Địa Danh
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Sa Đéc là tỉnh cũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời Việt Nam Cộng hòa. Tỉnh Sa Đéc được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1900, tồn tại vào thời Pháp thuộc tên là Sadék và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể vào cuối năm 1956, tuy nhiên sau đó tỉnh Sa Đéc lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập vào năm 1966 tỉnh lỵ là Sa Đéc về mặt hành chính thuộc xã Tân Vĩnh Hòa, quận Đức Thịnh, tiếp tục tồn tại và bị mất tên gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh từ tháng 2 năm 1976 cho đến nay.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Savannakhet (tiếng Lào: ສະຫວັນນະເຂດ, tiếng Việt: Xa Vẳn Na Khẹt) là một tỉnh tại Trung Lào. Tỉnh lỵ của tỉnh này là thành phố Kaysone Phomvihane. Tỉnh này giáp tỉnh Khammuane về phía bắc, tỉnh Saravane về phía nam, Việt Nam về phía đông và Thái Lan về phía tây. Cầu Hữu Nghị nối tỉnh này với tỉnh Mukdahan của Thái Lan và với Quảng Trị qua đường 9 thuộc Hành lang kinh tế Đông - Tây vừa được khánh thành.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Sisaket (tiếng Thái: ศรีสะเกษ) là một tỉnh đông bắc Thái Lan. Các tỉnh lân cận (từ phía tây theo chiều kim đồng hồ) có: tỉnh Surin, tỉnh Roi Et, tỉnh Yasothon và tỉnh Ubon Ratchathani. Về phía nam tỉnh này giáp tỉnh Oddar Meancheay và tỉnh Preah Vihear của Campuchia.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Sơn Đông (giản thể: 山东; phồn thể: 山東; bính âm: Shāndōng ; Wade-Giles: Shan-tung) là một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Tên gọi "Sơn Đông" xuất phát từ vị trí của tỉnh này ở phía đông Thái Hành Sơn, giản xưng của tỉnh Sơn Đông là "Lỗ", theo tên nước Lỗ thời cổ.
Trước thời nhà Kim, Sơn Đông về mặt khái niệm địa lý là khu vực lưu vực Hoàng Hà rộng lớn ở phía đông Hào Sơn, Hoa Sơn hoặc Thái Hành Sơn. Thời cổ, trên địa bàn tỉnh Sơn Đông ngày nay có nước Tề và nước Lỗ. Sơn Đông nằm ở duyên hải phía đông Trung Quốc, thuộc hạ du Hoàng Hà, là địa phương cực bắc của vùng Hoa Đông. Tỉnh lị của Sơn Đông là Tế Nam. Ở một nửa phía tây, Sơn Đông giáp với các tỉnh khác tại Trung Quốc, từ bắc xuống nam lần lượt là: Hà Bắc, Hà Nam, An Huy và Giang Tô. Ở trung bộ, địa hình Sơn Đông cao đột ngột với đỉnh Thái Sơn là điểm cao nhất trên địa bàn. Bán đảo Sơn Đông giáp với Hoàng Hải, cách bán đảo Liêu Đông qua eo biển Bột Hải, bảo vệ Bắc Kinh-Thiên Tân và Bột Hải, đối diện với bán đảo Triều Tiên qua Hoàng Hải, đông nam bán đảo là vùng biển Hoàng Hải rộng lớn.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc.