Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Lễ (1368, 4/4/1449) là khai quốc công thần nhà Hậu Lê, nối đời làm gia thần cho vua Lê Thái Tổ, làm đến Nhập nội thị trung, tước Đình thượng hầu.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Liêm (sinh năm 1922 - 1985) nhà cách mạng Việt Nam, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giữ các chức vụ: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam thời kỳ mới thành lập, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông tên thật là Trịnh Đình Huấn, người huyện Thường tín tỉnh Hà Đông, trước năm 1945 hoạt động ở tỉnh Phúc Yên, từng bị tù ở Sơn La, được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, năm 1945 cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Kha, Nguyễn Đức Quỳ tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hải Dương. Ông cũng tham gia Ban lãnh đạo giành chính quyền ở Hà nội.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Đinh Liệt (chữ Hán: 丁列) hay Lê Liệt (? - 1471) là công thần khai quốc nhà nhà Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam, người thôn Phúc Long, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
Đinh Liệt cùng anh ruột là Đinh Lễ là cháu gọi Lê Thái Tổ bằng cậu. Ông khi còn trẻ thường đi theo cận vệ cho Lê Lợi.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖; 10 tháng 9, 1385 – 5 tháng 10, 1433 (22 tháng Tám năm Quý Sửu)), tên thật là Lê Lợi (黎利), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1428 đến khi qua đời, và sử dụng niên hiệu Thuận Thiên (順天).
Lê Lợi xuất thân trong một gia đình quân trưởng ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân đội chiếm đóng. Dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt. Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà vua đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị. Ông còn thành công trong việc trấn áp các cuộc bạo động ở vùng tây bắc, thu châu Phục Lễ. Ông được các sử gia đánh giá cao ở tài năng chính trị, quân sự, kinh tế, nhưng một số sử gia hiện đại lại chỉ trích vì cho rằng ông đã làm hại hai công thần Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Tuy nhiên, các sử gia Lê Quý Đôn, Trần Quốc Vượng và Tạ Chí Đại Trường cho rằng Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo đã phạm tội.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Lộng, quê làng Khả Lam huyện Lương Giang phủ Thanh Đô (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa Việt Nam), một khai quốc công thần nhà Lê sơ, một viên tướng tài phụng sự tới 4 triều vua Lê sơ là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông.