Cao Bằng
Thành phố trực thuộc tỉnh
Địa lý
Tọa độ: 22°41′B 106°17′Đ / 22,683°B 106,283°ĐTọa độ: 22°41′B 106°17′Đ / 22,683°B 106,283°Đ
Diện tích 107,6281 km²1
Dân số  
 Tổng cộng 84.421 người1
 Mật độ 784 người/km²
Dân tộc người Tày, người Kinh
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Tỉnh Cao Bằng
 Chủ tịch UBND Nguyễn Hoàng Anh
 Chủ tịch HĐND Hà Ngọc Chiến
Phân chia hành chính 8 phường, 3 xã

Thành phố Cao Bằng là tỉnh lị của tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Tháng 10 năm 2010 thị xã Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III. Ngày 26 tháng 9 năm 2012, đô thị này được nâng cấp lên thành phố.2

Thành phố Cao Bằng nằm gần như giữa trung tâm địa lý của tỉnh.

Lịch sử

Sau năm 1975, thị xã Cao Bằng là thủ phủ của tỉnh Cao Lạng, gồm 4 tiểu khu: Nà Phía, Nội Thị, Sông Bằng, Sông Hiến.

Ngày 27 tháng 12 năm 1978, tỉnh Cao Lạng tách ra thành 2 tỉnh là Cao Bằng và Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng trở lại là tỉnh lị tỉnh Cao Bằng.

Năm 1979, quân đội Trung Quốc tấn công ồ ạt trong chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, thị xã Cao Bằng chịu thiệt hại nặng nề.

Ngày 10 tháng 9 năm 1981, giải thể 4 tiểu khu cũ (Sông Bằng, Sông Hiến, Nội Thị, Nà Phía) để thành lập 4 phường: Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang, Hợp Giang và 3 xã: Ngọc Xuân, Hòa Chung, Duyệt Chung3 .

Ngày 4 tháng 10 năm 2002, chuyển xã Đề Thám thuộc huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng quản lý4 . Từ đó đến năm 2010, thị xã Cao Bằng có 4 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 4 xã: Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Chung, Ngọc Xuân.

Ngày 18 tháng 10 năm 2010, thị xã được công nhận là đô thị loại III.

Ngày 1 tháng 11 năm 2010, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị xã Cao Bằng; theo đó, chuyển 3 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang thuộc huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Cao Bằng có 10.760,93 ha diện tích tự nhiên và 67.415 nhân khẩu; bao gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 7 xã: Chu Trinh, Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Chung, Hưng Đạo, Ngọc Xuân, Vĩnh Quang. Trong đó, 2 phường Đề Thám và Ngọc Xuân được thành lập cùng thời gian này trên cơ sở 2 xã có tên tương ứng5 .

Ngày 9 tháng 7 năm 2012, chuyển 2 xã Hòa Chung và Duyệt Trung thành 2 phường có tên tương ứng6 .

Ngày 25 tháng 9 năm 2012, chuyển thị xã Cao Bằng thành thành phố Cao Bằng7 8 .

Hành chính

Thành phố có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 8 phường: Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Chung, Hợp Giang, Ngọc Xuân, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 3 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang.9

Kinh tế - Xã hội

Tính đến hết nhiệm kỳ 2005-2010, Thị xã đã có 10/16 mục tiêu đạt và vượt kế hoạch.10 Trong đó, giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2006 đạt 33,049 tỷ đồng, năm 2007 đạt 36,03 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 560 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 1.200 tỷ đồng. Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 39,4 triệu đồng/ha/năm. Tổng mức đầu tư­ ư­ớc đạt trên 1.000 tỷ đồng; Thu ngân sách địa phư­ơng năm 2006, đạt 43,329 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 76,874 tỷ đồng, bình quân tăng 15,5%/năm. 9 trư­ờng đạt chuẩn Quốc gia, đạt 46% so với mục tiêu Đại hội XV đề ra; 8/8 trạm y tế xã, phư­ờng có bác sĩ; 89% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 63% tổ, xóm và 92% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Thị xã hoàn thành xóa nhà tranh tre, dột nát; Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 899 hộ năm 2006 xuống còn 290 hộ năm 2009, chiếm 1,74%, năm 2010, ­ước giảm còn 1,25%.

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ thị xã (nay là Thành phố) tập trung thực hiện 16 mục tiêu chủ yếu: Tiếp tục đẩy nhanh tỷ trọng CN - TTCN (chiếm trên 50% tỷ trọng CN - TTCN trên địa bàn); tốc độ tăng trư­ởng kinh tế bình quân đạt 17%/năm trở lên; giá tri sản xuất CN – TTCN tăng bình quân 20%/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng từ 16% trở lên/năm; phấn đấu giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dư­ới 1,2%, tăng hộ khá, giàu.

Chú thích

  1. ^ a ă Thành lập thành phố Cao Bằng.
  2. ^ http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thanh-lap-thanh-pho-Cao-Bang/20129/149871.vgp
  3. ^ Quyết định 60-HĐBT năm 1981 về việc giải thể các tiểu khu để thành lập các phường và thị xã thuộc thị xã Cao bằng, tỉnh Cao Bằng
  4. ^ Nghị định 77/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
  5. ^ Nghị quyết 42/NQ-CP điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị xã Cao Bằng, thị trấn Quảng Uyên; thành lập các phường thuộc thị xã Cao Bằng
  6. ^ Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ: Về việc thành lập các phường: Hòa Chung, Duyệt Trung thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
  7. ^ Nghị quyết 60/NQ-CP năm 2012 thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng
  8. ^ Hoàng Diên (26 tháng 9 năm 2012). “Thành lập thành phố Cao Bằng”. Chinhphu.vn. Truy cập 27 tháng 9 năm 2012. 
  9. ^ Sở Thông tin và Truyền thông Cao Bằng (28 tháng 1 năm 2010). “Điều kiện tự nhiên tỉnh Cao Bằng”. Cổng thông tin điện tử Cao Bằng. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010. 
  10. ^ Đại hội đảng bộ Thị xã Cao Bằng, nhiệm kỳ 2010-2015

(Nguồn: Wikipedia)