Giao Thủy
Huyện
Namdinh.jpg
Huyện Giao Thủy ở vị trí giữa, bên phải trong bản đồ tỉnh Nam Định
Địa lý
Diện tích 232,11
Dân số (20101 )  
 Tổng cộng 189.6601
 Mật độ 817
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Tỉnh Nam Định
 Chủ tịch UBND Mai Thanh Long
 Bí thư Huyện ủy Phạm Đức Tạ
Phân chia hành chính
Website giaothuy.namdinh.gov.vn
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng ở 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là khu dự trữ sinh quyển thế giới

Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định.

Địa lý

Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với biển Đông Việt Nam. Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới với hai huyện này là con sông Sò phân lưu của sông Hồng. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc là huyện Tiền Hải). Cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm.

Hành chính

Giao Thủy bao gồm 2 thị trấn: Ngô Đồng (huyện lị), Quất Lâm và 20 xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thịnh, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hoành Sơn, Hồng Thuận.

Thị trấn Ngô Đồng là trung tâm kinh tế của Giao Thủy. Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.

Lịch sử

Sau năm 1954, huyện Giao Thủy có 27 xã: Bạch Long, Giao An, Giao Bình, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hiếu, Giao Hòa, Giao Hoan, Giao Hoành, Giao Hùng, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Lâm, Giao Long, Giao Minh, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Sơn, Giao Tân, Giao Thắng, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hồng Thuận.

Ngày 28-3-1969, hợp nhất xã Giao Hòa và xã Giao Bình thành một xã lấy tên là xã Bình Hòa; hợp nhất xã Giao Hoan và xã Giao Hiếu thành một xã lấy tên là xã Giao Thịnh; hợp nhất ba xã Giao Hùng, Giao Tiến, Giao Thắng thành một xã lấy tên xã Giao Tiến.

Ngày 21-8-1971, hợp nhất xã Giao Hoành và xã Giao Sơn thành một xã lấy tên là xã Hoành Sơn.

Năm 1973, giải thể xã Giao Minh để sáp nhập vào xã Giao Châu và xã Giao Tân.

Ngày 1-4-1986, thành lập thị trấn Ngô Đồng - thị trấn huyện lỵ huyện Giao Thủy - trên cơ sở 141,25 ha diện tích tự nhiên của xã Bình Hòa; 72,46 ha diện tích tự nhiên của xã Hoành Sơn thuộc huyện Giao Thủy và 2,02 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Phú thuộc huyện Xuân Trường.

Năm 1966, huyện Giao Thủy cùng với huyện Xuân Trường hợp nhất thành huyện Xuân Thủy, tới năm 1997 thì tách thành hai huyện riêng biệt. Huyện Giao Thủy khi đó gồm có 1 thị trấn Ngô Đồng và 21 xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Lâm, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thịnh, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hoàng Sơn, Hồng Thuận.

Ngày 26-3-1998, Chính phủ ra nghị định số 19/1998/NĐ-CP2 thành lập xã Giao Hưng (đây là xã mới thành lập do đề án lấn biển của Tỉnh). Ngày 31-3-2006 ra nghị định số 33/2006/NĐ-CP3 bãi bỏ nghị định số 19/1998/NĐ-CP năm 1998.

Ngày 14-11-2003, chuyển xã Giao Lâm thành thị trấn Quất Lâm.

Giáo dục

Huyện Giao Thủy có 5 trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường Giao Thủy A và trường Giao Thủy B là hai trường có từ lâu và có thành tích dạy và học tốt của tỉnh Nam Định.

Kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Giao Thủy đang chuyển dịch dần từ kinh tế nông nghiệp vốn từ lâu đời, sang thương mại và dịch dịch vụ: như phát triển ngành du lịch biển. Hiện tại Huyện đang được đầu tư vào bảo tồn và khai thác bền vững tuyến du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy, một trong những trọng điểm của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Giao Thủy có biển Quất Lâm là một trong những bãi tắm lý tưởng cho khách du lịch các tỉnh lân cận.

Tham khảo

  1. ^ a ă â Bản mẫu:Sửa đổi thông tin
  2. ^ “Nghị định số 19/1998/NĐ-CP ngày 26-3-1998 của Chính phủ thành lập xã Giao Hưng thuộc huyện Giao Thuỷ”. 
  3. ^ “Nghị định số 33/2006/NĐ-CP ngày 31-3-2006 của Chính phủ bãi bỏ Nghị định số 19/1998/NĐ-CP ngày 26-3-1998 của Chính phủ về việc thành lập xã Giao Hưng của huyện Giao Thuỷ”. 

(Nguồn: Wikipedia)