Ngô Xuân Lịch
Mr. Ngo Xuan Lich.jpg
Chức vụ
Emblem of Vietnam.svg
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Nhiệm kỳ 9 tháng 4 năm 2016 – nay
4 năm, 322 ngày
Tiền nhiệm Phùng Quang Thanh
Kế nhiệm đương nhiệm
Thứ trưởng
  • Nguyễn Chí Vịnh (2009 - nay)
  • Trần Đơn (2015 - nay)
  • Bế Xuân Trường (2015 - nay)
  • Lê Chiêm (2015 - nay)
  • Phan Văn Giang (2016 - nay)
  • Nguyễn Tân Cương (31/12/2019 - nay)
  • Hoàng Xuân Chiến (2020 - nay)
  • Vũ Hải Sản (2020 - nay)
  • Phạm Hoài Nam (2020 - nay)
  • Lê Huy Vịnh (2020 - nay)
  • Võ Minh Lương (2020 - nay)
Emblem of Vietnam.svg
Đại biểu Quốc hội Việt Nam
Nhiệm kỳ 2011 – nay
Vietnam People's Army General Department of Politics.png
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Nhiệm kỳ 2011 – 2016
Tiền nhiệm Lê Văn Dũng
Kế nhiệm Lương Cường
Vietnam People's Army General Department of Politics.png
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Nhiệm kỳ 2007 – 2011
Chủ nhiệm Lê Văn Dũng
Chính ủy Quân khu 3
Nhiệm kỳ 2006 – 2007
Tiền nhiệm Nguyễn Tiến Long
Kế nhiệm Lương Cường
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg
Phó Bí thư Quân ủy Trung ương
Nhiệm kỳ 2016 – nay
Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệm Phùng Quang Thanh
Kế nhiệm đương nhiệm
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg
Ủy viên Bộ Chính trị
Nhiệm kỳ 27 tháng 1 năm 2016 – 31 tháng 1 năm 2021
5 năm, 4 ngày
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg
Bí thư Trung ương Đảng
Nhiệm kỳ 2011 – 2016
Tiền nhiệm Lê Văn Dũng
Kế nhiệm Lương Cường
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg
Ủy viên Trung ương Đảng
Nhiệm kỳ 2006 – nay
Thông tin chung
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 20 tháng 4, 1954 (66 tuổi)
Duy Tiên, Hà Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ở Hà Nội
Dân tộc Kinh
Tôn giáo Không
Đảng phái Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấn Cử nhân Khoa học xã hội
Cử nhân Xây dựng Đảng
Cao cấp lí luận chính trị
Binh nghiệp
Thuộc Flag of the People's Army of Vietnam.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1972 – nay
Cấp bậc Vietnam People's Army General.jpg Đại tướng
Chỉ huy Flag of Vietnam.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến tranh biên giới Tây Nam

Ngô Xuân Lịch (sinh năm 1954) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tướng và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam.Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.

Thân thế

Ông sinh ngày 20 tháng 4 năm 1954, quê tại phố Lương Xá, phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Gia đình

Cả gia đình chỉ có ông theo con đường binh nghiệp. Bố ông làm công tác chính quyền tại thị xã Duy Tiên, các cụ nhà ông 5 lần sinh nở nhưng chỉ có anh trai thứ 2 (Ngô Văn Vĩnh) và ông thứ 4 (Ngô Xuân Lịch) là nuôi được. Còn anh cả, anh ba và em út đều mất sớm. Nhà chỉ có hai anh em nên luôn luôn yêu quý và nhường nhịn nhau.

Giáo dục

  • Cử nhân khoa học xã hội và nhân văn1
  • Cử nhân xây dựng Đảng
  • Cao cấp lí luận chính trị

Binh nghiệp

Ông nhập ngũ vào giai đoạn cuối Chiến tranh Việt Nam và được biên chế vào Sư đoàn 341, Quân đội nhân dân Việt Nam (còn gọi là Đoàn Sông Lam) Quân khu 4 mới thành lập trước đó không lâu tại Nghệ An. Sau đó, ông cùng đơn vị tham chiến trong chiến dịch Hồ Chí Minh sau đó là Chiến tranh biên giới Tây Nam, đi lên từ chiến sĩ lên chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn.

Tháng 01/1972 – 7/1973: Chiến sĩ, Tiểu đội phó, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 320, Sư đoàn 308.

Tháng 8/1973 – 10/1974: Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 11/1974 – 10/1978: Trung đội trưởng, Chính trị viên phó, Chính trị viên Đại đội, Đảng ủy viên Đảng ủy Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 11/1978 – 3/1981: Trợ lý Tổ chức, Phòng Chính trị, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 4/1981 – 8/1982: Thượng úy, Học viên Trung cấp Trường Quân chính, Quân khu 4. Học viên Trường Văn hoá Quân đội.

Tháng 9/1982 – 7/1985: Học viên Học viện Chính trị - Quân sự.

Tháng 8/1985 – 7/1987: Phó Chủ nhiệm Chính trị, Phó Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Trung đoàn 667, Trung đoàn 779, Sư đoàn 346, Quân đoàn 26, Quân khu 1. Đảng ủy viên Đảng ủy Quân sự tỉnh Cao Bằng.

Tháng 8/1987 – 01/1988: Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Phó Chính ủy Trung đoàn 462, Sư đoàn 392, Quân khu 1.

Tháng 02/1988 – 8/1994: Trợ lý Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị. Học viên Học viện Quốc phòng Việt Nam.

Tháng 9/1994 – 10/2000: Phó phòng, Trưởng phòng Công tác Chính trị rồi Cục phó Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị. Học viên hoàn thiện cử nhân tại Học viện Chính trị - Quân sự (1995 – 1996).

Tháng 11/2000 – 4/2003: Phó Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị.

Tháng 5/2003 – 11/2004: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3.

Tháng 12/2004 – 3/2006: Bí thư Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu 3.

Tháng 4/2006 – 11/2007: Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 3. Học lớp nghiên cứu cán bộ cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006).

Tháng 12/2007 – 01/2011: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Tháng 01/2011 – 02/2011: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Tháng 02/2011 – 4/2016: Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Tháng 9/4/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày 28/7/2016: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Sự nghiệp chính trị

Hoạt động trong Đảng Cộng sản Việt Nam

- Ngày vào Đảng: 4 tháng 8 năm 1973. Ngày chính thức: 4 tháng 8 năm 1974

- Ủy viên Trung ương Đảng khoá X, XI, XII

- Bí thư Trung ương Đảng khóa XI

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII

Đại biểu Quốc hội Việt Nam nhiệm kì 2011-2016

Năm 2011, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Bình Phước, gồm Thị xã Ðồng Xoài, thị xã Phước Long, huyện Bù Gia Mập, huyện Bù Ðốp và huyện Bù Ðăng đạt tỷ lệ 79,21% số phiếu hợp lệ.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam nhiệm kì 2016-2021

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 ở đơn vị bầu cử số 2 ở tỉnh Hà Nam, gồm các huyện: Kim Bảng, Duy Tiên và Lý Nhân, được 311.918 phiếu, đạt tỷ lệ 95,87% số phiếu hợp lệ.

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 1974 1978 1982 1987 1990 1994 1998 2003 2007 2011 2015
Quân hàm Vietnam People's Army Lieutenant.jpg Vietnam People's Army Senior Lieutenant.jpg Vietnam People's Army Captain.jpg Vietnam People's Army Major.jpg Vietnam People's Army Lieutenant Colonel.jpg Vietnam People's Army Colonel.jpg Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg 72x72px[liên kết hỏng] 72x72px[liên kết hỏng] 72x72px[liên kết hỏng] 72x72px[liên kết hỏng]
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng Đại tướng

Phát biểu

  • Về việc quân đội làm kinh tế (7-7-2017): "Trong điều kiện mới hiện nay, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế tiếp tục là nhiệm vụ mang tính cấp thiết. Vì vậy, việc quân đội tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế là một chức năng đã có tính truyền thống và cần phải được thực hiện ngày càng tốt hơn nữa. Điều này đã được ghi trong Cương lĩnh và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, được ghi trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quân đội ta phải quán triệt rõ và thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị quan trọng này." 2
  • Ngày 7/7/2017, tại công ty Viettel Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch phát biểu về vấn đề quân đội làm kinh tế. Ông cho rằng nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế luôn là chức năng nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội trong quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng lại là điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá. Theo ông "Chúng cho rằng quân đội không làm kinh tế. Nguyên tắc chúng ta là Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội, không giao cho tổ chức, cá nhân nào lãnh đạo, điều hành quân đội."3 Tuy nhiên trước đó Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tuyên bố: "Hiện nay đã có một chủ trương của bộ quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế nữa, mà tập trung cho xây dựng quân đội chính quy hiện đại, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân. Tất cả doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn chuyển ra bên ngoài"4 .

 Tham khảo

  1. ^ Vũ Hân (8 tháng 4 năm 2016). “Chân dung các thành viên Chính phủ khóa mới”. Báo Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2017. 
  2. ^ Quân đội thực hiện tốt kết hợp kinh tế với quốc phòng, thiết thực góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước, www.qdnd.vn, 8.7.2017
  3. ^ Bộ trưởng Quốc phòng: Quân đội phải làm tốt sản xuất, kinh doanh, 07/07/2017, Thanh niên Online
  4. ^ Tướng Lê Chiêm: 'Đã có chủ trương quân đội không làm kinh tế', Báo Tuổi trẻ, 23/06/2017

(Nguồn: Wikipedia)