Trương Chấn 张震 | |
---|---|
Trương Chấn năm 1955 | |
Chức vụ | |
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | 18 tháng 10 năm 1992 – 18 tháng 9 năm 1997 4 năm, 335 ngày |
Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | Tháng 2 năm 1978 – Tháng 1 năm 1980 |
Tiền nhiệm | Trương Tông Tốn |
Kế nhiệm | Hồng Học Trí |
Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | Tháng 11 năm 1985 – Tháng 11 năm 1992 |
Tiền nhiệm | Đầu tiên |
Kế nhiệm | Chu Đôn Pháp |
Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | Tháng 4 năm 1990 – Tháng 11 năm 1992 |
Tiền nhiệm | Lý Đức Sinh |
Kế nhiệm | Lý Văn Khanh |
Thông tin chung | |
Đảng phái | Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Danh hiệu |
|
Sinh | 5 tháng 10 năm 1914 Bình Giang, tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa Dân Quốc |
Mất | 3 tháng 9 năm 2015 (100 tuổi) Bắc Kinh |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Trung Quốc |
Thuộc | Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc |
Năm tại ngũ | ? — 1997 |
Cấp bậc | Thượng tướng |
Chỉ huy |
|
Trương Chấn (tiếng Trung: 张震; bính âm: Zhāng Zhèn; 1914 — 2015) là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông từng giữ chức vụ Hiệu trưởng, Chính ủy Đại học Quốc phòng và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Trương Chấn là Đại biểu Nhân đại toàn quốc (Quốc hội) khóa V, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
Tiểu sử
Trương Chấn sinh ngày 5 tháng 10 năm 1914 tại huyện Bình Giang, tỉnh Hồ Nam, với tổ tiên là người Khách Gia từ Bình Viễn, tỉnh Quảng Đông.[1] Tháng 5 năm 1930, ông gia nhập Đoàn Thanh niên chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc) và Hồng quân công nông Trung Quốc tiền thân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; đến tháng 10 năm 1930, Trương Chấn trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.[2]
Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, tháng 3 năm 1952, Trương Chấn được phân công làm trưởng ban tác chiến, Bộ Tổng tham mưu. Tháng 5 năm 1953, ông làm trưởng ban tác chiến Quân ủy Trung ương, kiêm quyền chỉ huy, quyền chính ủy Tập đoàn quân 24 quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc.[3]
Tháng 9 năm 1954, Trương Chấn học ở khoa chiến dịch, Học viện Quân sự Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tháng 9 năm 1955, Trương Chấn được phong quân hàm Trung tướng. Tháng 7 năm 1957, ông tốt nghiệp, được phân công làm Phó hiệu trưởng Học viện quân sự Quân giải phóng. Tháng 9 năm 1962, Trương Chấn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Học viện Quân sự.
Tháng 1 năm 1971, ông làm Chính ủy Ban chỉ huy công trình thủy lợi đập Cát Châu. Tháng 4 năm 1972, ông giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu Vũ Hán. Tháng 9 năm 1975, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[4] Tháng 2 năm 1978, Trương Chấn được thăng chức Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[5] Tháng 1 năm 1980, Trương Chấn được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[6]
Ngày 24 tháng 12 năm 1985, Chủ tịch Quân ủy Đặng Tiểu Bình quyết định thành lập Đại học Quốc phòng Trung Quốc trên cơ sở sáp nhập Học viện quân sự, Học viện chính trị và Học viện hậu cần, Trương Chấn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên.[7] Tháng 9 năm 1988, chế độ quân hàm trong quân đội Trung Quốc được thiết lập trở lại, Trương Chấn được phong quân hàm Thượng tướng.[8]
Tháng 10 năm 1992, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14, Trương Chấn được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Tháng 3 năm 1993, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[9] Tháng 3 năm 1998, sau phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Nhân đại toàn quốc (Quốc hội) khóa VIII, Trương Chấn nghỉ hưu.
Trương Chấn kỷ niệm sinh nhật tròn 100 tuổi của mình vào tháng 10 năm 2014.[10] Ngày 3 tháng 9 năm 2015, 5 giờ chiều, Trương Chấn qua đời tại Bắc Kinh, hưởng thọ 101 tuổi.[11]
Gia đình
Trương Chấn có bốn con trai đều là sĩ quan cấp tướng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc;[3]
- Trương Tiểu Dương, hàm Thiếu tướng, từng làm Giám đốc Học viện ngoại ngữ Quân Giải phóng;
- Trương Liên Dương, hàm Thiếu tướng, từng giữ chức Cục trưởng ở Bộ Tổng tham mưu;
- Trương Hải Dương, hàm Thượng tướng, từng giữ chức Chính ủy Quân đoàn Pháo binh 2;
- Trương Ninh Dương, hàm Thiếu tướng, từng giữ chức Phó trưởng ban giao thông vận tải quân sự thuộc Tổng bộ Hậu cần.
Tham khảo
- ^ “张震将军:“我既是平远人,也是平江人””.
- ^ “Tiểu sử Trương Chấn” (bằng tiếng Trung Quốc). Baidu Baike. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
- ^ a ă “Trung tướng khai quốc cuối cùng Trương Chấn của Trung Quốc qua đời”. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
- ^ “张震临危赴总后清除“四人帮”势力,邓小平赞其懂拨乱反正” (bằng tiếng 简体中文). 澎湃新闻. Ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2015. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
- ^ “张震曾撰文:我参与研究军队体制编制改革,为百万裁军做准备” (bằng tiếng 简体中文). 澎湃新闻. Ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2015. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
- ^ “解放军原副总参谋长熊光楷上将:师者张震性格豪爽,酒量很大” (bằng tiếng 简体中文). 澎湃新闻. Ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2015. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
- ^ “国防大学首位校长张震:立志面向世界,走开放式办学之路” (bằng tiếng 简体中文). 澎湃新闻. Ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2015. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
- ^ “新闻背景:167名高级军官警官获上将军衔警衔” (bằng tiếng 简体中文). 中央人民政府门户网站. Ngày 6 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
- ^ “张震曾强调经商必会引起军队腐败:若任其发展将改变我军性质” (bằng tiếng 简体中文). 澎湃新闻. Ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2015. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
- ^ 上将"张震100岁生日岳阳平江父老乡亲齐祝寿 (bằng tiếng Trung). 岳阳网. Ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2014.
- ^ “中央军委原副主席张震同志于3日17时逝世,享年101岁”. 澎湃新闻. Ngày 4 tháng 9 năm 2015.
(Nguồn: Wikipedia)