Nguyễn Thị Kim Ngân
Nguyễn Thị Kim Ngân.jpeg
Chức vụ
Emblem of Vietnam.svg
Chủ tịch Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ 31 tháng 3 năm 2016 – nay
4 năm, 332 ngày
Tiền nhiệm Nguyễn Sinh Hùng
Kế nhiệm đương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Phó Chủ tịch
  • Tòng Thị Phóng (2007 - nay)
  • Uông Chu Lưu (2007 - nay)
  • Đỗ Bá Tỵ (2016 - nay)
  • Phùng Quốc Hiển (2016 - nay)
Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Việt Nam
Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội
Nhiệm kỳ 31 tháng 3 năm 2016 – nay
4 năm, 332 ngày
Tiền nhiệm Nguyễn Sinh Hùng
Kế nhiệm đương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Nhiệm kỳ 23 tháng 7 năm 2011 – 31 tháng 3 năm 2016
4 năm, 252 ngày
Tiền nhiệm Nguyễn Đức Kiên
Kế nhiệm Phùng Quốc Hiển
Ủy viên Bộ Chính trị
Nhiệm kỳ 11 tháng 5 năm 2013 – 31 tháng 1 năm 2021
7 năm, 265 ngày
Bí thư Trung ương Đảng
Nhiệm kỳ 19 tháng 1 năm 2011 – 11 tháng 5 năm 2013
2 năm, 112 ngày
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhiệm kỳ 2 tháng 8 năm 2007 – 23 tháng 7 năm 2011
3 năm, 355 ngày
Tiền nhiệm Nguyễn Thị Hằng
Kế nhiệm Phạm Thị Hải Chuyền
Vị trí Việt Nam
Đại biểu Quốc hội khoá XII,XIII,XIV
Nhiệm kỳ 20 tháng 5 năm 2007 – đương nhiệm
13 năm, 282 ngày
Vị trí Việt Nam
Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại
Nhiệm kỳ tháng 3 năm 2006 – tháng 8 năm 2007
Vị trí Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tài chính
Nhiệm kỳ tháng 2 năm 2006 – tháng 3 năm 2006
Vị trí Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
Nhiệm kỳ tháng 9 năm 2002 – tháng 2 năm 2006
Tiền nhiệm Nguyễn Văn Chiền
Kế nhiệm Bùi Thanh Quyến
Vị trí Hải Dương
Thứ trưởng Bộ Tài chính
Nhiệm kỳ tháng 4 năm 1995 – tháng 9 năm 2002
Vị trí Việt Nam
Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre
Nhiệm kỳ tháng 10 năm 1991 – tháng 4 năm 1995
Thông tin chung
Sinh 12 tháng 4, 1954 (66 tuổi)
Châu Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, Quốc gia Việt Nam, Liên hiệp Pháp
Nơi ở Hà Nội
Tôn giáo Không
Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam
Mẹ Nguyễn Thị Sang (m. 2006)
Học vấn Thạc sĩ kinh tế, Cử nhân Chính trị
Chữ ký Nguyễn Thị Kim Ngân's signature.png
Nguồn: Quốc hội Việt Nam1

Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện là Chủ tịch Quốc hội thứ 8 và đương nhiệm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam. Bà là nữ chính khách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam giữ các chức vụ này. Bà còn là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Cần Thơ. Bà từng là Phó Chủ tịch Quốc hội (2011-2016), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007-2011), Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (2002-2006).Thứ trưởng Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre (1991-1998). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

Thân thế

Bà sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954, quê quán tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Mẹ của bà tên là Nguyễn Thị Sang (mất năm 2006), tên thường gọi là Má Sáu, là cơ sở bí mật của cách mạng tỉnh Bến Tre.2 Trước năm 1975, song thân của bà đều hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Do cha bà thoát ly hoạt động, bà do mẹ nuôi dưỡng và cho ăn học trong vùng kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bà hiện cư trú ở Nhà A3, Ngõ 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.3

Giáo dục

  • Cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân sách nhà nước
  • Thạc sĩ Kinh tế
  • Cao cấp lí luận chính trị

Năm 1973, bà lên Sài Gòn, theo học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, tuy nhiên việc học của bà bị gián đoạn khi chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kiểm soát toàn bộ miền Nam.

Bà cũng theo học chương trình Đại học Tài chính nay là Học viện tài chính, đạt đến học vị Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng.

Ngày 5 tháng 12 năm 2018, bà tới thăm và được trường Đại học Quốc gia Pukyung, Hàn Quốc trao bằng tiến sĩ danh dự ngành chính trị học.4

Sự nghiệp

Tháng 8 năm 1975, bà vào làm nhân viên Văn phòng Ban Kinh tài Khu 8.

Sau khi Việt Nam thống nhất, bà được chuyển sang làm tại Văn phòng Ty Tài chính Bến Tre (sau là Sở Tài chính Bến Tre), bắt đầu sự nghiệp hoạt động trong ngành tài chính.

Bà thăng dần từ các bậc Chuyên viên, Phó phòng, Trưởng phòng, Phó giám đốc, quyền Giám đốc và chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre vào tháng 10 năm 1991. Đến tháng 4 năm 1995, bà được điều về Trung ương và được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 2 năm 2006, bà được điều chuyển trở lại làm Thứ trưởng Bộ Tài chính, tuy nhiên chỉ 1 tháng sau lại được điều sang làm Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại.

Tháng 5 năm 2007, bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XII.5 Tháng 8 năm 2007, bà được đề cử và được phê chuẩn vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và giữ chức vụ này cho đến tháng 7 năm 2011.6 Một trong những sự kiện bà Kim Ngân để lại dấu ấn khi làm tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cuộc giải cứu các lao động Việt Nam tại Lybia vào năm 2011.7

Tháng 5 năm 2011, bà tái đắc cử vị trí Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Ngày 23 tháng 7 năm 2011, bà được Chủ tịch Quốc hội đề cử làm Phó Chủ tịch Quốc hội.

Ngày 31 tháng 3 năm 2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam, bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức8 theo quy định của Hiến pháp 2013.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam thành phố Cần Thơ (2016-2021)

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 tại đơn vị bầu cử số 1 thành phố Cần Thơ gồm quận Ninh Kiều, quận Cái Rănghuyện Phong Điền với tỉ lệ 91,46% phiếu thuận cao nhất thành phố này.9 10

Ngày 4 tháng 5 năm 2018, bà có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) và phường An Bình (quận Ninh Kiều) để lấy ý kiến cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14.11

Chủ tịch Quốc hội nhiệm kì 2016-2021

Sáng ngày 22 tháng 7 năm 2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được các đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 bầu làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14 với tỉ lệ 483/489 phiếu thuận (tổng 490 phiếu, 1 phiếu không hợp lệ).12

Trong nhiệm kì của bà, Quốc hội Việt Nam có điểm mới về hình thức hoạt động là chuyển từ tham luận sang tranh luận.11

Bà có một trợ lý là Lê Minh Thông, phó giáo sư, tiến sĩ luật, cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 13.13 14 15

Sáng ngày 11 tháng 6 năm 2020, tại kì họp thứ 9 Quốc hội Việt Nam khóa 14 đã bỏ phiếu kín bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia (462/462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành).16

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Obama tại Hà Nội vào năm 2016

Hoạt động trong Đảng cộng sản Việt Nam

Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm 1981 và trở thành Đảng viên chính thức một năm sau đó.17

Tháng 4 năm 2001, bà được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2001-2006). Đến tháng 9 năm 2002, bà được điều chuyển sang làm Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Bà Kim Ngân là phụ nữ duy nhất trong cả nước vào thời điểm đó giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, và cũng là người phụ nữ duy nhất nắm quyền điều hành cao nhất của tỉnh Hải Dương kể từ trước đến nay.18

Tháng 4 năm 2006, bà tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2006-2011).

Tháng 1 năm 2011, bà một lần nữa tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 5 năm 2013 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XI, bà được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.19 20

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, bà tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tại kỳ đại hội này, bà cũng được đề cử vào vị trí Chủ tịch Quốc hội.

Gia đình

Bà Ngân có hai người con, trong đó có Nguyễn Đức Phương hiện là kỹ sư xây dựng. Người em của Phương là Nguyễn Thành Phong, một phóng viên của TTVH.

Nhìn nhận

Theo nhận xét của nhiều người bà là người gần gũi, bình dị, một nữ chính trị gia cao cấp sở hữu vẻ đẹp sắc sảo mang đậm nét phúc hậu của con người Việt Nam.21 Đầu năm 2016, Tạp chí Forbes bình chọn bà là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam trong danh sách 20 người phụ nữ khi đang giữ cương vị Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII.22 Việc bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội được dư luận đánh giá cao. Các ý kiến cho rằng điều đó chứng tỏ có sự thay đổi, dù khởi đầu của chủ trương đề cao vai trò người phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý, và chủ trương tăng số đại biểu nữ lên 30% để hội nhập thế giới, nam nữ bình quyền giới tại Việt Nam.23

Câu nói

  • Đại biểu Quốc hội khuyến cáo áp dụng pháp luật dân sự, tố tụng dân sự để xử lý tài sản của cán bộ không giải trình được nguồn gốc thông qua phán quyết của tòa án (phiên thảo luận về dự thảo luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) của UB Thường vụ Quốc hội sáng ngày 13 tháng 7 năm 2018) . Các lãnh đạo Quốc hội băn khoăn, nếu vậy, “ai phải kiện ai” ra tòa trong trường hợp này:
  • Về Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sáng ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
  • Về sự chậm chạp của luật lệ ở Việt Nam từ lúc ban hành cho tới khi có hiệu lực:
  • Năm 2011, bà Kim Ngân là Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội, khi bắt đầu chiến dịch giải cứu lao động tại Lybia, bà Ngân đã trấn an hàng nghìn gia đình thân nhân lao động. Một tháng sau đó, toàn bộ hơn 10.000 lao động Việt Nam đã được đưa về nước an toàn, thoát khỏi khu vực chiến sự.
  • Phát biểu tại buổi gặp các cơ quan báo chí vào ngày 23 tháng 7 năm 2016, nói về vấn đề dân chủ:""Về nề nếp dân chủ, trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì rồi con cái cũng không tôn trọng người khác... Một đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên". Blogger Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập của báo Nhân dân, cho đoạn phát biểu này là rất ngang ngược, đầy tính kiểu gia trưởng khi so sánh quan chức nhà nước đối với nhân dân như bố mẹ với con cái, với lý do là "có lẽ Bà Ngân quên rằng trong số 93 triệu dân VN, có hơn 30 triệu người nhiều tuổi hơn cái tuổi 62 của bà." 28 Nói chuyện với báo Công an nhân dân t.s. Phạm Duy Nghĩa cũng chỉ trích những tư duy phong kiến này khi "cho mình là cha mẹ của dân" "coi dân như người chưa trưởng thành, thiếu hiểu biết" 29

Tham khảo

  1. ^ “Tiểu sử tóm tắt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2016. 
  2. ^ Triệu Bình Thanh (31 tháng 3 năm 2016). “Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Lãnh đạo quyết đoán, chính khách sắc sảo”. Báo VietTimes. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017. 
  3. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  4. ^ “Chủ tịch Quốc hội nhận bằng tiến sĩ danh dự chính trị học của Hàn Quốc”. 
  5. ^ Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  6. ^ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011) - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  7. ^ Tiểu sử tóm tắt của 2 tân Ủy viên Bộ Chính trị, Báo Giáo dục Việt Nam
  8. ^ Bà Kim Ngân thề trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp, báo Tuổi Trẻ
  9. ^ “Bà Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu danh sách trúng cử tại Cần Thơ”. Báo Lao động. 28 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018. 
  10. ^ Cửu Long (27 tháng 5 năm 2016). “Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được cử tri Cần Thơ bầu cao nhất”. VnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018. 
  11. ^ a ă Trần Lĩnh (4 tháng 5 năm 2018). “Chủ tịch Quốc hội giải đáp nhiều vấn đề nóng với cử tri Cần Thơ”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018. 
  12. ^ Ngọc Thành/VOV.VN (22 tháng 7 năm 2016). “Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khoá XIV”. VOV. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018. 
  13. ^ Lê Hiệp. “Trợ lý Chủ tịch Quốc hội: 'Nếu bí thư do đại hội bầu, mọi thứ sẽ khác'”. Thanh niên. 2019-09-25. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019. 
  14. ^ “Khai giảng Lớp bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực hành chính công, tổ chức bộ máy, công chức, công vụ”. Học viện Tư pháp. 2017-07-25. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019. 
  15. ^ Thu Hằng. “Trợ lý Chủ tịch QH đề nghị giảm số bộ ngành xuống dưới 22”. VietNamNet. 2018-08-27. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019. 
  16. ^ Lê Hiệp (ngày 11 tháng 6 năm 2020). “Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia”. báo Thanh niên. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020. 
  17. ^ “Tóm tắt tiểu sử: Nguyễn Thị Kim Ngân”. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013. 
  18. ^ Nữ kiệt phương Nam làm 'quan' đất xứ Đông, Báo Tiền Phong
  19. ^ “Bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Thiện Nhân vào BCT”. 
  20. ^ “Xác nhận 3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”. 
  21. ^ Tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
  22. ^ “Tạp chí Forbes chọn Phó Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam”. 
  23. ^ Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội, Báo VNexpress
  24. ^ Xử lý tài sản bất minh: Không lẽ "ông" Thanh tra Chính phủ kiện "ông" Bộ trưởng? Dân Trí, 13.07.2018
  25. ^ Chủ tịch Quốc hội: Phải bàn để ra được luật đặc khu VnEconomy, 26.04.2018
  26. ^ Việt Nam có một luật rất lạ mà thế giới chưa có... Laodong, 24.09.2013
  27. ^ Chân dung 2 tân Ủy viên Bộ Chính trị, báo Vnexpress
  28. ^ Bà Chủ tịch Quốc hội cũng phải học làm người!, voatiengviet, 02.08.2016
  29. ^ Không phải là vua thì muốn làm gì cũng được!, cand.com, ngày 12 tháng 8 năm 2016

(Nguồn: Wikipedia)