a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940)
- Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu 11 Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nói dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng (27 - 9 - 1940). Nhưng sau đó, Nhật đã thỏa hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, dồn dân, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản của nhân dân.
- Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương, nhân dân ta đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lùng bắt và trừng trị bọn tay sai của địch. Nhờ đó, các cơ sở của cuộc khởi nghĩa vẫn được duy trì, quân khởi nghĩa tiến dần lên lập căn cứ quân sự. Một ủy ban chỉ huy được thành lập để phụ trách mọi mặt công tác cách mạng. Những tài sản của đế quốc và tay sai đều bị tịch thu đem chia cho dân nghèo và các gia đình bị thiệt hại. Quần chúng phấn khởi gia nhập đội quân cách mạng rất đông. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập và lớn dần lên.
- Những năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân, hoạt động ở vùng Bắc Sơn Lạng Sơn), Võ Nhai (Thái Nguyên).
b) Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 -1940)
- Lợi dụng bối cảnh quân Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương,quân Xiêm (Thái Lan), được phát xít Nhật xúi giục, giúp đỡ để khiêu khích và gây xung đột dọc biên giới Lào - Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân Nam Kì rất bất bình, đặc biệt nhiều binh lính đã đào ngũ, hoặc bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam Kì.
- Trước tình thế cấp bách, Đảng bộ Nam Kì đã quyết định khởi nghĩa tuy chưa chưa có sự đồng ý của Trung ương Đảng. Lệnh đình chỉ phát động khởi nghĩa của Trung ương Đảng từ ngoài Bắc đưa vào Nam Kì tới chậm. Trước ngày khởi sự một số cán bộ chỉ huy đã bị bắt, do đó kế hoạch khởi nghĩa bị lộ. Thực dân Pháp cho thiết quân luật, giữ binh lính người Việt trong trại và tước hết khí giới của họ, ra lệnh giới nghiêm và bủa lưới săn lùng các chiến sĩ cách mạng.
(Nguồn: trang 86 sgk Lịch Sử 9:)