Lịch sử lớp 7
- Banner được lưu thành công.
- Bài 14 phần 2: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
- Hội nghị Diên Hồng với thành phần dự họp gồm những bậc phụ lão có uy tín trong cả nước.
- Mục đích: bàn kế đánh giặc giữa vua và các quan lại, các bậc phụ lão. Điều này chứng tỏ nhà Trần rất tôn trọng ý kiến của các bậc phụ lão.
- Tác dụng: động viên trai tráng hăng hái lên đường đánh giặc, nhân dân tích cực sản xuất thêm nhiều lương thực, phục vụ cho kháng chiến, thể hiện quyết tâm trên dưới một lòng, triệu người như một, cùng quyết tâm đánh để tiêu diệt kẻ thù xâm lược.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 14 phần 2: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
- Mục đích đánh Cham-pa và Đại Việt của Hốt Tất Liệt là để mở rộng phạm vi thống trị, đô hộ và thôn tính các nước khác.
- Nhà Nguyên đánh Cham-pa trước để phối hợp thực hiện kế hoạch "gọng kìm" bao vây tiêu diệt quân ta, nhanh chóng đánh bại Đại Việt.
- Kết quả: hơn một vạn quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-pa (1238) bị quân dân Cham-pa đánh cho tơi bời → kế hoạch của quân Nguyên định dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu tan vỡ.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
* Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống".
* Khác nhau:
+ Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 - 1288):
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
- Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
- Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thức cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – Nguyên, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền quốc gia của Đại Việt.