Ngô Ngọc Du (?-?), biệt hiệu Đào Khê, là nhà thơ thời Tây Sơn, Việt Nam.
Tiểu sử
Ngô Ngọc Du, quê ở xứ Hải Dương. Sách vở biên chép về ông không nhiều, chỉ biết từ thuở nhỏ, ông theo ông nội lên sống ở thôn Ưu Nghĩa, gần cửa sông Tô Lịch, kinh thành Thăng Long, rồi mở trường dạy học và làm thuốc.
Ông đã viết nhiều bài thơ ký thác tâm tình, nhiều bài tạp ký1 ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong thời gian cuối thời Lê mạt đến đầu nhà Tây Sơn; nhưng tất cả đều đã bị thất lạc. Hiện nay chỉ còn một vài bài do bạn bè và học trò của ông nhớ rồi biên chép lại. Trong số đó có bài "Đàm ni thân thế khẩu thuật" (Vãi Đàm kể chuyện thân thế) và "Long thành quang phục kỷ thực" (Ghi lại sự thật việc khôi phục thành Thăng Long) là giá trị hơn cả.
Giới thiệu thơ
Chứng kiến trận đại thắng quân Mãn Thanh vào xuân Kỷ Dậu (1789) của vua Quang Trung, Ngô Ngọc Du đã làm bài thơ:
Và ông đã làm bài thơ này sau khi nghe một bà sư già thuật chuyện:
|
|
Xem thêm
- Trận Ngọc Hồi-Đống Đa
Chú thích
- ^ Sau, có người bỏ công sưu tập những bài ký, xếp thành tập Đào Khê dã sử, nhưng rồi cũng đã bị thất lạc.
- ^ Nhiều người soạn, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập 3). Nhà xuất bản Văn học, 1978 (tr. 355-361). Xem phần phiên âm Hán-Việt và dịch thơ ở sách này.
Tham khảo
- Nhiều người soạn, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập 3). Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1978.
(Nguồn: Wikipedia)