Nguyễn Phúc Ánh, sinh nǎm Nhâm Ngọ (1762), con thứ ba của Nguyễn Phúc Luân. Mẹ Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Thị Hoàn con gái Diễm Quốc công Nguyễn Phúc Trung, người làng Minh Linh, phủ Thừa Thiên. Nǎm 1773, Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Phúc Ánh 12 tuổi, theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam. Mùa Thu nǎm Đinh Dậu (1777) Nguyễn Phúc Thuần tử trận. Nguyễn Phúc Ánh một mình chạy thoát ra đảo Thổ Chu, rồi sau chạy sang ẩn náu nhờ bên đất Xiêm. 

Tháng 7/1792, vua Quang Trung bị bạo bệnh mất, con là Quang Toản còn ít tuổi, nội bộ lục đục, không sao chống nổi với sức tấn công của Nguyễn Ánh (có Pháp ngoại viện). Nǎm 1802, Nguyễn Ánh diệt xong nhà Tây Sơn lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Gia Long đóng đô tại thành Phú Xuân (Huế) vào ngày 1 tháng 6 nǎm Nhâm Tuất (1802). 

Gia Long phái một đoàn sứ thần do Lê Quang Định làm chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên Nam Việt sẽ lẫn lộn với tên nước của Triệu Đà (gồm cả Đông Việt và Tây Việt) nên đổi là Việt Nam.

Nǎm Giáp Tý (1804), án sát Quảng Tây là Tề Bồ Sâm được vua Thanh phái sang phong vương cho Gia Long và đặt tên nước là Việt Nam.

Lần đầu Gia Long quản lý một nước Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam, từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Gia Long chia cả nước làm 23 trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn); từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn; ở quãng giữa là các trấn độc lập: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nghĩa, Bình Định, Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận; đất kinh kỳ đặt 4 doanh: Trực Lệ Quảng Đức Doanh (tức Thừa Thiên), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh, Quảng Nam doanh.

Để tránh lộng quyền, Gia Long không đặt chức Tể tướng, triều đình chỉ có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các Thượng thư đứng đầu có Tả hữu tham tri, Tả hữu thị lang giúp việc. Trong cung không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung tần.

Nǎm 1815, bộ "Quốc triều hình luật" gồm 22 quyển với 398 điều luật đã được ban hành.

Gia Long đã giết hại hai công thần bậc nhất của triều Nguyễn lúc đó là Nguyễn Vǎn Thành và Đặng Trần Thường.

Gia Long có hai vợ chính và nhiều vợ khác, có 13 hoàng tử và 18 công chúa.

Con cả là Chiêu chết sớm, con thứ là Hoàng tử Cảnh đã từng theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện, về nước được lập làm Thái tử, nǎm 1801 bị bệnh đậu mùa rồi mất.

Con bà vợ thứ hai là Thuận Thiên Cao hoàng hậu họ Trần, người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, con gái Thọ Quốc Công Trần Hưng Đạt là Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm được tấn phong là Hoàng thái tử.

Ngày 19 tháng chạp nǎm Kỷ Mão (1820), Gia Long mất, thọ 59 tuổi, ở ngôi chúa 25 nǎm, ở ngôi vua 18 nǎm.

(Nguồn: Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam)