- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Gia Quất-Gia Lâm là một trận đánh trong chiến dịch Bắc Kỳ 1883, giữa quân đội Viễn chinh Pháp và quân đội nhà Nguyễn diễn ra vào các ngày 27-28 tháng 3 năm 1883 tại bờ bắc (tả ngạn) sông Hồng trên các làng Gia Quất, Thượng Cát, thuộc tổng Gia Thụy huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (quân Việt vây đánh quân Pháp phản công phá vây). Các nhà sử học Việt Nam như Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm gọi trận này là trận Gia Lâm còn người Pháp thì gọi theo phiên âm là trận Gia Cuc (phiên âm không chính xác từ tên làng Gia Quất). Làng Gia Quất nay thuộc phường Thượng Thanh quận Long Biên Hà Nội.
Tháng 3 năm 1883, quân nhà Nguyễn hợp vây quanh Hà Nội (gồm hai đạo: đạo quân Sơn Tây (do trực tiếp Tổng thống quân vụ Hoàng Kế Viêm, cùng Lưu Vĩnh Phúc nắm) và đạo quân Bắc Ninh (có tổng đốc Bắc Ninh là Trương Quang Đản, cùng Bùi Ân Niên chỉ huy)), trong khi quân Pháp đã chiếm Hà Nội và đang mở rộng ra đánh chiếm các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Giữa lúc Henri Rivière dẫn quân đánh Nam Định ngày 24 tháng 3, (để lại Berthe de Vilers ở lại Đồn Thủy giữ thành Hà Nội), đạo Bắc Ninh của quân nhà Nguyễn kéo về thắt chặt vòng vây quanh Hà Nội. Đêm ngày 26 rạng ngày 27 tháng 3, quân nhà Nguyễn tại các đồn ở Gia Lâm, Văn Giang, nằm bên tả ngạn đối diện Đồn Thủy, với khoảng 4000 quân vượt sông đánh vào thành Hà Nội, phá kho thóc.
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Cầu Giấy diễn ra ngày 19 tháng 5 năm 1883, là một cuộc chạm trán giữa quân Pháp và lực lượng Cờ đen, trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Bắc Kỳ tại Cầu Giấy thuộc ngoại vi thành Hà Nội, quân Cờ đen đã phục kích lực lượng Pháp của Rivière trong cuộc chuyển quân từ Hà Nội về Phủ Hoài. Trong trận đánh ngắn kéo dài chưa đầy 3 tiếng này, quân Pháp đã thiệt hại nặng với cái chết của các sĩ quan chỉ huy Henri Rivière, Berthe de Villers và Jacquin. Thất bại của người Pháp đã đánh dấu bước leo thang mới trong cuộc xung đột giữa quân Pháp và lực lượng Đại Nam.
Sau khi nhận được yêu cầu cứu viện của Rivière, chỉ huy hải quân Pháp ở Trung Quốc là đô đốc Mayer lập tức đưa quân Pháp tới ứng cứu, lực lượng này tới Hà Nội ngày 14 tháng 5 năm 1883. Trong lúc đó người Pháp ở Hà Nội tiếp tục bị tấn công bởi một lực lượng mạnh từ 15 cho tới 20.000 quân. Sau khi quân tiếp viện của Mayer tới nơi, lực lượng Pháp bắt đầu quay lại phản công. Ngày 15, người Pháp đốt khu vực đồn trú của quân Cờ đen, một ngày sau đó quân Pháp dưới sự chỉ huy của Berthe de Villers tiến tới ngã ba sông Đuống. Tuy nhiên Henri Rivière vẫn cảm thấy bất an và trong lúc chờ lực lượng cứu viện cho phép người Pháp chiếm Bắc Ninh và Sơn Tây, Rivière quyết định vào ngày 19 tháng 5 sẽ rút khỏi Hà Nội để tiến về Phủ Hoài theo hướng Sơn Tây. Tối ngày 18, Rivière cho triệu tập các sĩ quan Pháp để thông báo quyết định chuyển quân, ông ta cho rằng hành động này của quân Pháp không có gì bất thường nên sẽ ít bị đối phương chú ý. Tuy nhiên Rivière không ngờ rằng kế hoạch của mình đã bị một người hầu gốc Hoa nghe được.
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Phủ Hoài năm 1883 còn gọi là Trận Vọng hay Trận Dịch Vọng, diễn ra trong các ngày 15-16 tháng 8 năm 1883, là trận tấn công của quân Pháp ở Hà Nội vào phòng tuyến vây quanh Hà Nội về phía Tây Bắc của quân nhà Nguyễn và quân Cờ Đen. Trận này nằm trong kế hoạch của Pháp từ tháng 7 năm đó, tấn công lên Sơn Tây-trung tâm kháng chiến mạnh nhất lúc đó của quân đội nhà Nguyễn, nhằm cùng với việc đánh kinh đô Huế, làm cho nhà Nguyễn phải đầu hàng Pháp.
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Cửa Thuận An (20 tháng 8 năm 1883) là trận giao tranh giữa quân Pháp và nước Đại Nam một năm trước khi Chiến tranh Pháp-Thanh (tháng 8 năm 1884 tới tháng 4 năm 1885) bùng nổ. Trong trận này lực lượng thủy quân của Pháp dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Amédée Courbet tấn công các pháo đài ven biển ở cửa Thuận An và chiếm đóng cửa ngỏ then chốt lên kinh đô Huế.
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Sơn Tây (1883), là trận đánh mà quân đội viễn chinh Pháp tấn công vào thành Sơn Tây, diễn ra từ ngày 13 tháng 12 năm 1883, kết thúc vào tối ngày 16 tháng 12 cùng năm. Đây là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 Đây cũng là trận đánh lớn nhất mà quân Pháp bị thiệt hại nhiều nhất, kể từ năm 1873 (là năm Pháp bắt đầu gây hấn Bắc Kỳ, Việt Nam) cho đến năm 1883.
Sau trận chiến này và một số trận khác nữa, đã khiến Pháp và Thanh phải thương nghị. Trong khi đó triều đình Huế đã không biết tận dụng cơ hội này để giành lại chủ quyền cho đất nước. Sau Hòa ước Quý Mùi 1883, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức buông xuôi, phó mặc cho lực lượng quân sự có nguồn gốc nước ngoài và quân nhà Thanh (Trung Quốc) đánh nhau với thực dân Pháp, còn quân đội chính quy của nhà Nguyễn thì được lệnh bãi binh hoặc không tham dự (thể hiện sự đầu hàng thực sự của nhà Nguyễn).