Phạm Văn Trà
031110-D-9880W-005.jpg
Chức vụ
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Nhiệm kỳ 29 tháng 12 năm 1997 – 27 tháng 6 năm 2006
8 năm, 180 ngày
Tiền nhiệm Đoàn Khuê
Kế nhiệm Phùng Quang Thanh
Vị trí Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Thứ trưởng
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhiệm kỳ tháng 12 năm 1995 – 29 tháng 12 năm 1997
Tiền nhiệm Đào Đình Luyện
Kế nhiệm Đào Trọng Lịch
Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhiệm kỳ tháng 12 năm 1993 – tháng 12 năm 1995
Đại biểu Quốc hội khoá IX,X,XI
Nhiệm kỳ 19 tháng 7 năm 1992 – 16 tháng 5 năm 2006
13 năm, 301 ngày
Tư lệnh Quân khu 3
Nhiệm kỳ 1989 – tháng 12 năm 1993
Tiền nhiệm Nguyễn Trọng Xuyên
Kế nhiệm Nguyễn Thế Trị
Phó Tư lệnh Quân khu 3
Nhiệm kỳ tháng 6 năm 1988 – 1989
Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 9
Nhiệm kỳ 1985 – 1988
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh 19 tháng 8, 1935 (85 tuổi)
Quế Võ, Bắc Ninh, Liên bang Đông Dương
Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Flag of the People's Army of Vietnam.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1953–2006
Cấp bậc Vietnam People's Army General.jpg Đại tướng
Chỉ huy
  • Trung đoàn 1, Quân khu 9
  • Ban Tham mưu Sư đoàn 4
  • Ban Tham mưu Sư đoàn 330
  • Sư đoàn 330
  • Ban Tham mưu Quân khu 9
  • Quân khu 3
  • Bộ Tổng tham mưu
Tham chiến
  • Chiến dịch Mậu Thân 1968
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Chiến tranh biên giới Tây Nam
Khen thưởng
  • Huân chương Quân công hạng nhất
  • Huân chương Chiến công hạng nhì
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anhhunglucluongvutrang2.png

...

Phạm Văn Trà (sinh ngày 19 tháng 8 năm 1935) là một chính khách Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (1976), ông mang quân hàm Đại tướng và từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1995 - 1997), Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX.

Tiểu sử

Phạm Văn Trà quê quán ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1953, 18 tuổi, Phạm Văn Trà tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam, phục vụ với vai trò lính thông tin. Năm 1964, ông là một trong những người chỉ huy của lực lượng đầu tiên tiếp viện cho chiến trường U Minh. Năm 1964 đến hết chiến tranh, ông là một sĩ quan Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam của lực lượng vũ trang miền Tây.

Năm 1973, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Quân khu 9, dưới quyền Đại tá Lê Đức Anh.

Từ tháng 12 năm 1975 đến năm 1977, ông lần lượt giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn 4, rồi Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 330, Quân khu 9.

Từ tháng 9 năm 1978, ông về học tại Học viện Quân sự cấp cao. Đến tháng 8 năm 1980, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330, tham chiến tại Campuchia. Tháng 3 năm 1983, ông là Phó Tư lệnh Mặt trận 979.

Từ năm 1985 đến 1988, ông giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 9. Tháng 6 năm 1988, ông được điều về giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 3.

Từ năm 1989 đến 1993, ông giữ chức Tư lệnh Quân khu 3. Đến tháng 12 năm 1993, ông được cử làm Phó Tổng Tham mưu trưởng; từ tháng 12 năm 1995, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Đến tháng 12 năm 1997, ông được phân công giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay tướng Đoàn Khuê nghỉ hưu.1

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (1991-1996).2

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban chấp Trung ương Đảng khóa VIII (1996-2001) , khóa IX (2001-2006)3 , Đại biểu Quốc hội liên tiếp 3 khóa IX, X, XI.4

Ngày 28 tháng 6 năm 2006 ông được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.5

Ông được phong hàm Thiếu tướng 1987 Trung tướng 1993 Thượng tướng năm 1998, Đại tướng năm 2003.

Phong tặng

Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì và hạng Ba.4

  • Huân Chương Ítxala hạng Nhất - Huân chương cao quý của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào (ngày 2 tháng 3 năm 2005).6
  • Huy hiệu 50 năm tuổi đảng Đảng Cộng sản Việt Nam (2006)7 , 55 năm tuổi Đảng (2012).

Kỷ luật

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, lần thứ 11 (lần 2) đã họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 24 tháng 3 năm 2001; Quyết định kỷ luật Khiển trách về trách nhiệm quản lý đối với Phạm Văn Trà Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng (Trích Nghị quyết Hội nghị TƯ VIII.11.2).8

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 1986 1993 1999 2003
Quân hàm Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg Vietnam People's Army Colonel General.jpg Vietnam People's Army General.jpg
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng Đại tướng

Chú thích

  1. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa X (1997-2002)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013. 
  2. ^ “BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ VII (1991-1996)”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006. 
  3. ^ “Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (Theo kết quả bầu cử tại Đại hội IX)”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2005. 
  4. ^ a ă “Bộ trưởng Phạm Văn Trà (1997 - 2006)”. Bộ Quốc phòng Việt Nam. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013. 
  5. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (2002-2007)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013. 
  6. ^ “Lào tặng Huân chương Itxala cho Đại tướng Phạm Văn Trà”. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013. 
  7. ^ “Trao tặng Đại tướng Phạm Văn Trà huy hiệu 50 năm tuổi Đảng”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013. 
  8. ^ “Thông báo HN TU lần thứ 11 (Lần 2) BCH TU Đảng khoá VIII”. Embassy of Vietnam, 1233 20th St NW, Suite 400 - Washington, DC 20036. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013. 

Tham khảo

(Nguồn: Wikipedia)