Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Bản mẫu:東亞宦官 Nguyễn An (chữ Hán: 阮安, 1381-1453), còn gọi là A Lưu (chữ Hán: 阿留, tên gọi ở Trung Hoa), kiến trúc sư thời xưa, người Việt. Ông là tổng công trình sư và cùng với Sái Tín là kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông cũng tham gia trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn An Ninh (1900 - 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ (阮世祖).
Là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát, một trong những vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông đã giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Anh Vũ, tên thật là Nguyễn Tạc Tổ, hiệu Anh Vũ, (1442 - ?) là người con của Nguyễn Trãi và người vợ thứ tư của ông là bà Phạm Thị Mẫn, còn sống sót sau Vụ án Lệ Chi Viên nhưng phải đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ. Năm 1464, sau khi Lê Thánh Tông xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, Nguyễn Anh Vũ (khi đó đã đỗ hương cống), được bổ nhiệm làm tri huyện và ban cho 100 mẫu ruộng.
Trong vụ án Lệ Chi Viên những trang chính sử của Đại Việt sử ký toàn thư vẫn ghi truyền thuyết về con rắn báo oán. Tương truyền, sau khi biết Nguyễn Anh Vũ là hậu duệ cuối cùng của Nguyễn Trãi, rắn báo oán vẫn tiếp tục truy sát. Khi thuyền sứ bộ của Nguyễn Anh Vũ qua Động Đình hồ thì thấy một con rắn lớn đuổi theo.