Địa Danh
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Thành phố Cao Bằng là tỉnh lị của tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Tháng 10 năm 2010 thị xã Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III. Ngày 26 tháng 9 năm 2012, đô thị này được nâng cấp lên thành phố.
Thành phố Cao Bằng nằm gần như giữa trung tâm địa lý của tỉnh.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Chợ Lớn (chữ Hán: 堤岸; âm Hán-Việt: Đê Ngạn; âm Quảng Đông: Thày Ngòn), là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ trải dài từ Quận 5 và Quận 6 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng là thành phố quan trọng nhất miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ.
Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của tiếng Chăm cổ daknan, nghĩa là vùng nước rộng lớn hay "sông lớn", "cửa sông cái". Năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố. Sau Cách mạng tháng tám, thành phố được mang tên nhà yêu nước Thái Phiên. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương. Sau năm 1975, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Theo đó thành phố Đà Nẵng ngoài phần đất liền còn bao gồm huyện Hoàng Sa. Sau sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 1974, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa và tuyên bố là lãnh thổ của họ. Hiện nay, cả Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đều đòi chủ quyền đối với quần đảo này.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ và là một đô thị loại III của tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Đông Hà là một thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Trị, nằm ở ngã ba Quốc lộ 1 A và Quốc lộ 9. Đô thị này nằm ở tọa độ 16°0’53" - 16°52’22" vĩ độ Bắc, 107°04’24" kinh độ Đông. Đông Hà là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị.
Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế Đông - Tây giữa đông bắc Thái Lan, Lào, Myanma và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành phố Đà Nẵng. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.