Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Gạc Ma
Spratly Islands-Vietnamese.PNG
Quần đảo Trường Sa
Vị trí của đá Gạc Ma
Vị trí của đá Gạc Ma
đá Gạc Ma
Địa lý
Vị trí Biển Đông
Tọa độ 9°42′B 114°17′Đ / 9,7°B 114,283°ĐTọa độ: 9°42′B 114°17′Đ / 9,7°B 114,283°Đ
Quốc gia quản lý  Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia  Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Gạc Ma1 (tiếng Anh: Johnson Reef, có những tài liệu gọi là Johnson South Reef trong trường hợp gọi đá Cô Lin là Johnson North Reef thay vì Collins Reef; tiếng Filipino: Mabini; giản thể: 赤瓜礁; bính âm: Chìguā jiāo; Hán-Việt: Xích Qua tiêu) là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đá Cô Lin hơn 3 km về phía đông nam và đánh dấu đầu mút phía tây nam của cụm Sinh Tồn. Đá ngầm Gạc Ma là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Đây là nơi diễn ra Hải chiến Trường Sa năm 1988 với phần thắng thuộc về Trung Quốc; kể từ đó đến nay, Trung Quốc vẫn giữ quyền kiểm soát thực thể địa lý này.2

Đá Gạc Ma có đặc điểm là một rạn đá ngầm màu nâu được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Đa phần đá này ngập chìm dưới nước, chỉ có vài hòn đá nổi lên.3

Thời gian đầu căn cứ của Trung Quốc tại đây chỉ là vài kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Đến năm 1989 tại đây đã có nhà xi măng hai tầng.4 Năm 2014, theo nguồn tin của Philippines thì từ tháng 5, Trung Quốc đã tiến hành đào đắp đất cát để xây đường băng tại đây.5 Đến tháng 7 năm 2014, ảnh vệ tinh cho thấy đã có công trình, đường sá, bến tàu, các cây dừa trên đảo cát nhân tạo.6

Hiện nay, người dân Việt Nam vào tháng 3 vẫn tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988 của Hải quân Việt Nam.

Xem thêm

  • Hải chiến Trường Sa 1988
  • Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, 2014
  • Đá Cô Lin
  • Đá Len Đao

Tham khảo

  1. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà, huyện Trường Sa.”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012. 
  2. ^ Nhóm phóng viên Biển Đông (8 tháng 7 năm 2011). “Trận chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988”. Đại đoàn kết. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012. 
  3. ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 11. 
  4. ^ Sam Bateman; Ralf Emmers (2008). Security and International Politics in the South China Sea: Towards a Co-operative Management Regime. Routledge. tr. 49. ISBN 9781134030705. 
  5. ^ Eric Linton (13 tháng 5 năm 2014). “Chinese Preparing Land For Base On Disputed Johnson Reef In South China Sea's Spratly Islands, Philippines Says”. IBT. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014. 
  6. ^ “Six reefs in disputed Spratlys turned into islets by China”. WantChinaTimes. 2 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014. 

Hình ảnh

Ảnh vệ tinh chụp cụm Sinh Tồn (nguồn: NASA)
đá Gạc Ma
Vị trí của đá Trà Khúc
đá Trà Khúc
đá Len Đao
đá Phúc Sĩ
đá Văn Nguyên
đá Ninh Hoà
đá Bia
đá An Bình
đá Cô Lin
đá Tam Trung
đá Nghĩa Hành
đá Sơn Hà
đá Nhạn Gia
đá Bình Khê
đá
Ken Nan
đá Tư Nghĩa
đá Bình Sơn
đá Bãi Khung
đá Đức Hoà
đá Ba Đầu
Ảnh vệ tinh của NASA chụp cụm Sinh Tồn


(Nguồn: Wikipedia)