Quý Ly tên tự là Lý Nguyên, tự suy tổ tiên là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang, đời Hậu Hán thời Ngũ Quý1 sang làm Thái thú Diễn Châu. Sau đó, làm nhà ở hương Bào Đột châu này, rồi là trại chủ. Đến đời Lý, [có người] lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan, đến đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của Huấn. Đời Trần Nghệ Tông, từ chức Chi hậu tứ cục chánh chưởng thăng lên Khu mật đại sứ, lên Tiểu tư không, tiến phong Đồng bình chương sự, liên tiếp gia phong tới Phụ chính thái sư nhiếp chính, Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương, Quốc Tổ Chương Hoàng, rồi thay ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, trở lại họ Hồ, chưa đầy một năm thì truyền ngôi cho con là Hán Thương. Hán Thương tên cũ là Hỏa, tiếm ngôi được hơn 6 năm. Sau hai cha con đều bị người Minh bắt. Sử sũ đem hai người họ Hồ1274chép từng năm thành kỷ2 , nay truất bỏ và sửa cho đúng.

[33b] Kỷ Mão, [Kiến Tân] năm thứ 2 [1399], (Minh Thái Tổ Kiến Văn năm thứ 13 ). Mùa hạ, tháng 4, Quý Ly cương bức vua phải xuất gia thờ Đạo giáo, ra ở quán Ngọc Thanh thôn Đạm Thủy4 , mật sai nội tẩm học sinh Nguyễn Cẩn đi theo để trông coi. Vua hỏi rằng:

"Người theo hầu ta muốn làm gì chăng?".

Cẩn không nỡ trả lời. Quý Ly làm bài thơ bảo Cẩn rằng:

"Nguyên Quân5 không chết, thì ngươi phải chết!".

Lại làm bài thơ đưa cho Nguyên Quân rằng:

Tiền hữu dung ám quân, Hôn Đức cập Linh Đức. Hà bất tảo an bài, Đồ sử lao nhân lực. (Trước đó vua hèn ngu, Hôn Đức và Linh Đức. Sao không sớm liệu đi, Để cho người nhọc sức?). Cẩm bèn dâng thuốc độc. Vua không chết, lại dâng nước dừa và không cho ăn mà vẫn không chết. Đến đây, sai Xa kỵ vệ thượng tướng quân Phạm Khả Vĩnh thắt cổ chết. Chôn ở lăng Yên Sinh, miếu hiệu là Thuận Tông.

Bọn Thái bảo Trần Hãng, Thượng tướng quân Trần Khát Chân mưu giết Quý Ly không thành, bị giết.

Hôm ấy, Quý Ly họp thề ở Đốn Sơn1279. Bọn Khát Chân đã có ý giết Quý Ly. Quý Ly ngồi trên lầu nhà Khát Chân [34a] để xem, y như lệ thiên tử ngự đến miếu đến chùa6 . Cháu Khả Vĩnh là Phạm Tổ Thu và thích khách là Phạm Ngưu Tất cầm gươm định lên, Khát Chân trừng mắt ngăn lại, nên việc không xong.

Quý Ly chột dạ đứng dậy, vệ sĩ hộ vệ xuống lầu.

Ngưu Tất vứt gươm xuống đất nói: "Chết uổng cả lũ thôi".

Sự việc bị phát giác, bọn tôn thất Hãng, Trụ quốc Nhật Đôn, tướng quân Trần Khát Chân, Phạm Khả Vĩnh, hành khiển Hà Đức Lân, Lương Nguyên Bửu, Phạm Ông Thiện, Phạm Ngưu Tất và các liêu thuộc, thân thích gồm hơn 370 người đều bị giết cả, tịch thu gia sản, con gái bắt làm nô tỳ, con trai từ 1 tuổi trở lên bị chôn sống, hoặc bị dìm nước. Lùng bắt dư đảng liền mấy năm không ngớt. Người quen biết nhau chỉ đưa mắt ra hiệu, không dám nói chuyện với nhau. Nhà dân không được chứa người đi đường ngủ trọ, hễ có người [34b] ngủ trọ, thì phải báo nhà láng giềng, cùng nhau xét hỏi giấy tờ, hành lý, lý do đi qua để làm chứng cứ bảo lĩnh. Các xã đều đặt điểm tuần, ngày đêm tuần tra canh giữ. Lễ minh thệ từ đó không cử hành nữa.

Khát Chân người Hà Lãng, huyện Vĩnh Linh1281, ba đời làm thượng tướng quân. Người đời truyền Khát Chân khi sắp bị hành hình, lên núi Đốn Sơn gào thét 3 tiếng, chết qua 3 ngày sắc mặt vẫn như khi sống, ruồi nhặng không dám bâu. Sau có hạn hán, cầu mưa thì ứng nghiệm ngay.

Nguyên Bưu người Tuyên Quang, tiên tổ là Thế Sung làm Toát Thông Vương kiêm phụ đạo ở triều Lý. Các con là Văn, Hiến, Quế đều được phong hầu. Con của Quế là Hiếu Bão vì có công đánh Toa Đô được phong Quan phục hầu; Hiếu Bão sinh ra Thế Tắc được phong Lặc Thuận hầu; Thế Tắc sinh ra Cúc Tôn làm Quan sát sứ; Cúc Tôn sinh ra Nguyên Bưu.

[35a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Quý Ly đến đây tội ác đã chất đầy rồi. Trần Hãng đã đi lại, hẹn ước với các tướng văn tướng võ từ trước, nếu biết thừa cơ quyết đoán, vạch tội giết vua của Quý Ly, hiệp sức với Khả Vĩnh mà giết nó đi, thì danh chính ngôn thuận, mà việc cũng xong rồi. Đánh tiếc lại do dự, sợ sệt, đến nỗi chuốc lấ y bại vong.

Tháng 6, Quý Ly tự xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng, mặc áo màu bồ hoàng7 , ở cung Nhân Thọ, ra vào theo lệ thái tử8 , dùng 12 chiếc lọng vàng. Con là Hán Thương xưng là Nhiếp thái phó, ở bên hữu điện Hoàng Nguyên. Nguyên Trừng làm tư đồ. Bảng văn thì đề là Phụng Nhiếp Chính Quốc Tổ Chương Hoàng, chỉ xưng là "dư" mà chưa dám xưng "trẫm"9 .

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Công tử Ngữ nước Sở trước khi cướp ngôi, đặt phục chế, bày [35b] quân hầu, kết cỏ bồ như cung vua, ngang nhiên ngạo mạn, lộ vẻ hung hăng để làm nhụt chí mọi người. Thấy không ai dám chống lại, bấy giờ mới không còn kiêng sợ gì nữa mà trổ hết ngón ác1285 của họ Hồ cũng cùng một duộc!.

Mùa thu, tháng 7, Nguyễn Dụng Phủ, người Cổ Đằng1286phủ Thanh Hóa dâng thư đại ý nói rằng:

Chương Hoàng là hiệu gì? Bồ hoàng là sắc gì? Đối với việc phó thách cuả tiên đế thì thế nào?

Quý Ly bắt giam mấy ngày rồi tha.

Tháng 8, tên cướp Nguyễn Nhữ Cái trốn vào núi Thiết Sơn làm giả tiền giấy tiêu dùng. Gặp lúc Thuận Tông bị giết, Khát Chân bị chém, mới chiêu dụ dân lành được hơn vạn người, hoạt động ở các xứ Lập Thạch, sông Đáy, Lịch Sơn1287, sông Đà, Tản Viên, cướp bóc bừa bãi, các châu huyện không sao chống được.

Tháng 9, dời các tội nhân giam ở Cảo Điền vào xã Tương Một,Thanh Hóa.

[36a] Sai Trần Ninh dốc suất người phủ Thanh Hóa trồng tre gai ở phía tây thành, phía nam từ Đốn Sơn, phía bắc từ An Tôn đến tận cửa Bào Đàm, phía tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang, vây quanh làm toà thành lớn bọc phía ngoài. Dân chúng ai lấy trộm măng thì bị xử tử.

Dọc rừng rậm và đồng hoang dựng các quán xá, từ cầu Đại Tân đến bến Đàm Xá để tiện cho quân dân qua lại nghỉ ngơi.

Đặt sở tuần kiểm ở sông Đại Lại. Sai chăng dây chão to ở giữa sông phàm các thuyền trên sông phải kéo dây theo thứ tự mà đi, không được tranh nhau đi trước.

Mùa đông, tháng 10, đổi người có tội đi đày làm lính khơi mương, sai đi khơi các con kênh Vi, kênh Trầm, kênh Hào, đến tận cửa biển Hà Hoa để tiện thuyền bè qua lại.

Tháng 12, sai Nguyễn Bằng Cử, An phủ sứ Đông Lộ10 đi đánh Nguyễn Nhữ Cái, dẹp yên được.

(Bằng Cử người huyện Đông Ngàn, Bắc Giang).

[36b] Canh Thìn, [Kiến Tân] năm thứ 3 [1400], (Năm này nhà Trần mất, từ tháng 3 trở đi, Quý Ly cướp ngôi, xưng là Thánh Nguyên năm thứ 1; Minh Kiến Văn năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, Lê Quý Ly lập con là Hán Thương làm thái tử.

Trước đây, Quý Ly định lập Hán Thương nhưng chưa quyết, mới mượn cái nghiên đá mà nói rằng:

"Thử nhất quyển kỳ thạch, hữu thì vi vân vũ dĩ nhuận sinh dân" (Hòn đá lạ bằng nắm tay này, có lúc làm mây làm mưa để nhuần thấm sinh dân), bảo con trưởng là Trừng đối lại để xem chí hướng ra sao.

Trừng đối lại rằng: "Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương dĩ phù xã tắc" (Cây thông nhỏ mới ba tấc kia, ngày sau làm rường cột để chống nâng xã tắc). Bấy giờ ý mới quyết định.

Tháng 2, ngày 28, Quý Ly bức vua nhường ngôi và buộc người tôn thất và các quan ba lần dâng biểu khuyên lên ngôi. Quý Ly giả vờ cố tình từ chối nói: "Ta sắp xuống lỗ đến nơi rồi, còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới đất nữa?".

Rồi tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu11 , đổi thành họ Hồ.

[37a] Phan Phu Tiên nói: Khổng Tử nói: "Không phải ma nhà mình mà cúng là siểm nịnh". Vì thế Địch Thanh từ chối không nhận là dòng dõi Lương Huệ Công12 ; Lưu Việp tạ từ không nhận là họ hàng Lưu thái hậu. Nhà Đường tế Nghiêu làm tiên tổ mà tiên nho chê cười: Chiêu Liệt là con cháu Trung Sơn Tĩnh Vương mà Ôn Công không thừa nhận13 . Đâu phải có riêng tư gì trong việc khen chê!.

Là vì họ hàng xa xôi, các đời biến đổi, khó mà tin chắc được. Quý Ly lại nhận là dòng dõi xa của Hồ Công Mãn, tế Ngu Thuấn làm thủy tổ, thì cái tội dối đời để tiếm ngôi thực không gì to bằng.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Phu Tiên theo thuyết của Ôn Công cho rằng nếu Chiêu Liệt là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh Vương thì họ hàng xa xôi cũng khó mà tin được. Như vậy là không tin lời của Gia Cát Vũ [37b] hầu14 . Nhưng Gia Cát là bậc hiền tài, hơn nữa thế đại cũng chưa xa lắm, bảo Chiêu Liệt là dòng dõi nhà vua chả lẽ lại không có căn cứ mà nói bịa đặt hay sao? Chu Tử15 đã theo thuyết ấy thì còn nghi ngờ gì nữa .

Hồ Quý Ly phế vua làm Bảo Ninh Đại Vương, vì vua là cháu ngoại nên không giết.

Lộ Tam Giang dâng con chim đen đỏ mỏ, tên là chim yểng, có thể nói được tiếng người. (Người đàn bà hương ấy một hôm bắt được cái trứng chim, để lẫn vào trứng gà cho ấp, khi lớn lên, chim vẫn theo người đàn bà ấy đi cho lợn ăn, bắt chước tiếng gọi lợn, dần dần nói được tiếng người).

Người trong thành dâng chim trắng.

Quý Ly sai thuộc quan ở tam quán, chi hậu nội nhân, nội tẩm học sinh chia nhau đi các lộ, bí mật dò hỏi kẻ hay người dở trong quan lại, việc lợi việc hại ở dân gian để tiến hành việc giáng truất hay thăng bổ, quy định thành thể thức lâu dài. Từ đó, các chức thú lệnh16 mới thay đổi luôn.

Mùa thu, tháng 8, Quý Ly mở khoa thi [38a] thái học sinh. Lấy đỗ bọn Lưu Thúc Kiệm 20 người. Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành đều đỗ kỳ này.

(Tử Tấn, Mộng Nguyên và Thành đều làm quan ở triều nay17 đến chức Quốc tử giám tế tửu, Hiến làm đến Quốc tử giám giáo thụ).

Đầu đề bài phú là "Linh kim tàng"18 . Các học trò xin giảng nghĩa đề thi. Quan trường hỏi: "Có lệ cũ như vậy không?" Duy có Bùi Ứng Đẩu trả lời rằng triều Tống có Tôn Hà Khoa đã hỏi nghĩa đề thi "Chi ngôn nhật xuất"19 . Cho nên quan trường đã giảng nghĩa đề này.

(Ứng Đẩu người Sơn Vi1298, làm giám thư khố đời Trần, đến đây bị giải chức, vào thi đã 50 tuổi, được bổ chức giám quan. Sau nói việc trái ý, bị giáng làm thái tử thuyết thư, không bao lâu bị giáng làm thái tử tân khách).

Mùa đông, tháng 12, Quý Ly tìm phả hệ họ nôi, họ ngoại, bà là họ Chu, mẹ là họ Phạm, gọi là họ Hoạ thị.

Quý Ly lấy Hành khiển Đỗ Mân làm Thủy quân đô tướng; tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Trần Vấn (được ban họ Hồ) làm Đồng đô tướng; tướng chỉ huy quân Long Tiệp Trần Tùng (được ban họ Hồ) làm Bộ quân đô tướng; tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Đỗ Nguyên Thác làm Đồng đô tướng; [38b] đem 15 vạn quân đi đánh Chiêm Thành.

Quý Ly nhường ngôi cho con là Hán Thương, tự xưng là thượng hoàng, cùng coi.

(Nguồn: Wikipedia)

Bài viết cùng thư mục