- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Bản Đông là một trận đánh then chốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, diễn ra từ ngày 8 tháng 2 đến ngày 20 tháng 3 năm 1971.
Ngày 8 tháng 2 năm 1971, mở màn Chiến dịch Lam Sơn 719, mũi chủ yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa do chiến đoàn đặc nhiệm gồm Lữ đoàn dù số 1, hai Thiết đoàn 11, 17 tiến công theo trục Đường 9 bằng cơ giới và thiết giáp, trong khi Tiểu đoàn 9 thuộc Lữ đoàn dù số 1 cơ động bằng máy bay lên thẳng, đổ bộ đánh chiếm Bản Đông.
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Chiến dịch Đắk Tô, thường được biết đến là trận trận Đắk Tô - Tân Cảnh là trận đánh mở màn cho Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, diễn ra từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 24 tháng 4 năm 1972 trên địa bàn Đắk Tô và Tân Cảnh thuộc tỉnh Kon Tum. Đặc biệt trong chiến dịch này, Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam đã sử dụng xe tăng hạng trung T-54 và tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger) của Liên Xô gây nhiều thiệt hại cho đối phương.
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Chiến dịch đường 14-Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long trong chiến tranh Việt Nam, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam] chiến thắng và chiếm được Phước Long. Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Chiến dịch Mùa Xuân 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1975), mật danh Chiến dịch 275, là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động tấn công. Với cuộc tiến công của phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 10 tháng 3 năm 1975 vào Buôn Ma Thuột, cánh Nam của Quân đoàn II, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bị sụp đổ. Những nỗ lực tái chiếm Buôn Ma Thuột của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) trong các trận phản công ngày 11 và 13 tháng 3 đều thất bại. Ngày 14 tháng 3, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời là Tổng tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã có một bước đi hết sức sai lầm khi ông ta quyết định rút quân trên toàn địa bàn Tây Nguyên để về giữ miền duyên hải Trung bộ. Ba ngày sau đó, hầu như toàn bộ Quân đoàn II Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị tiêu diệt và tan rã trong cuộc rút quân hỗn loạn trên con đường số 7 định mệnh.
Chiến dịch này đã tạo nên một lỗ hổng rất lớn trong tuyến phòng thủ quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại địa bàn Quân khu II - Quân đoàn II QLVNCH. Chiến dịch này mở đầu cho những thất bại quân sự khó có thể cứu vãn nổi của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Cùng với những sai lầm có tính chiến lược trong phương án và cách thức điều quân, phối trí lại lực lượng của các cấp chỉ huy QLVNCH mà đứng đầu là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chiến dịch này đã tạo nên những đột biến lớn trên chiến trường mở đầu cho sự thất bại và tan rã toàn diện của QLVNCH tại miền Nam Việt Nam chỉ trong 55 ngày mùa xuân năm 1975, dẫn đến sự chấm dứt Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) và tái thống nhất Việt Nam sau 21 năm bị chia cắt.
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Chiến dịch mùa xuân năm 1975 với tên gọi chính thức là 'Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam'. Đây những cuộc Tổng tấn công quân sự cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngoài Trận Phước Long được coi là trận đánh trinh sát chiến lược, cuộc Tổng tấn công này gồm ba chiến dịch liên tiếp nhau: Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 tháng 3 đến 24 tháng 3), Chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng (từ 21 tháng 3 đến 29 tháng 3) và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 tháng 4 đến 30 tháng 4). Ngoài ra, còn có những chiến dịch nhỏ hơn nhưng diễn ra trên những địa bàn chiến lược như Long Khánh - Xuân Lộc, Trường Sa và các đảo trên Biển Đông, các trận đánh trên các tuyến phòng thủ từ xa của QLVNCH như Tây Ninh - An Lộc - Dầu Tiếng, Phan Rang - Ninh Thuận. Những chiến dịch này được thực hiện sau khi Hoa Kỳ đã rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam, chỉ còn duy trì viện trợ và lực lượng cố vấn. Cán cân lực lượng đã nghiêng hẳn sang phía lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Kết quả thắng lợi quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong chiến dịch này đã dẫn đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 kết thúc Chiến tranh Việt Nam.