Trùng Khánh, Cao Bằng | |
---|---|
Huyện | |
Pò Tâu, Trùng Khánh | |
Địa lý | |
Diện tích | 469,15 |
Dân số | |
Tổng cộng | 48.713 người (2009) 1 |
Mật độ | 103,8 |
Dân tộc | Người Tày, người Nùng, người Kinh |
Hành chính | |
Tỉnh | Cao Bằng |
Huyện lỵ | Thị trấn Trùng Khánh |
Phân chia hành chính | 01 thị trấn, 19 xã |
Trùng Khánh là một huyện Việt Nam, ở phần đông bắc của tỉnh Cao Bằng. Huyện lỵ là thị trấn Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng 62 km theo tỉnh lộ 206. Huyện có cửa khẩu quốc gia với Trung Quốc, là cửa khẩu Pò Peo, thuộc xã Ngọc Côn, và các đường tiểu ngạch khác.
Địa giới hành chính
Phía bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc), phía nam giáp Quảng Uyên, phía tây bắc giáp Trà Lĩnh.
Các đơn vị hành chính
- Huyện ly: Thị trấn Trùng Khánh (tên bản địa, có từ ngàn xưa: Co Sàu).
- 19 xã, theo thứ tự ABC: Cảnh Tiên, Cao Thăng, Chí Viễn, Đàm Thủy, Đình Minh, Đình Phong, Đoài Côn, Đức Hồng, Khâm Thành, Lăng Hiếu, Lăng Yên, Ngọc Chung, Ngọc Côn, Ngọc Khê, Phong Châu, Phong Nậm, Thân Giáp, Thông Huề, Trung Phúc.
Lịch sử
Sau năm 1975, huyện Trùng Khánh có 1 thị trấn Trùng Khánh và 25 xã: Cảnh Tiên, Cao Thăng, Chí Viễn, Đàm Thủy, Đình Minh, Đình Phong, Đoài Côn, Đồng Loan, Đức Hồng, Đức Quang, Khâm Thành, Kim Loan, Lăng Hiếu, Lăng Yên, Lý Quốc, Minh Long, Ngọc Chung, Ngọc Khê, Phong Châu, Phong Nậm, Quang Thành, Thân Giáp, Thắng Lợi, Thông Huề, Trung Phúc.
Ngày 8-10-1980, giải thể xã Quang Thành, địa bàn nhập vào các xã Đình Phong, Chí Viễn, Phong Châu.
Ngày 1-9-1981, 6 xã: Minh Long, Lý Quốc, Đức Quang, Thắng Lợi, Kim Loan và Đồng Loan được tách ra để tái lập huyện Hạ Lang.
Ngày 13-12-2007, thành lập xã Ngọc Côn trên cơ sở điều chỉnh 2.367,63 ha diện tích tự nhiên và 2.226 nhân khẩu của xã Ngọc Khê.
Du lịch
Hai danh lam thắng cảnh nổi tiếng cả nước, toạ lạc trên địa bàn huyện là thác Bản Giốc trên biên giới Việt-Trung và động Ngườm Ngao.
Đặc sản
Đặc sản nổi tiếng của Trùng Khánh là hạt dẻ Trùng Khánh và bánh khảo Thông Huề.
Tài nguyên
Trùng Khánh là một huyện giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là quặng măng-gan: mỏ Thông Huề (gần đèo Khau Liêu), mỏ Tà Than (xã Lăng Hiếu), mỏ Roọng Tháy (xã Trung Phúc), mỏ Kha Moong (xã Đình Phong), mỏ Bản Piên, mỏ Lũng Phjắc (xã Đàm Thủy), mỏ Nậm Thơm (xã Ngọc Chung, sát biên giới Trung Quốc) và mỏ Pác Chang (xã Khâm Thành). Hầu hết các mỏ quặng măng-gan đều đã và đang bị khai thác dưới nhiều hình thức để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Chú thích
- ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.8.
Bản mẫu:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Trùng Khánh
(Nguồn: Wikipedia)