Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Phú Trọng 092916 (cropped).jpg
Chân dung Nguyễn Phú Trọng
Chức vụ
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bí thư Quân ủy Trung ương
Nhiệm kỳ 19 tháng 1 năm 2011 – nay
8 năm, 58 ngày
Tiền nhiệm Nông Đức Mạnh
Kế nhiệm đương nhiệm
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam
Nhiệm kỳ 23 tháng 10 năm 2018 – nay
0 năm, 146 ngày
Tiền nhiệm Đặng Thị Ngọc Thịnh (Quyền)
Kế nhiệm đương nhiệm
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh
Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ 23 tháng 10 năm 2018 – nay
0 năm, 146 ngày
Tiền nhiệm Trần Đại Quang
Kế nhiệm đương nhiệm
Phó ban Thường trực Phan Đình Trạc
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ 1 tháng 2 năm 2013 – nay
6 năm, 45 ngày
Kế nhiệm đương nhiệm
Phó Trưởng ban Thường trực Phan Đình Trạc
Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, X, XI, XII
Nhiệm kỳ 29 tháng 12 năm 1997 – nay
21 năm, 79 ngày
Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII
Nhiệm kỳ 25 tháng 1 năm 1994 – nay
25 năm, 52 ngày
Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII, XIII, XIV
Nhiệm kỳ 19 tháng 5 năm 2002 – nay
16 năm, 303 ngày
Chủ tịch Quốc hội
Nhiệm kỳ 26 tháng 6 năm 2006 – 23 tháng 7 năm 2011
5 năm, 27 ngày
Tiền nhiệm Nguyễn Văn An
Kế nhiệm Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Nhiệm kỳ 10 tháng 11 năm 2001 – 15 tháng 3 năm 2007
5 năm, 125 ngày
Tiền nhiệm Nguyễn Đức Bình
Kế nhiệm Tô Huy Rứa
Bí thư Thành ủy Hà Nội
Nhiệm kỳ 6 tháng 1 năm 2000 – 26 tháng 6 năm 2006
6 năm, 171 ngày
Tiền nhiệm Lê Xuân Tùng
Kế nhiệm Phạm Quang Nghị
Thường trực Bộ Chính trị
Nhiệm kỳ tháng 8 năm 1999 – tháng 04 năm 2001
Tiền nhiệm Phạm Thế Duyệt
Kế nhiệm Trần Đình Hoan
Thông tin chung
Đảng phái Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh 14 tháng 4, 1944 (74 tuổi)
Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Học vấn Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Chính trị học
Học sinh trường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô
Dân tộc Kinh
Tôn giáo Không
Vợ Ngô Thị Mân

Nguyễn Phú Trọng (sinh 14 tháng 4 năm 1944) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Ngày 3 tháng 10 năm 2018, Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất giới thiệu Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Sau khi được Quốc hội Việt Nam khóa 14 bầu làm Chủ tịch nước vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, ông là chính khách thứ ba trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ cả hai chức vụ đứng đầu Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước, sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh.[1]

Xuất thân

Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại thôn Lại Đà, xã Hội Phụ, tổng Hội Phụ, huyện Đông Anh, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (sau là thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông hiện cư trú nhà công vụ ở Số 5, Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.[2][3]

Giáo dục

Từ năm 1957 đến năm 1963, Nguyễn Phú Trọng học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại huyện Gia Lâm nay là quận Long Biên Hà Nội.

Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương.

Tháng 8 năm 1973, Nguyễn Phú Trọng được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).[4] Ông học tới tháng 4 năm 1976.[4]

Tháng 9 năm 1981, Nguyễn Phú Trọng được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay tương đương tiến sĩ) ngành khoa học Chính trị tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Акаде́мия обще́ственных нау́к при ЦК КПСС) cho đến tháng 8 năm 1983.[4] Luận văn của ông viết về chủ đề xây dựng Đảng, có nhan đề là "Các hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm làm mạnh mối quan hệ với quần chúng trong giai đoạn hiện nay: dựa trên kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô"[5].

Nguyễn Phú Trọng bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô, ngày 19/5/1983

Năm 1992, Nguyễn Phú Trọng được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư.

Sự nghiệp

Tổng thống Donald Trump và Nguyễn Phú Trọng trước một bức tượng của Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 2 năm 2019

Ngày 19 tháng 12 năm 1967, Nguyễn Phú Trọng trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam[6].

Từ tháng 12 năm 1967, ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân dânQuân đội Nhân dân).[4]

Tháng 8 năm 1983, Nguyễn Phú Trọng từ Liên Xô về nước (sau 2 năm làm thực tập sinh và bảo vệ thành công tiến sĩ Chính trị học ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô), tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10 năm 1983), Trưởng ban (tháng 9 năm 1987), Ủy viên Ban biên tập (tháng 3 năm 1989), Phó tổng biên tập (tháng 5 năm 1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (tháng 8 năm 1991).

Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, ông cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII nhiệm kì 1991–1996.

Tháng 8 năm 1996, Nguyễn Phú Trọng làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng ban Đại học[7], phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy.

Tháng 2 năm 1998, ông phụ trách công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiệu phó Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.[8]

Tháng 1 năm 2000, Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, ông trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.

Ngày 26 tháng 6 năm 2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội Khóa XI (nhiệm kì 2002–2007) thay ông Nguyễn Văn An, xin từ nhiệm. Hai ngày sau, Bộ Chính trị đã chỉ định ông Phạm Quang Nghị, người vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, làm Bí thư Thành ủy Hà Nội kế nhiệm.

Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev

Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII[9], Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011. Ông Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, như việc đề ra Nghị quyết Trung ương 4 với phong trào "Phê bình và tự phê bình".

Nguyễn Phú Trọng từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI (2002-2007)[10], khóa XII (2007-2011)[11], khóa XIII (2011-2016) đều thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội[12].

2015: Chuyến đi tới Hoa Kỳ

Nguyễn Phú Trọng và phó tổng thống Mỹ Joe Biden (2015)

Ngày 6 tháng 7 năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ để bắt đầu chuyến viếng thăm nước này kéo dài đến ngày 10/7. Đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước viếng thăm chính thức nước Mỹ, được Tổng thống Hoa Kỳ tiếp đón tại Phòng Bầu dục. Chuyến thăm này trùng hợp với cái mốc 20 năm kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Cuộc nói chuyện với Tổng thống Obama là về vấn đề nhân quyền, an ninh quốc phòng và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.[13]

2016: Đại hội Đảng XII - tái đắc cử Tổng Bí thư

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII, Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 27 tháng 1 năm 2016.[14][15]

Tháng 6 năm 2016, trong buổi tiếp xúc cử tri vận động tranh cử đại biểu quốc hội khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 ở Ba Đình, Hà Nội, ông cho biết sẽ ưu tiên phát triển mạnh hơn nữa về kinh tế, "có thực mới vực được đạo".[16]

Nguyễn Phú Trọng trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) vào năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội, gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, được 356.780 phiếu, đạt tỷ lệ 86,47% số phiếu hợp lệ, cùng với Trần Thị Phương Hoa và Nguyễn Doãn Anh.

2018: Đắc cử Chủ tịch nước

Ngày 3 tháng 10 năm 2018, Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu vào danh sách bầu cử giữ cương vị Chủ tịch nước Việt Nam (ứng cử viên duy nhất), một tuần sau khi người tiền nhiệm là ông Trần Đại Quang qua đời.[17].

Sáng ngày 23 tháng 10 năm 2018, Quốc hội khóa 14 đã bầu Nguyễn Phú Trọng, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 (tổng số đại biểu: 485, có mặt: 477, vắng mặt: 8, tán thành: 476, phản đối: 1, tỉ lệ 476/477= tỉ lệ 99.79%).[18] Vào lúc 15h15 cùng ngày, ông chính thức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chiến dịch chống tham nhũng

Kể từ khi giữ chức vụ Tổng Bí thư năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp với hàng ngàn quan chức, bao gồm cả các chính trị gia cao cấp, bị trừng phạt, miễn nhiệm hoặc bắt giam. Ông lặp đi lặp lại rằng việc chống tham nhũng này nhằm tránh nguy cơ diễn ra "tự diễn biến", mà nhà báo David Hutt cho là để chỉ quá trình cải cách dân chủ trong nội bộ Đảng.[19]

Ông ví chiến dịch này với việc "đốt lò". Chiến dịch được các nhà quan sát cho là một nỗ lực của Đảng trong việc giành lại quyền lực và uy thế cũng như củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền và sự dẫn dắt sáng suốt của Đảng.[20]

Đề nghị thi hành kỷ luật một Ủy viên Bộ Chính trị

Tại hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Bộ Chính trị đã đề nghị Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị và cả tập thể Bộ chính trị do Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Tuy nhiên, Ban chấp hành Trung ương đã không đồng ý đề nghị này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày hôm sau cho biết, "cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí X không có lỗi." [21]

Ông Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên." Ông nói tiếp: "Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị."

  • Tuy nhiên, Nguyễn Phú Trọng kết luận: "Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá."
  • Nguyễn Phú Trọng nói thêm: "Ban Chấp hành Trung ương cũng tự kiểm điểm và nhận phần trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua. Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, và sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục."

Gia đình

Nguyễn Phú Trọng có vợ là bà Ngô Thị Mân.[22]

Tác phẩm

Sách

  • Nguyen Phu Trong. Viet Nam on the path of renewal. Hanoi: Thế giới Publishers (2004), 351p.
  • Nguyen Phu Trong. Renewal in Việt Nam: theory and reality. Hanoi: Thế giới Publishers (2015), 397p.
  • Nguyen Phu Trong; Tran Dinh Nghiem; Vu Hien. Vietnam from 1986. Hanoi: Thế giới Publishers (1995), 116p.

Bài báo

  • Nguyen Phu Trong. Socialist Orientation and the Path to Socialism in Vietnam, Vietnam Social Sciences, 4, pp 3–11, 1996

Phong tặng

  • Huân chương José Martí của nhà nước Cuba (năm 2012)[23]

Nhận xét

  • Cuối năm 2009, con trai ông Nguyễn Phú Trọng cưới vợ (khi ấy ông là Chủ tịch Quốc hội). Ông không gửi thiệp mời rộng rãi cho các cán bộ cấp dưới mà chỉ gửi cho một ít người, và cũng chỉ gửi sau khi đám cưới đã kết thúc. Ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội, gọi điện hỏi thư ký của ông thì được trả lời: “Đó là thiệp báo hỉ. Anh Trọng nhờ tôi sau lễ cưới mới gửi thiệp báo hỉ, và cũng chỉ gửi cho một số anh em”. Ông Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: qua cách xử sự này của một lãnh đạo cấp cao, nhiều cán bộ cấp dưới nên xem lại bản thân mình, không nên lấy việc của gia đình để trục lợi[24].
  • Năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của ông. Tháng 5/2016, Tổng Bí thư thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát các vụ án tham nhũng. Đầu năm 2017, những sai phạm trong điều hành tập đoàn dầu khí quốc gia bị phát hiện dẫn tới việc bắt giữ nhiều thành viên lãnh đạo tập đoàn này. Cuối năm 2017, lần đầu tiên một cựu Ủy viên Bộ Chính trị là Đinh La Thăng phải ra tòa vì những sai phạm trong điều hành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Nhiều dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước cũng bị điều tra.
  • Nhiều học giả, chuyên gia, chính trị gia cho rằng, sở dĩ những chỉ đạo của Tổng Bí thư có uy lực lớn, có sức hiệu triệu nhân tâm, một phần vì bản thân ông là một tấm gương thực sự liêm chính trong cả công việc và đời sống. Nhiều ý kiến từ thủ tướng, các đại biểu quốc hội, các nhà phân tích cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông được người dân nhiệt tình ủng hộ. Phòng chống tham nhũng là khát vọng của nhân dân và là trách nhiệm của Đảng cầm quyền đối với nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được coi là người “nhóm lò” cho chiến dịch mà như ông nói một cách hình tượng “Cái lò (chống tham nhũng) đã nóng lên rồi thì củi tươi (chỉ những đối tượng tham nhũng) vào đây cũng phải cháy”[25].
  • Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách Ban Á Châu – Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF) nói về xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ nhắm vào các blogger và nhà hoạt động chống chính phủ ở Việt Nam: dưới quyền lãnh đạo của ông Trọng, số nhà báo và blogger tự do bị bắt đã không ngừng gia tăng.[26]
  • Nhân vật bất đồng Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao (về sau bỏ trốn ra nước ngoài) cho rằng:
  • Chuyên gia luật kinh tế Nguyễn Việt Khoa nói với BBC vào tháng 8/2017 về chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
  • Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản nói về tính cách và quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  • Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng:

Các câu nói

Về chính trị

  • Về vấn đề đa nguyên, đa đảng (trả lời phỏng vấn báo Express của Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đăng tải trên VTV):
  • Trong một nhận xét về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013:
  • Trong buổi tiếp xúc với cử tri đầu tháng 5 năm 2015, ông nhận xét về chuyện "nhất thể hóa" ở một số tỉnh, thành thí điểm không tổ chức HĐND:
  • Trong buổi tiếp xúc với cử tri ngày 8 tháng 10 năm 2018, khi được đề cử làm Tổng bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước, ông nhận xét:
  • Trong buổi tiếp xúc với cử tri ngày 24 tháng 11 năm 2018, ông nói:

Với vấn nạn tham nhũng

  • Về vấn đề tham nhũng ở Việt Nam:
  • Về việc bài trừ, phòng chống tham nhũng:
  • Ngày 6 tháng 10 năm 2014, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu về vấn đề chống tham nhũng trong cuộc tiếp xúc với cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, gây nhiều tranh cãi:
  • Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017 diễn ra tại Hà Nội ngày 24-2:
  • Tại phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7/2017:

Quan điểm về lãnh đạo đất nước

  • Ngày 28 tháng 01 năm 2016, khi được các phóng viên hỏi "Cảm nghĩ của Tổng Bí thư ra sao khi được bầu là người lãnh đạo cao nhất của Đảng"
  • Ngày 28 tháng 01 năm 2016, trả lời câu hỏi của AFP: "Thưa Tổng Bí thư, ông có nghĩ rằng dưới sự tiếp tục lãnh đạo của ông và Bộ Chính trị, Việt Nam sẽ là đất nước giàu mạnh hơn và dân chủ hơn không?":
  • Câu nói này được dịch từ bản tin tiếng Anh trên tờ The Japan Times

Xem thêm

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII
  • Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chú thích

  1. ^ “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch nước”. VnExpress. 22 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018. 
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  3. ^ Lê Kiên (23 tháng 10 năm 2018). “Tân Chủ tịch nước ở nhà công vụ, cuộc sống bình dị”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2018. 
  4. ^ a ă â b Nhóm PV (23 tháng 10 năm 2018). “Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: 'Vừa mừng vừa lo'”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018. 
  5. ^ "Деятельность Коммунистической партии Вьетнама по укреплению ее связи с массами на современном этапе: с учетом опыта КПСС": диссертация... кандидата исторических наук: 07.00.14. - Москва, 1983. - 189 с.Партийное строительство; OD 61 84-7/851 “Нгуен Фу Чонг. Диссертация кандидата исторических наук: 07.00.14. - Москва, 1983. - 189 с.”. 
  6. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội các khóa - Nguyễn Phú Trọng” (Thông cáo báo chí). Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018. 
  7. ^ Trong 3 nhiệm kì Đảng bộ Thành phố Hà Nội gần đây nhất, người nắm chức danh Trưởng ban Đại học Thành ủy luôn được bầu vào Thường vụ Thành ủy. Trưởng ban Đại học đương nhiệm của Thành ủy là ông Nguyễn Đình Tân, nguyên Hiệu trưởng trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
  8. ^ “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng”. 
  9. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XII”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2012. 
  10. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2017. 
  11. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2017. 
  12. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Website Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2017. 
  13. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử”. Người Lao động. 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập 27 tháng 1 năm 2016. Tổng thống Obama tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục ở Nhà trắng, RFA, 7.7.2015
  14. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử”. Người Lao động. 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập 27 tháng 1 năm 2016. 
  15. ^ “Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 27 tháng 1 năm 2016. 
  16. ^ TBT Nguyễn Phú Trọng: Tôi làm ĐBQH sẽ có điều kiện để học nhân dân nhiều hơn
  17. ^ “Trung ương giới thiệu Tổng bí thư để bầu làm Chủ tịch nước”. VietNamNet. Truy cập 3 tháng 10 năm 2018. 
  18. ^ Ban Thời sự (23 tháng 10 năm 2018). “99,79% đại biểu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018. 
  19. ^ “All of Vietnam’s power is in Trong’s hands” (bằng tiếng Anh). Truy cập 24 tháng 10 năm 2018. 
  20. ^ “Chiếc lò vĩ đại của Tổng bí thư có thật vĩ đại? - BBC Tiếng Việt”. BBC News. Truy cập 14 tháng 11 năm 2018. 
  21. ^ Chủ tịch Sang nói về đồng chí X, VOA, 17.10.2012
  22. ^ “Việt Nam chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình”. BBC Vietnamese. 5 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018. 
  23. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tặng Huân chương Jose Marti”. Báo Công an nhân dân. 11 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017. 
  24. ^ “‘Ghi chức danh trên thiệp cưới là biểu hiện trục lợi’ - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 14 tháng 9 năm 2011. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018. 
  25. ^ “Chuyện “lò nóng”, “củi tươi” và những người giữ lửa”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018. 
  26. ^ “Uỷ ban Bảo vệ Ký giả lên tiếng về những vụ bắt bớ bloggers Việt Nam”. VOA. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2014. 
  27. ^ 'Lãnh đạo VN nên đàng hoàng với dân hơn'”. BBC. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2014. 
  28. ^ “Vụ bắt Trầm Bê 'thể hiện quyết tâm Tổng Bí thư'”. BBC Vietnamese. Ngày 2 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2017. 
  29. ^ “Tổng bí thư đã gióng trống, chúng ta phải đánh tiếp”. VietTimes. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018. 
  30. ^ “Ủng hộ cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng Bí thư lãnh đạo”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018. 
  31. ^ “Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng: 'Việt Nam chưa cần đa đảng'”. Vnexpress. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010. 
  32. ^ Đ.TR. (ngày 23 tháng 10 năm 2013). “"Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu"”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2017. 
  33. ^ “Tổng Bí thư: 'Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?'”. VTC News. Ngày 10 tháng 05 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017. 
  34. ^ “Ông Nguyễn Phú Trọng: TBT làm CT nước là giải pháp 'tình huống'”. BBC Tiếng Việt. Ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018. 
  35. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội”. Báo chính phủ. Ngày 8 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018. 
  36. ^ a ă â Tổng Bí thư: “Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế“, VOV, 24/11/2018
  37. ^ “Tổng bí thư: Tham nhũng như ngứa ghẻ”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013. 
  38. ^ “Đánh chuột giữ bình hay giữ mình?”. BBC. 2 tháng 4 năm 2013. 
  39. ^ “Chống tham nhũng: Phải bình tĩnh, sáng suốt”. VTC. 12 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2017. 
  40. ^ “Chống tham nhũng: Phải bình tĩnh, sáng suốt”. VTC. 10 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2016. 
  41. ^ 'Kỷ luật một vài người để cứu muôn người'”. Tuổi Trẻ. Ngày 25 tháng 02 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2017. 
  42. ^ “Tổng Bí thư: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy“”. Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam. Ngày 1 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2017. 
  43. ^ Trần Thường (ngày 1 tháng 8 năm 2017). “Tổng bí thư: Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2017. 
  44. ^ “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Xây dựng VN phát triển, văn minh, hiện đại"”. Tuổi Trẻ. Ngày 28 tháng 01 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2016. 
  45. ^ “Đại hội biểu thị rõ tinh thần dân chủ, đoàn kết”. báo Đà Nẵng. Ngày 28 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2016. 
  46. ^ “Communism better than democracy, says re-elected Vietnam party boss” (bằng tiếng Anh). The Japan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2017. It is not proper to name them, but in a number of countries, in the name of democracy, all decisions are made by one person. So which is more democratic? 

(Nguồn: Wikipedia)