Địa Danh
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Thành Đô (tiếng Trung: 成都; bính âm: Chéngdu; Wade-Giles: Ch'eng-tu, phát âm: nghe ), là một thành phố tại tây nam Trung Quốc, tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố thuộc tỉnh, đông dân thứ năm Trung Quốc (2005). Thành Đô là một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thương quan trọng của Trung Quốc. Hơn 4000 năm trước, nền văn hóa Kim Sa (金沙 Jinsha) thời kỳ đồ đồng được thiết lập tại khu vực này. Đồng bằng màu mỡ Thành Đô được gọi là "Thiên Phủ Chi Quốc", có nghĩa là "đất nước thiên đường".
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Thành Đồ Bàn hay Vijaya (tiếng Phạn विजय, nghĩa Việt: Thắng lợi) còn gọi là thành cổ Chà Bàn hoặc thành Hoàng Đế, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn và cách thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định, Việt Nam) 27 km về hướng tây bắc, là tên kinh đô của Chăm Pa trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành. Vijaya đồng thời cũng là tên gọi của một trong bốn địa khu/vùng/tiểu quốc của Chăm Pa, Địa khu Vijaya.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Tọa độ: 10°43′07″B 106°43′26″Đ / 10,7186347°B 106,723938°Đ / 10.7186347; 106.723938
Thành Gia Định, hay thành Sài Gòn (còn được biết đến với tên thành Phiên An) là tên một thành cũ ở Gia Định, tồn tại từ 1790 đến 1859. Đã có hai tòa thành được xây lên ở đây rồi bị phá hủy hoàn toàn.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Thành Hà Nội do Gia Long xây dựng cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác và điều chủ yếu là không được to rộng hơn Phú Xuân. Thành vuông xây theo kiểu Vauban của Pháp. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hào nước sâu. Bốn bức tường thành tương ứng với bốn con phố hiện nay là: phố Phan Đình Phùng ở phía Bắc, phố Lý Nam Đế ở phía Đông, phố Trần Phú ở phía Nam, đường Hùng Vương ở phía Tây.
Tường thành xây bằng gạch hộp chân thành xây băng đá xanh và đá ong. Tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng. Thành mở ra 5 cửa là: cửa Đông (tương ứng với phố cửa Đông bây giờ), cửa Tây (tương ứng với phố Bắc Sơn hiện nay), cửa Bắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam (tương ứng với đoạn giao phố Chu Văn An và Nguyễn Thái Học bây giờ), cửa Đông Nam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học bây giờ). Đường vào cửa xây vòm xuyên qua tường thành dài 23 m. Trên mỗi cửa có lầu canh gọi là thú lâu.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Thành Hải Dương, còn gọi là Thành Đông, là một ngôi thành cổ thời nhà Nguyễn. Ngôi thành được đắp bằng đất năm 1804, dùng làm nơi làm việc cho bộ máy trấn thành Hải Dương. Thành bị thực dân Pháp phá hủy phần lớn vào năm 1889. Tuy nhiên, một số di tích của ngôi thành này vẫn còn thấy được tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.