Nguyễn Thành Lê (1920 – 2006) tại làng Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Từ nhỏ Nguyễn Thành Lê đã có chí ham học, sớm tốt nghiệp bậc cao đẳng tiểu học ( trung học cơ sở ngày nay ), rồi do dày công tự học mà sau này có kiến thức rộng về nhiều mặt. Ông tham gia hoạt động cách mạng khi còn là học sinh trung học, là đoàn viên thanh niên Dân chủ những năm 30 thế kỷ trước.

Tháng 10 -1945, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương .

Là nhà cách mạng, nhà báo và chính khách Việt Nam, Năm 1976 trở thành Ủy viên Trung ương Đảng tại Đại hội IV và là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.

Từ một phóng viên dịch thuê các bản tin của hãng ARIP ( tiền thân của hãng AFP ngày nay ) để kiếm sống vào đầu những năm 1940. Sau Cách mạng Tháng Tám, đã trở thành một nhà lãnh đạo báo chí cách mạng.

Nguyễn Thành Lê là một trong nhóm người được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ đứng ra sáng lập Hội Nhà báo Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc năm 1950, và được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của Hội.

          Ông là đại biểu Quốc hội khóa 1, khóa 2 (từ 1946 đến 1964) rồi được bầu làm đại biểu Quốc hội và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa VII.

          Trong lĩnh vực hoạt động quốc tế, Nguyễn Thành Lê từng phụ trách công tác tuyên truyền – báo chí của Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương; là người phát ngôn của Đoàn ta tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1961-1962 về Lào; là đoàn viên chính thức đồng thời là người phát ngôn chính thức của Đoàn Việt Nam dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam (1968-1973). Nguyễn Thành Lê cũng là một trong những nhân vật tham gia Hội nghị đầu tiên của các nước Á-Phi tại Bangđung (Inđônêxia) năm 1954, đặt nền móng cho phong trào không liên kết. Là đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị ba châu lục Á-Phi-Mỹ latinh tại LaHabana (Cuba) đoàn kết rộng rãi nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình.

    Ông được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều huân chương và danh hiệu cao quý, cao nhất là Huân chương Hồ Chí Minh.

[cần dẫn nguồn].

Ông công tác chủ yếu trong lĩnh vực báo chí, từng làm Tổng biên tập báo Độc lập (1945 – 1949), Chủ bút báo Cứu quốc, nhiều năm làm Phó Tổng biên tập báo Nhân dân,Tổng biên tập báo Giải phóng Tổng thư ký Hội Nhà báo 1 Tại Hội nghị Geneva 1954 ông phụ trách công tác báo chí của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1962 ông là người phát ngôn phái đoàn Việt Nam tại hội nghị Geneve về nước Lào. Ông là người phát ngôn chính thức của phái đoàn Việt nam tại Hội nghị Paris, mặt trận ngoại giao năm 1968-1972.

Năm 1975 ông chuyển vào miền nam công tác, làm báo Giải phóng cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam.

Năm 1981 ông là Ủy viên Hội đồng Nhà nước2 , Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (đến 1982) 3 .

Sau đó ông làm Phó Viện trưởng Viện Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh 4 cho đến khi nghỉ hưu.

Ông mất năm 2006 thọ 86 tuổi.

Tham khảo

  1. ^ http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1371&Chitiet=43548&Style=1
  2. ^ http://na.gov.vn/Sach_QH/VKQHtoantapVI2/Phuluc/PHULUC_7.htm
  3. ^ http://na.gov.vn/Sach_QH/VKQHtoantapVI1/1982/QH1982_8.htm
  4. ^ http://www.npa.org.vn/Home/Gioi-thieu-chung/2053/CAC-DONG-CHI-GIAM-DOC-PHO-GIAM-DOC-HOC-VIEN-QUA-CAC-THOI-KY

Bản mẫu:Thời gian mất

(Nguồn: Wikipedia)