Mục Lục [Thu / Mở]
Xuân Trường | |
---|---|
Huyện | |
Địa lý | |
Dân số | |
Dân tộc | Người Việt |
Hành chính | |
Quốc gia | Việt Nam |
Tỉnh | Nam Định |
Huyện lỵ | Xuân Trường |
Chủ tịch UBND | Đặng Ngọc Cường |
Chủ tịch HĐND | Bùi Văn Hảo |
Bí thư Huyện ủy | Bùi Văn Hảo |
Phân chia hành chính | 19 xã, 1 thị trấn |
Website | http://xuantruong.namdinh.gov.vn/ |
Xuân Trường là một huyện phía Nam của tỉnh Nam Định, Việt Nam.
Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư (Thái Bình)
- Phía Đông Bắc giáp huyện Kiến Xương (Thái Bình)
- Phía Nam giáp huyện Hải Hậu
- Phía Đông Nam giáp huyện Giao Thủy
- Phía Tây giáp huyện Trực Ninh
Ranh giới phía Bắc với tỉnh Thái Bình là sông Hồng. Ranh giới phía Tây với huyện Trực Ninh là sông Ninh Cơ, ranh giới phía Đông Nam với huyện Giao Thủy là sông Sò.
Các đơn vị hành chính
Huyện gồm 1 thị trấn Xuân Trường và 19 xã: Thọ Nghiệp, Xuân Bắc, Xuân Châu, Xuân Đài, Xuân Hòa, Xuân Hồng, Xuân Kiên, Xuân Ngọc, Xuân Ninh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Phương, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thượng, Xuân Thủy, Xuân Tiến, Xuân Trung, Xuân Vinh.
Lịch sử
- Trước năm 1945, Xuân Trường là phủ thuộc tỉnh Nam Định.
- Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Huyện Xuân Trường khi đó gồm có 26 xã: Xuân An, Xuân Bắc, Xuân Châu, Xuân Đài, Xuân Dương, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Khu, Xuân Kiên, Xuân Lạc, Xuân Nam, Xuân Nghĩa, Xuân Nghiệp, Xuân Ngọc, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Phương, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thiện, Xuân Thọ, Xuân Thượng, Xuân Thủy, Xuân Tiên, Xuân Tiến, Xuân Trung.
- Ngày 18-3-1968, hợp nhất xã Xuân Dương và xã Xuân Hòa thành một xã lấy tên là xã Xuân Hòa.
- Ngày 24-3-1969, hợp nhất xã Xuân Nghĩa và xã Xuân Lạc thành một xã lấy tên là xã Xuân Ninh; hợp nhất xã Xuân Thọ và xã Xuân Nghiệp thành một xã lấy tên là xã Thọ Nghiệp; hợp nhất xã Xuân Khu, xã Xuân Tiên và xã Xuân Thiện thành xã Xuân Hồng.
- Ngày 21-8-1971, sáp nhập thôn Xuân Bảng của xã Xuân An vào xã Xuân Hải và đổi tên xã Xuân Hải thành xã Xuân Hùng; sáp nhập thôn An Cư của xã Xuân An vào xã Xuân Nam và đổi tên xã Xuân Nam thành xã Xuân Vinh; xã Xuân An đã bị giải thể.
- Ngày 14-11-2003, chuyển xã Xuân Hùng thành thị trấn Xuân Trường - thị trấn huyện lị huyện Xuân Trường.
Danh nhân
Di tích lịch sử
- Chùa Hạc Châu xã Xuân Châu Di tích lịch sử quốc gia
- Chùa Thọ Vực Xuân Phong Di tích lịch sử quốc gia
- Chùa Liêu Đông Xuân Tân Di tích lịch sử quốc gia
- Nhà thờ Ngọc Tiên xây dựng bằng gỗ lim năm 1903)
- Chùa Keo Hành Thiện (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺)
- Chùa Đĩnh Lan (tức chùa Ngoài Hành Thiện, tên chữ: Đĩnh Lan Tự)
- Nhà lưu niệm Tổng bí thư Trường Chinh
- Kim Sa Tự (Xóm 5-Xuân Đài)
- Nhà thờ Bùi Chu
- Nhà thờ Phú Nhai (lớn nhất Đông Dương)
- Nhà thờ:Xuãn Dục, Xuân Ninh, Xuân Trường
- Chùa Tự Lạc-Thọ Nghiệp: Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của 3 huyện Xuân Trường, Hải Hậu và Giao Thuỷ
- Nhà thờ Kiên Lao
- Giáo xứ Thánh Mẫu (Thọ Nghiệp)
- Giáo xứ Kính Danh
- Nhà thờ Giáo xứ Liên Thượng(Tại Thôn Liên Thượng - Xã Xuân Ngọc): Được xây dựng bằng gỗ Lim, lợp ngói nam,bên trong nhà thờ: bàn thờ sơn son thiếp vàng là một trong những nhà thờ có tòa vàng đẹp nhất của giáo phận Bùi Chu với những trạm khắc rất tinh xảo thể hiện tài năng của ông cha tại quê hương Liên Thượng(quê Hương của 27 vị thánh anh hùng tử vì đạo trong thời kỳ cấm đạo dưới triều nhà Trịnh - Nguyễn. Thánh Laurenso Phạm Viết Ngôn đã được Tòa thánh phong Hiển Thánh)
Làng nghề
- Làng dệt lụa Ngọc Tiên - trồng dâu nuôi tằm...
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ, sơn son thiếp vàng Thánh Tâm Xuân Phương
- Làng thêu tranh Phú Nhai Xuân Phương
- Làng nghề đúc chuông Xuân Tiến
- Làng nghề nấu rượu, bánh đa 'Xuân Tiến
- Làng bán rau thơm Hành Thiện
- Làng cốm, làng cót, làng mộc Xuân Bắc
- Truyền thống vận tải thủy Xuân Trung
- Làng nghề đậu phụ Thuỷ Nhai - Xuân Thuỷ
- Làng nghề dệt chiếu: Xuân Dục, Xuân Ninh, Xuân Trường
- Làng cơ khí Xuân Tiến
- Làng Vạn Chuột Xuân Phong
Đặc sản địa phương
- Gạo tám hương xã Xuân Đài (Đặc sản
- Rượu Kiên Lao (xã Xuân Kiên)
- Thịt chuột Vạn Lộc {xã Xuân Phong}
Chú thích
(Nguồn: Wikipedia)