên, còn Hán lấy từ tên của hai khu sau.

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Vũ Hán (trung bình vào 1981–2010, cực độ 1951–2014)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 25.4 29.1 32.4 35.1 36.1 37.8 39.3 39.6 37.6 34.4 30.4 23.3 39,6
Trung bình cao °C (°F) 8.1 10.7 15.2 22.1 27.1 30.2 32.9 32.5 28.5 23.0 16.8 10.8 21,5
Trung bình ngày, °C (°F) 4.0 6.6 10.9 17.4 22.6 26.2 29.1 28.4 24.1 18.2 11.9 6.2 17,1
Trung bình thấp, °C (°F) 1.0 3.5 7.4 13.6 18.9 22.9 26.0 25.3 20.7 14.7 8.4 2.9 13,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) −18.1 −14.8 −5
(23)
−0.3 7.2 13.0 17.3 16.4 10.1 1.3 −7.1 −10.1 −18,1
Giáng thủy mm (inch) 49.0
(1.929)
67.6
(2.661)
89.5
(3.524)
136.4
(5.37)
166.9
(6.571)
219.9
(8.657)
224.7
(8.846)
117.4
(4.622)
74.3
(2.925)
81.3
(3.201)
59.1
(2.327)
29.7
(1.169)
1.315,8
(51,803)
% độ ẩm 76 75 76 75 74 77 77 77 75 76 75 73 76
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.1 mm) 9.5 9.8 13.1 12.5 12.2 11.8 11.6 9.6 7.5 9.0 8.0 6.9 121,5
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 101.9 97.0 121.8 152.8 181.0 170.9 220.2 226.4 175.8 151.9 139.3 126.5 1.865,5
Nguồn: Cục Khí tượng Trung Quốc[6]

Kinh tế

Vũ Hán là một thành phố cấp phó tỉnh. GDP của Vũ Hán là 396 tỷ nhân dân tệ với GDP bình quân đầu người khoảng 44.000 nhân dân tệ (tương đương 6.285 đô la Mỹ) trong năm 2008. Vũ Hán hiện đang thu hút khoảng 50 công ty Pháp, chiếm hơn một phần ba của Pháp đầu tư tại Trung Quốc, nhiều nhất trong số các thành phố Trung Quốc[7].

Vũ Hán là một trung tâm quan trọng về kinh tế, thương mại, tài chính, vận tải, công nghệ thông tin, và giáo dục ở miền trung Trung Quốc. Các ngành công nghiệp chủ yếu của nó bao gồm quang-điện tử, sản xuất ô tô, sản xuất thép, ngành dược phẩm, sinh học kỹ thuật, công nghiệp vật liệu mới và bảo vệ môi trường. Wuhan Iron & Steel (Group) Co. and Dongfeng-Citroen Automobile Co., Ltd có trụ sở tại thành phố. Hiện có 35 cơ sở giáo dục bậc đại học ở đây, trong đó có Đại học Vũ Hán, Đại học Khoa học & Công nghệ Huazhong, thành phố có 3 khu phát triển cấp nhà nước, thành phố này xếp thứ 3 ở Trung Quốc về sức mạnh khoa học và công nghệ[8].

Trường đại học

Thành phố có 8 trường đại học và cao đẳng công lập, 13 trường cao đẳng và đại học khác.

Quốc lập

Đại học Vũ Hán (thành lập năm 1893)
武汉大学
Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung
华中科技大学
Đại học Địa chất Trung Quốc
中国地质大学 (武汉)
Đại học Công nghệ Vũ Hán
武汉理工大学
Đại học Nông nghiệp Hoa Trung (thành lập năm 1898)
华中农业大学
Đại học Sư phạm Hoa Trung
华中师范大学
Đại học Kinh tế và Luật Trung Nam
中南财经政法大学
Đại học Dân tộc Trung Nam
中南民族大学

Công lập

Đại học Hồ Bắc
湖北大学
Đại học Khoa học và Kỹ thuật Vũ Hán
武汉科技大学
Đại học Giang Hán
江汉大学
Đại học Công nghiệp Hồ Bắc
湖北工业大学
Đại học Công trình Vũ Hán
武汉工程大学
Học viện Khoa học và Kỹ thuật Vũ Hán
武汉科技学院
Học viện Công nghiệp Vũ Hán
武汉工业学院
Học viện Đông y Hồ Bắc
湖北中医学院
Học viện Thể dục Vũ Hán
武汉体育学院
Học viện Mỹ thuật Hồ Bắc
湖北美术学院
Học viện Cảnh sát Hồ Bắc
湖北警官学院
Học viện Âm nhạc Vũ Hán
武汉音乐学院
Học viện Kinh tế Hồ Bắc
湖北经济学院

Xem thêm

  • Danh sách vùng đô thị châu Á

Tham khảo

  1. ^ “Foreign News: On To Chicago”. Time. 13 tháng 6 năm 1938. Truy cập 11 20, 2011.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ Jacob, Mark (13 tháng 5 năm 2012). “Chicago is all over the place”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012. 
  3. ^ Stephen R. MacKinnon (2002). Remaking the Chinese City: Modernity and National Identity, 1900-1950. University of Hawaii Press. tr. 161. ISBN 978-0824825188. 
  4. ^ “AN AMERICAN IN CHINA: 1936-39 A Memoir”. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2013. 
  5. ^ Stephen R. MacKinnon. Wuhan, 1938: War, Refugees, and the Making of Modern China. University of California Press. tr. 12. ISBN 978-0520254459. 
  6. ^ “中国气象局 国家气象信息中心” (bằng tiếng Trung văn giản thể). Cục Khí tượng Trung Quốc. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2015.  Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  7. ^ People's Daily Online (ngày 25 tháng 10 năm 2005). “Wuhan absorbs most French investment in China”. People's Daily. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2006. 
  8. ^ “The Thoroughfare to Nine Provinces”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015. 

(Nguồn: Wikipedia)