• Trang Chủ
  • Dòng Lịch Sử
      • Hồng Bàng & Văn Lang
      • Âu Lạc & Nam Việt
      • Bắc thuộc lần I
      • Trưng Nữ Vương
      • Bắc thuộc lần II
      • Nhà Lý & Nhà Triệu
      • Bắc thuộc lần III
      • Thời kỳ xây nền tự chủ
      • Nhà Ngô
      • Nhà Đinh
      • Nhà Tiền Lê
      • Nhà Lý
      • Nhà Trần
      • Nhà Hồ
      • Nhà Hậu Trần
      • Bắc thuộc lần IV
      • Nhà Hậu Lê
      • Nam Bắc Triều
      • Trịnh Nguyễn Phân Tranh
      • Nhà Tây Sơn
      • Nhà Nguyễn
      • Pháp Thuộc
      • Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
      • Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Tư Liệu
    • Quân Sự
    • Tác Phẩm
    • Bang Giao
    • Biểu đồ thời gian
  • Nhân Vật
    • Anh Hùng Dân Tộc
    • Danh nhân văn hóa
  • Di Tích
  • Ngày Nay
  • Sách
  • Video
  • Q&A
    • Lịch sử lớp 12
    • Lịch sử lớp 11
    • Lịch sử lớp 10
    • Lịch sử lớp 9
    • Lịch sử lớp 8
    • Lịch sử lớp 7
    • Lịch sử lớp 6
  1. Bạn đang ở:  
  2. Trang chủ
  3. Q&A
  4. Lịch sử lớp 7
  5. Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
  6. Chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII - XIV)
  7. Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

Lịch sử lớp 7

Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai ?

Banner được lưu thành công.
Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

* Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống".

* Khác nhau:

    + Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.

    + Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.

Chi tiết …

Dựa vào lược đồ (SGK, trang 64), em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên.

Banner được lưu thành công.
Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

    Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 - 1288):

- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.

- Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

- Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.

- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :

    + Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

    + Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.

Chi tiết …

Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Banner được lưu thành công.
Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

    - Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thức cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.

    - Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – Nguyên, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền quốc gia của Đại Việt.

Chi tiết …

Dựa vào lược đồ (SGK, trang 64), em hãy trình bày diễn biến trận Bạch Đằng thắng 4- 1288.

Banner được lưu thành công.
Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

    - Tháng 1 – 1288, Thoát Hoan chia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long . Tại đây, ta thực hiện "vườn không nhà trống" , quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng, khó khăn, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

    - Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.

    - Tháng 4- 1288, đoàn quân Ô Mã nhi rút quân theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọc, quân Trần ra khiêu chiến rồi bỏ chạy, chờ khi nước triều xuống, tổ chức phản công. Quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt.

    - Cánh quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp đến Lạng Sơn rút về Quảng Tây cũng bị truy kích và tiêu diệt. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Chi tiết …

Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân Nguyên như thế nào ?

Banner được lưu thành công.
Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

    Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình trạng khó khăn, rơi vào thế bị động. Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

Chi tiết …

Trang 1 / 2

  • 1
  • 2

Mục lục

  • Phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại
    • Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
    • Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
    • Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
    • Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
    • Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
    • Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
    • Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến
  • Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
    • Chương 1: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (Thế kỉ X)
      • Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
      • Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
      • Bài 9 phần 2: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
    • Chương 2: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI - XII)
      • Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
      • Bài 11 phần 1: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
      • Bài 11 phần 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
      • Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa
      • Bài 12 phần 2: Đời sống kinh tế, văn hóa
    • Chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII - XIV)
      • Bài 13 phần 1: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
      • Bài 13 phần 2: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
      • Bài 14 phần 1: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
      • Bài 14 phần 2: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
      • Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
      • Bài 14 phần 4: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
      • Bài 15 phần 1: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
      • Bài 15 phần 2: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
      • Bài 16 phần 1: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
      • Bài 16 phần 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
      • Bài 17: Ôn tập chương II và chương III
    • Chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (Thế kỉ XV - Đầu thế kỉ XVI)
      • Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV
      • Bài 19 phần 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
      • Bài 19 phần 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
      • Bài 19 phần 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
      • Bài 20 phần 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
      • Bài 20 phần 2: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
      • Bài 20 phần 3: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
      • Bài 20 phần 4: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
      • Bài 21: Ôn tập chương IV
    • Chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII
      • Bài 22 phần 1: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)
      • Bài 22 phần 2: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)
      • Bài 23 phần 1: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
      • Bài 23 phần 2: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
      • Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII
      • Bài 25 phần 1: Phong trào Tây Sơn
      • Bài 25 phần 2: Phong trào Tây Sơn
      • Bài 25 phần 3: Phong trào Tây Sơn
      • Bài 25 phần 4: Phong trào Tây Sơn
      • Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
    • Chương 6: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
      • Bài 27 phần 1: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
      • Bài 27 phần 2: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
      • Bài 28 phần 1: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
      • Bài 28 phần 2: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
      • Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
      • Bài 30: Tổng kết

Anh Hùng Dân Tộc Tiêu Biểu

  • Lê Thái Tổ
  • Đinh Tiên Hoàng
  • Lý Thái Tổ
  • Lý Nam Đế
  • Trần Nhân Tông
  • Lý Thường Kiệt
  • Ngô Quyền
  • Hai Bà Trưng
  • Hồ Chí Minh
  • Hùng Vương

Tư Liệu Lịch Sử

  • Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Mạc
  • Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn
  • Biểu đồ các nhân vật lịch sử theo dòng thời gian
  • Danh sách Trạng nguyên Việt Nam
  • Ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn
  • Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972
  • Trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789
  • Trận Cẩm Sa năm 1775
  • Trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785
  • Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ

Di Tích Lịch Sử

  • Thành cổ Quảng Trị
  • Đền Phù Đổng
  • Cố đô Hoa Lư
  • Đền Trần (Thái Bình)
  • Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
  • thành Cổ Loa
  • Thành nhà Hồ
  • Đền Ngọc Sơn
  • Dinh Độc Lập
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • Giới thiệu
  • Quyền riêng tư
  • Liên hệ
  • Địa Danh
  • Trang Facebook
  • DanhMucBDS.com
  • HocTotNguVan.com