Trương Tấn Sang | |
---|---|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang 2016 | |
Chức vụ | |
Chủ tịch nước thứ 7 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 25 tháng 7 năm 2011 – 2 tháng 4 năm 2016 4 năm, 252 ngày |
Tiền nhiệm | Nguyễn Minh Triết |
Kế nhiệm | Trần Đại Quang |
Vị trí | Việt Nam |
Phó Chủ tịch nước | Nguyễn Thị Doan |
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 7 năm 1996 – 27 tháng 1 năm 2016 19 năm, 266 ngày |
Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương | |
Nhiệm kỳ | 19 tháng 9 năm 2011 – 13 tháng 8 năm 2016 4 năm, 329 ngày |
Tiền nhiệm | Không có |
Kế nhiệm | Trần Đại Quang |
Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | Tháng 5 năm 2006 – 3 Tháng 8 năm 2011 |
Tiền nhiệm | Phan Diễn |
Kế nhiệm | Lê Hồng Anh |
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | tháng 1 năm 2000 – tháng 4 năm 2006 |
Tiền nhiệm | Phan Diễn |
Kế nhiệm | Vương Đình Huệ (chức vụ tái lập năm 2013) |
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh | |
Nhiệm kỳ | 28 tháng 10 năm 1996 – tháng 1 năm 2000 |
Tiền nhiệm | Võ Trần Chí |
Kế nhiệm | Nguyễn Minh Triết |
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh | |
Nhiệm kỳ | tháng 3 năm 1992 – tháng 7 năm 1996 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Vĩnh Nghiệp |
Kế nhiệm | Võ Viết Thanh |
Bí thư Huyện ủy Huyện Bình Chánh | |
Nhiệm kỳ | 1986 – 1988 |
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII TP. Hồ Chí Minh | |
Nhiệm kỳ | 2011 – 2016 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Minh Triết |
Kế nhiệm | Trần Đại Quang |
Đại biểu Quốc hội Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 1992 – 2007 |
Chủ tịch danh dự Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 5 tháng 7 năm 2012 – 16 tháng 8 năm 2017 5 năm, 42 ngày |
Tiền nhiệm | Trần Đức Lương |
Kế nhiệm | Trần Đại Quang |
Thông tin chung | |
Đảng phái | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Sinh | 21 tháng 1, 1949 Đức Hòa, Long An, Quốc gia Việt Nam |
Nơi ở | Thành phố Hồ Chí Minh |
Học vấn | Cử nhân Luật |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Vợ | Mai Thị Hạnh[1] |
Trương Tấn Sang (sinh 21 tháng 1 năm 1949) là Chủ tịch nước thứ 7 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhiệm kỳ từ 25 tháng 7 năm 2011 cho đến 2 tháng 4 năm 2016), là Đại biểu Quốc hội Việt Nam (khoá IX, X, XI, XIII), Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII, IX, X, XI), Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương (2011-2016), Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương (2000-2006), Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1996-2000) và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1992-1996).
Tiểu sử
Trương Tấn Sang (còn gọi là Tư Sang) sinh tại xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
- Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 20 tháng 12 năm 1969; Chính thức ngày 20 tháng 12 năm 1970.
- Trình độ chuyên môn: Đại học (Cử nhân Luật); Lý luận chính trị Cao cấp.
- Từ năm 1966-1969: Công tác phong trào thanh niên, học sinh sinh viên P.K 2. Từ năm 1969-1971, Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn thanh niên, phụ trách đội du kích bí mật thị trấn Đức Hòa, Long An. Năm 1971, bị chính quyền Sài Gòn bắt giam ở nhà tù Phú Quốc. Năm 1973, được trao trả theo Hiệp định Paris.
- Từ năm 1973-1975, công tác tại Ban T73 thuộc Ủy ban Thống nhất Trung ương.
Hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 1975-1979, công tác ở Liên hiệp công đoàn Gia Định, rồi Ban khai hoang xây dựng kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Ban khai hoang.
- Năm 1979-1983, Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Ủy viên dự khuyết.
- Năm 1983-1986, Thành Ủy viên, Giám đốc Sở Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1986-1988, Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư huyện ủy Bình Chánh.
- Năm 1988-1990, học lớp 2 năm Học viện Nguyễn Ái Quốc.
- Tháng 6-1991, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1992, giữ chức Quyền Chủ tịch, rồi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tháng 7-1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham gia công tác Trung ương
- Từ 1-2000, được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
- Tháng 4-2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính tri, phân công Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
- Tháng 1-2003, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, ông bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kỉ luật khiển trách vì trong thời kỳ làm bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (khóa VI, từ 1996-2000), ông chưa "làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ."[2]
- Tháng 4-2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính tri, Ban Bí thư Trung ương.
- Tháng 5-2006: Giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Đại biểu Quốc hội khoá IX,[3] X,[4] XI,[5] XIII.[6]
- Tại Đại hội XI, tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Bộ Chính trị.
- Ngày 25 tháng 7 năm 2011 Ông đắc cử làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với 97,4% phiếu bầu tín nhiệm.[7][8]
- Ngày 10 tháng 6 năm 2013, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội Việt Nam, ông đạt 330 phiếu "tín nhiệm cao", 133 phiếu tín nhiệm, và 28 phiếu tín nhiệm thấp.[9]
- Ngày 26 tháng 7 (giờ Việt Nam) năm 2013, khi phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington, D.C., ông bày tỏ việc phản đối "đường chín đoạn" trên Biển Đông do chính quyền Trung Quốc đưa ra, và cho rằng "đường chín đoạn" này được xác lập không có cơ sở và căn cứ của bất cứ loại luật pháp quốc tế nào.[10]
- Ngày 19 tháng 9 năm 2011: Giữ chức Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương (2011-2016)
- Tháng 1 năm 2016 tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam ông vẫn nhận được đề cử vào BCH Trung ương, mặc dù trước đó ông xin không tái cử. Sau đó Đại hội đã biểu quyết cho phép ông rút khỏi danh sách bầu cử.[11]
- Ngày 31 tháng 3 năm 2016, Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với 90,49% số phiếu đồng ý.[12]
- Ngày 2 tháng 4 năm 2016, ông thôi chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, sau gần 5 năm đảm nhiệm.
Kỷ luật
Tại hội nghị Trung ương 7 khóa IX, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét và biểu quyết thi hành kỷ luật ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khiển trách vì trong thời kỳ làm Bí thư Thành ủy TP HCM (khóa VI) chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ.[13]
Gia đình
Vợ ông là bà Mai Thị Hạnh,[1] con gái bà Trương Thị Lựu (sinh năm 1924, nguyên quán Hải Phòng - mất ngày 31 tháng 1 năm 2016, ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.[14] Anh trai thứ hai của ông là Trương Văn Minh, sinh năm 1940, đi kháng chiến, làm Quân y, rồi binh vận tỉnh Long An, về hưu làm nông dân. Ông có một cháu ruột tên Trương Tấn Thương, làm cảnh sát giao thông.[15]
Câu nói
“ | Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này. | ” |
— (nói về tham nhũng, khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5-2011) [16] |
“ | Chúng ta không thể chấp nhận những người miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm" mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước....Đây là giặc nội xâm, là những khối u trên cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ. | ” |
— Trong một thông điệp đăng trên tờ Tạp chí Cộng sản nhân dịp ngày 19/8 và 2/9[17] |
“ | "Bà con cử tri cho rằng, hiện nay người tố cáo tham nhũng, sai phạm chưa được bảo vệ. Tôi thừa nhận điều này và đó là lỗi của Đảng và Nhà nước". | ” |
— Trong cuộc tiếp xúc với cử tri TPHCM vào ngày 14.10.2014 [18] |
“ | Ngành ngoại giao cần phải tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình nhạy bén, chủ động, kịp thời hơn nữa để có chiến lược và chính sách sát thực tế, hiệu quả | ” |
— Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trong Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao[19] |
Khen thưởng
- Huân chương José Martí của nhà nước Cuba (2015).[20]
Chú thích
- ^ a ă “Bà Mai Thị Hạnh - Phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm, tặng quà tại tỉnh Cao Bằng *Nguồn: Cổng thông tin điện tử Cao Bằng”. Văn phòng Chủ tịch nước. 26 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
- ^ . vietbao.com. 23 tháng 1 năm 2003 https://web.archive.org/web/20171210021354/https://vietbao.com/a21028/toi-phien-truong-tan-sang-bi-ky-luat-vi-vu-nam-cam. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 12 năm 2017. Truy cập 10 tháng 12 năm 2017.
|tựa đề=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa: Khóa IX - Trương Tấn Sang
- ^ Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa: Khóa X - Trương Tấn Sang
- ^ Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa: Khóa XI - Trương Tấn Sang
- ^ Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa: Khóa XIII - Trương Tấn Sang
- ^ Ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước
- ^ Thông tấn xã Việt Nam. “Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Trương Tấn Sang”. Tiền Phong Online.
Theo Thông tấn xã Việt Nam
- ^ Công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh, Cẩm Quyên, VietNamNet, 11/06/2013 09:05 GMT+7
- ^ “Chủ tịch nước khẳng định lập trường về Biển Đông”. Vietnamnet. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013.
- ^ “Đại hội XII: Thủ tướng không có tên trong danh sách bầu cử”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2016.
- ^ “11”.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênhttps://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hoi-nghi-trung-uong-7-ky-luat-khien-trach-uy-vien-bo-chinh-tri-truong-tan-sang-2052027.html
- ^ “Nhập liệm thân mẫu của phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang”. Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Long An. 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
- ^ “Một ngày với lão nông - anh trai nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang”. Báo Dân trí. 3 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
- ^ 'Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy' Thái Thiện 7/5/2011, 16:24 GMT+7
- ^ Nỗi sợ của Chủ tịch Sang 'là có căn cứ', BBC, 22.08.2014
- ^ Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: Chưa bảo vệ được người tố cáo là lỗi của Đảng, Nhà nước, laodong, 15.10.2014
- ^ Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: Quan hệ đối ngoại của Việt Nam mở rộng chưa từng có, VnExpress, 27.08.2015
- ^ “Chủ tịch Raul Castro tối qua đã trao tặng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Huân chương José Martí, phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước Cuba dành cho lãnh đạo Nhà nước ở nước ngoài do có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp hòa bình và nhân loại.”.
(Nguồn: Wikipedia)